Nam sinh giải 3 Đường lên đỉnh Olympia từ chối du học, chọn khởi nghiệp trong nước
Chắc suất vào đại học nhưng thí sinh giải 3 Đường lên đỉnh Olympia năm 2021 Nguyễn Việt Thái vẫn nỗ lực để đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và nguyện vọng học đại học trong nước.
Nguyễn Viết Thái, học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội là thí sinh đạt giải Ba Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2021 với tổng số điểm lên tới 165.
Trở về với thành tích ấn tượng và được nhiều người biết đến nhưng trước sự tò mò về việc Việt Thái sẽ lựa chọn du học ở quốc gia nào, nam sinh Hà Nội lại hoàn toàn gây bất ngờ.
Nguyễn Việt Thái giành giải ba tại chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2021 (Ảnh: NVCC)
Có mặt tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 vừa qua ở điểm thi trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành – Đại học Sư phạm Hà Nội, Việt Thái đánh giá: “Đề thi năm nay không quá khó nhưng các câu hỏi vẫn có sự phân hóa rõ ràng. Đối với môn Ngữ Văn, phương châm của em là không học tủ nên lúc làm bài thi nghị luận văn học khá thuận lợi”.
Với việc làm bài tốt thí sinh Đường lên đỉnh Olympia 2021 tự tin môn Toán đạt từ 8 đến 9 điểm, tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học đạt khoảng 26 điểm. Nam sinh cũng dự đoán phổ điểm năm nay có thể cao hơn năm trước vì các bạn đồng trang lứa đều ôn luyện rất kỹ và hoàn thành tốt bài thi.
Thí sinh chung kết Đường lên đỉnh Olympia đặt mục tiêu điểm xét tuyển đại học trên 26 điểm (Ảnh: Phương Anh)
Đặc biệt, với bước chạy đà thuận lợi tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2021 cùng với khả năng sử dụng thành thạo hai ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Đức, Nguyễn Việt Thái có cơ hội giành được học bổng du học tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, thí sinh Đường lên đỉnh Olympia cho biết dự định của em là xét tuyển vào Học viện Ngoại giao Việt Nam.
Giải thích về quyết định từ chối nhiều cơ hội du học để học tập tại một trường đại học Việt Nam, Việt Thái chia sẻ: “Có rất nhiều lý do để em chọn ở lại Việt Nam học đại học. Em nhận thấy môi trường học tập hay làm việc ở Việt Nam ngày càng trẻ trung, năng động, có tính cạnh tranh và phù hợp với ngành học mà em muốn theo đuổi. Bản thân em cảm nhận mình chưa đủ trưởng thành và tự lập để có thể sinh sống cũng như học tập một mình ở nước ngoài. Em nghĩ quyết định học đại học Việt Nam sẽ mang đến cho em nhiều trải nghiệm thú vị, mới lạ không thua kém gì việc đi du học.”
Video đang HOT
Việt Thái dự định xét tuyển vào Học viện Ngoại giao Việt Nam thay vì đi du học (Ảnh: NVCC)
Việt Thái cũng cho rằng, việc học tập ở đâu không quan trọng bằng việc bản thân nỗ lực như thế nào để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Mới đây, Việt Thái đã nhận được kết quả thi IELTS với con số ấn tượng 8.0. Tuy nhiên, nam sinh chuyên Ngoại Ngữ vẫn mong muốn tiếp tục cải thiện khả năng ngoại ngữ và học thêm nhiều ngôn ngữ khác.
Ngoài ra, Việt Thái còn đam mê công việc lập trình máy tính. Vì thế thí sinh Đường lên đỉnh Olympia tin rằng khả năng ngoại ngữ và kỹ năng lập trình, đồ họa của em sẽ giúp em phát triển tốt dù học tập ở Việt Nam hay bất cứ nơi đâu.
Ngoài thành tích nổi bật tại Đường lên đỉnh Olympia 2021, Nguyễn Việt Thái còn có thành tích học tập nổi bật với Giải Nhất cuộc thi “Giải toán qua mạng Internet” cấp trường năm học 2012-2013; Giải Ba Kỳ thi “Giải toán qua mạng Internet” cấp quận năm học 2012-2013; Giải Nhì môn toán trong cuộc thi giao lưu học sinh giỏi cấp trường năm học 2013-2014; Giải Khuyến khích kỳ thi “Olympic tiếng Anh trên Internet” cấp quận năm học 2017-2018; Giải Ba Tin học trẻ cấp Quận 2017-2018; Giải Nhì Tin học trẻ cấp Quận năm 2018-2019…
Với những thành tích đó Việt Thái tự tin vào con đường đại học với lựa chọn trong nước dù du học đang là xu hướng của nhiều bạn trẻ hiện nay.
Cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia 'vỡ mộng' khi du học Nhật Bản
Một mình sang Nhật Bản du học, Anh Tuấn nhiều lần rơi vào tuyệt vọng, muốn từ bỏ tất cả để về nhà.
Tuyệt vọng nơi xứ người
Chương trình Người kết nối với sự dẫn dắt của MC Cát Tường vừa trở lại với phiên bản talkshow online. Lần trở lại này, chương trình kết nối đến Nhật Bản để gặp gỡ Nguyễn Hải Anh Tuấn (32 tuổi).
Anh Tuấn hiện là CEO của một công ty quản lý trang mạng xã hội kết nối cộng đồng Việt - Nhật. Anh hỗ người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản cũng như tiếp nhận, truyền thông nguồn thông tin của chính phủ, đại sứ quán Nhật Bản đến người Việt tại đất nước này.
