Nam sinh ‘đội sổ’ bị mẹ ruột lừa vào đại học danh giá bậc nhất, mãi đến khi tốt nghiệp mới biết sự thật
Các bậc cha mẹ bình thường cũng có thể tham khảo những chiêu trò nho nhỏ mà bà mẹ này sử dụng.
Có thể nói, mỗi học sinh xuất sắc đều phải có những lý do riêng đằng sau thành công của mình. Bạn có thể đạt điểm cao nhưng nếu không ngừng nỗ lực cố gắng đương nhiên sẽ không đạt được thứ hạng ổn định, có thể tụt dốc không phanh bất cứ lúc nào.
Ở Trung Quốc, mỗi khi nhắc tới Đại học Bắc Kinh, tất nhiên ai cũng sẽ nghĩ ngay đến những sinh viên cực kỳ ưu tú. Đại học Bắc Kinh luôn nằm trong top các trường đại học hàng đầu Trung Quốc và Châu Á. Tại trường hiện có gần 700 giảng viên, hơn 300 giáo sư và phó giáo sư. Số lượng đội ngũ hùng hậu và chất lượng như vậy, chắc chắn đây là môi trường tốt nhất để học tập. Và để bước chân vào ngôi trường này đương nhiên phải cày cật lực, chịu khó hơn người.
Tuy nhiên, một học giả có tên Xueba đã được nhận vào Đại học Bắc Kinh tiết lộ rằng anh ta có được thành quả này là do… bị lừa bởi mẹ của mình.
Xueba cho rằng, từ nhỏ đến khi trưởng thành bản thân mình không nhiệt tình và ham thích học tập như các “bạo chúa học thuật” khác. Nhưng bù lại, anh có một người mẹ rất thông minh đã “lừa” con vào Đại học Bắc Kinh bằng một thủ thuật giáo dục đặc biệt. Vậy chính xác thì mẹ của vị học bá này đã làm gì?
Từ khi Xueba học tiểu học, dù rất chểnh mảng, thành tích bết bát nhưng mẹ cậu không bao giờ thúc giục con học hành chăm chỉ. Nhưng có một hôm, mẹ về nhà buồn bã nói với con rằng vì bản thân có trình độ học vấn quá thấp nên đã bị sa thải khỏi nhà máy và không thể tìm thấy bất kỳ công việc nào. Vì vậy, bà hy vọng Xueba có thể kể cho mình biết những gì con đã học được mỗi đêm sau khi đi học về.
Người mẹ cũng rất nghiêm túc nói với con trai rằng nếu anh không kiếm được tiền chỉ vì không học hành đàng hoàng thì sau này mẹ cũng không thể nuôi con nổi. Những câu nói này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng cậu bé Xueba, đồng thời cũng tạo cho cậu bé động lực mạnh mẽ trong học tập.
Video đang HOT
Kể từ đó, mỗi ngày sau khi tan học, cậu học trò đều đặt chiếc cặp nhỏ khi trở về nhà lên bàn học và kể lại cho mẹ nghe những gì cậu học được hôm nay. Người mẹ cũng lắng nghe rất hợp tác và nghiêm túc. Xueba còn lấy sổ tay ra và ghi chép từng nét một.
Cứ thế, ngày này qua năm khác, thành tích học tập của cậu học sinh “đội sổ” này ngày một tốt hơn, chưa bao giờ cậu dám lơ là trong buổi học nào. Xueba kể rằng mình sợ rằng sẽ trở thành một kẻ thất học không tự nuôi nổi mình, như lời mẹ nói. Với kiểu “lừa dối” này, Xueba tiến thẳng vào Đại học Bắc Kinh. Chỉ sau khi tốt nghiệp đại học, cậu mới nhận ra rằng tất cả những gì mẹ làm hồi đó đều là một vố lừa.
Phương pháp Feynman và sự thông minh của người mẹ
Hóa ra mẹ của Xueba đã sử dụng một phương pháp học rất nổi tiếng trong giáo dục, gọi là Feynman. Phương pháp này yêu cầu học sinh dành một ít thời gian mỗi ngày để kể lại những gì đã học cho người khác. Người mẹ giả vờ rằng mình không biết chữ và yêu cầu con kể lại những gì đã học. Thực chất là để đứa trẻ trở thành một “thầy giáo nhỏ”, xử lý lại kiến thức vừa học và chuyển nó thành kiến thức mà mình có được. Có thể thấy, mẹ của Xueba vừa thông minh vừa vô cùng kiên nhẫn.
Đại học Bắc Kinh luôn nằm trong top các trường Đại Học hàng đầu Trung Quốc và Châu Á.
Có lẽ các bậc cha mẹ bình thường cũng có thể tham khảo những chiêu trò nho nhỏ mà bà mẹ này sử dụng. Ngay cả khi dành nửa giờ mỗi ngày để học sinh nói những kiến thức đã học ngày hôm đó bằng ngôn ngữ của mình cũng rất hiệu quả.
Trong quá trình này, những gì học sinh học được từ giáo viên của họ thực sự có thể được chuyển hóa vào tâm trí của chính trẻ. Các kiến thức có thể vận dụng linh hoạt trong kỳ thi mà không bị gò bó. Phương pháp khoa học này chắc chắn có thể giúp ích cho nhiều học sinh.
Học viện Ngân hàng và Đại học KHXH&NV tuyển sinh 50% từ điểm thi tốt nghiệp
Năm 2022, Học viện Ngân hàng và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH QGHN) dành 50% chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Theo đó, Học viện Ngân hàng sẽ xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét tuyển dựa trên học bạ trung học phổ thông (dự kiến dành 25% chỉ tiêu), xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (dự kiến dành 15% chỉ tiêu), xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (dự kiến dành 10% chỉ tiêu) và xét dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (dự kiến dành 50% chỉ tiêu).
Với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông, Học viện yêu cầu thí sinh có điểm trung bình cộng 3 năm học của từng môn thuộc tổ hợp đạt từ 8 trở lên.
Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cộng 3 năm học của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển, cùng điểm ưu tiên và điểm cộng đối tượng. Thí sinh được cộng 2 điểm nếu học hệ chuyên của trường chuyên quốc gia và cộng 1 điểm đối với thí sinh hệ không chuyên của trường chuyên quốc gia, thí sinh hệ chuyên của trường chuyên tỉnh/thành phố.
Năm 2022, Học viện Ngân hàng sử dụng 5 phương thức tuyển sinh.
Với phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, thí sinh cần có một trong các chứng chỉ: IELTS (Academic) đạt từ 6.0 trở lên, TOEFL iBT từ 72 điểm trở lên, chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 trở lên (riêng đối với ngành Kế toán định hướng Nhật Bản và Hệ thống thông tin quản lý định hướng Nhật Bản).
Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngân hàng yêu cầu những thí sinh đủ điều kiện nộp hồ sơ phải có kết quả thi đạt từ 100 điểm trở lên.
Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp cộng điểm ưu tiên.
Ngoài ra, đối với các phương thức xét tuyển này, Học viện Ngân hàng yêu cầu thí sinh phải có tổng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2022 của 3 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng chung của Học viện (sẽ thông báo sau khi có kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2022).
Đối với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường sẽ xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (dự kiến 10% tổng chỉ tiêu), xét tuyển thẳng theo quy định đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội (dự kiến 10% tổng chỉ tiêu), xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (dự kiến 20% tổng chỉ tiêu), xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế (dự kiến 10% tổng chỉ tiêu) và xét dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (dự kiến dành 50% chỉ tiêu).
Với phương thức xét tuyển thẳng theo quy định đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội, đối tượng xét tuyển là học sinh hệ chuyên, không chuyên của Đại học Quốc gia Hà Nội và học sinh hệ chuyên của các trường trung học phổ thông chuyên trên toàn quốc, có hạnh kiểm 3 năm học trung học phổ thông đạt loại Tốt và đáp ứng điều kiện do trường quy định.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) dự kiến dành 50% chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi trung học phổ thông. (Ảnh: Nguồn báo Lao động)
Ngoài ra, trường cũng tuyển học sinh các trường trung học phổ thông trên toàn quốc có hạnh kiểm 3 năm học trung học phổ thông đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí như: tham gia cuộc thi tháng chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" hay đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.
Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, thí sinh cần phải đáp ứng điều kiện do trường quy định.
Với phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế, thí sinh cần có chứng chỉ tiếng Anh và tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển có ngoại ngữ đáp ứng quy định. Ngoài ra, trường cũng tuyển thí sinh có chứng chỉ A-Level, SAT, ACT,...
Với phương thức xét dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thí sinh phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo từng tổ hợp xét tuyển. Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi theo thang điểm 10, có cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực.
Trung Quốc dẫn đầu trong xếp hạng đại học ở nền kinh tế mới nổi 2022 8 trường đại học của Trung Quốc lọt top 10 trong xếp hạng Emerging Economies University Rankings 2022, hai đại diện còn lại đến từ Nga. 1. Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc): Tăng một bậc so với xếp hạng năm 2021, Đại học Bắc Kinh vượt qua Đại học Thanh Hoa và giữ vị trí số 1 trong xếp hạng năm 2022....