Bên cạnh đó, Anh Tuấn cũng là một trong ba đồng sáng lập một công ty về công nghệ thông tin tại Hà Nội. Gặt hái nhiều thành công khi tuổi đời còn khá trẻ, Anh Tuấn được nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, ít ai biết, anh đi lên từ con số 0 và phải đánh đổi nhiều điều quý giá.
Nguyễn Hải Anh Tuấn từng là cựu thí sinh chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2006.
Tại quê nhà Đắk Nông, Anh Tuấn sớm được nhiều người biết đến khi đạt thành tích cao nhất tại cuộc thi tháng của chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2006. Sau khi đậu đại học Bách Khoa TP.HCM, anh được chọn vào lớp kỹ sư tài năng của trường.
Tại TP.HCM, Anh Tuấn nỗ lực không ngừng để cùng một lúc nhận được 2 học bổng của Nhật Bản và Singapore. Sau nhiều đắn đo, chọn lựa, Tuấn quyết định chọn sang Nhật Bản du học.
Anh Tuấn nói: "Tôi thích sang Singapore hơn nhưng học bổng của Nhật là 100%. Tôi chỉ việc học và không phải lo lắng chuyện ăn, ở. Gia đình tôi cũng không khá giả nếu sang Nhật Bản học, tôi sẽ đỡ đần được rất nhiều cho ba mẹ. Thế là tôi quyết định sang Nhật Bản du học".
Hiện anh là CEO của một công ty quản lý trang mạng xã hội kết nối cộng đồng Việt - Nhật nổi tiếng tại Nhật Bản.
19 tuổi, Tuấn một mình sang Nhật với những ước mơ, hoài bão về một tương lai tươi sáng, đổi đời cho bản thân và gia đình. Thế nhưng, khi đặt chân đến "đất nước mặt trời mọc", Tuấn nhanh chóng vỡ mộng.
Tuấn sang Nhật mà không có đồng hương hay mối liên kết nào khác. Vùng anh học đại học cũng ít người Việt và xa trung tâm. Thế nên việc hòa nhập với cộng đồng là cả một vấn đề đối với cậu sinh viên trẻ tuổi. Thời điểm này, mọi thứ đều không như Tuấn suy nghĩ, mong muốn.
Chấp nhận đánh đổi để thành công
"Rất nhiều lần, tôi cảm thấy hối hận rồi nản chí sau khi đến Nhật Bản du học. Tôi từng nghĩ, ở Việt Nam, tôi cũng học rất tốt nên đáng ra sẽ làm được gì đó. Nhưng khi sang Nhật, có giai đoạn tôi mù mờ, không biết tương lai mình sẽ như thế nào", Tuấn chia sẻ.
Khi còn đang loay hoay tìm cách hòa nhập, thoát khỏi những thất vọng, chán nản, chàng sinh viên trẻ tiếp tục đón nhận cú sốc tinh thần. Từ quê nhà, anh nhận tin bố bị bệnh khiến gia đình anh ở Việt Nam vốn khó khăn nay càng thắt ngặt.
Anh Tuấn xuất hiện trong chương trình Người kết nối.
Để phụ giúp gia đình, Tuấn bắt đầu đi làm thêm. Mỗi ngày, sau giờ lên giảng đường, Tuấn lại đi bưng bê, khuân vác hàng, làm việc văn phòng để có thêm tiền. Tuy nhiên, khó khăn ấy khiến anh thấu hiểu và đồng cảm hơn với những người Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội nơi xứ người.
Đó cũng là động lực để Tuấn thành lập công ty nhằm hỗ trợ thêm nhiều người Việt trên đất Nhật. Sau vài năm hoạt động, công ty dần có chỗ đứng, tiếng nói trong trong cộng đồng Nhật Bản. Công ty cũng được chính phủ nước này công nhận, hợp tác.
Để có thành công này, Tuấn đã đánh đổi nhiều thứ, trong đó có việc anh "quên mất gia đình". Xa nhà 12 năm, Tuấn chỉ về thăm gia đình được đôi lần. Anh bận bịu và ham làm đến nỗi thời gian gọi điện về thăm nhà cũng ngắn ngủi, chóng vánh.
Gặp gỡ trực tuyến và nghe con trai chia sẻ những khó khăn giấu kín, bố mẹ Anh Tuấn xúc động đến rơi nước mắt.
"Cái tôi hối tiếc nhất là dành thời gian cho gia đình ít quá. Sang Nhật 12 năm, có những lúc tôi lấy lý do bận việc, bận học mà quên mất gia đình, quên bố mẹ, quên ông bà, quên họ hàng. 12 năm qua, tôi chưa đón Tết ở nhà lần nào", Tuấn nói.
Sau chia sẻ ấy, chương trình đã bí mật liên hệ với bố mẹ của Anh Tuấn. Bất ngờ gặp bố mẹ trên sóng trực tuyến, Anh Tuấn hết sức ngỡ ngàng, xúc động. Trong khi đó, nghe con trai chia sẻ từng rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng nhưng luôn giấu kín vì sợ gia đình buồn lo, cha mẹ Tuấn rưng rưng nước mắt.
Tại chương trình, Tuấn bật mí với bố mẹ rằng đang chuẩn bị mua nhà và sẽ cố gắng kết hôn, "sinh cháu cho ông bà". Anh cũng hứa sẽ sớm trở về Việt Nam thăm gia đình và nỗ lực ổn định cuộc sống để bố mẹ an tâm an hưởng tuổi già.
Thẳng thắn nhìn nhận, mạnh dạn thay đổi Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, GS VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho rằng để thu hút những học sinh, sinh viên giỏi của Việt Nam sau khi học tập ở nước ngoài trở về cống hiến cho đất nước, Chính phủ cần có chính sách sử dụng nhân tài hợp lý hơn, doanh nghiệp...