Nam sinh đạt 27,85 điểm và nỗi lo không có tiền nhập học
Cậu học trò nghèo Lê Trung Anh, học sinh lớp 12A1 Trường THPT Minh Khai (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đạt 27,85 điểm khối A, cao thứ ba toàn tỉnh (Toán 9,25, Lý 9,4, Hoá 9,2).
Với những người thân yêu của Lê Trung Anh, kết quả ấy dường như không mấy bất ngờ bởi từ nhỏ cậu đã học giỏi, luôn dẫn đầu ở các cuộc thi cấp huyện và liên tiếp giành được các giải nhì, giải ba môn Toán cấp tỉnh các lớp 5, lớp 9, lớp 10, 11 và 12.
Cảm phục cậu học trò nghèo ngoan hiền, học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn, năm lên lớp 6, em được một cô giáo ở thị trấn Đức Thọ đưa về nuôi và kèm cho con cô học. Đến hết lớp 9, Trung Anh mới trở về với bố mẹ và theo học tại Trường THPT Minh Khai (Đức Thọ).
Trung Anh chia sẻ: “Nhà nghèo, không có điều kiện học thêm nhiều hay mua tài liệu tham khảo nên phương pháp học tập của em là lắng nghe thầy cô giảng bài để nắm vững các kiến thức, kỹ năng ngay tại lớp. Thời gian về nhà, em dành để luyện các bài tập nâng cao và nhiều dạng đề của các trường. Ngoài ra, sự quan tâm của thầy cô đã động viên, khích lệ và cũng là động lực khiến em không ngừng cố gắng”.
Trung Anh và mẹ. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Nhìn lại điểm số của Trung Anh (nếu cộng thêm điểm ưu tiên là 28,85) nhiều người không khỏi tiếc nuối cho ước mơ em từng ấp ủ, đó là đậu vào Học viện An ninh Nhân dân. Nhưng ước mơ ấy đành dang dở bởi em thiếu 3 cm chiều cao so với quy định.
Nỗi buồn thêm chồng chất khi ở học kỳ 1 lớp 12, bố em lâm bệnh nặng rồi qua đời. Để thực hiện lời hứa trở thành chỗ dựa cho mẹ và em gái, Trung Anh đã nén nỗi đau, vươn lên trong học tập và xác định lại hướng đi của mình, đó là Đại học Dược Hà Nội.
Video đang HOT
Nay ước mơ đã chạm tới, nhưng càng gần về ngày nhập học, cậu trò nhỏ không nén nổi tiếng thở dài khi chưa biết trông vào đâu để có tiền đóng học phí, mua sách vở và các khoản chi phí khác đầu năm học.
Chị Trần Thị Thảo – mẹ Trung Anh – chia sẻ trong lo lắng: “Thấy kết quả học tập của cháu, tôi mừng đến rơi nước mắt, nhưng lại thắt lòng khi nghĩ đến con. Cuộc sống gia đình vốn đã khó khăn lại càng túng thiếu bởi những ngày bố cháu ốm đau, tôi đã phải vay một khoản lớn của anh em, họ hàng để chữa chạy. Giờ mình tôi quần quật với 7 sào ruộng, nuôi vài con lợn cũng chỉ tạm đủ ăn nên chưa biết vay mượn đâu cho con đi nhập học”.
Ông Hoàng Xuân Vệ – Bí thư Chi bộ thôn Đông Vinh (xã Đức Long) cũng không nén nổi tiếng thở dài: “Tội nghiệp cảnh mẹ goá con côi. Hoàn cảnh cậu bé khó khăn lắm. Gia đình thuộc diện hộ nghèo. Mẹ con chưa có đất, có nhà nên lâu nay vẫn đang ở nhờ nhà bà nội và bác. Giờ bố cháu mới mất nên cũng đang tạm thời ở thế đã, chứ về lâu dài cũng chẳng biết thế nào.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của trường chuyển về, lại thêm kết quả điểm thi đại học, đợt này, Chi bộ chúng tôi sẽ kết nạp Đảng cho cháu. Hy vọng rằng, với bản lĩnh của người Đảng viên, cháu sẽ thêm cố gắng trong học tập, luyện rèn”.
Theo Thuý Ngọc/Báo Hà Tĩnh
Rơi nước mắt với hình ảnh cậu bé nghèo dùng dép thay cục tẩy
Hình ảnh cậu bé nghèo Philippines dùng dép thay cục tẩy khiến nhiều người dùng mạng không kìm nổi nước mắt, đồng thời thán phục tinh thần hiếu học, trí thông minh của em.
Năm ngoái, hình ảnh bé gái lấm lem lặng lẽ ngồi học bài trên rào chắn khiến người dùng mạng Philippines thổn thức. Vừa qua, cộng đồng mạng nước này lại không thể kìm nổi nước mắt trước bức ảnh nam sinh nghèo dùng dép thay cục tẩy.
Cậu bé trong bức hình là Harold Labutong, học sinh lớp 2 trường tiểu học Trung tâm Engracio M. Castaneda ở thành phố La Paz thuộc tỉnh Tarlac, Philippines.
Harold sinh ra trong gia đình nghèo nhưng vẫn cố gắng đi học. Em thậm chí không có đủ đồ dùng học tập cần thiết. Những khó khăn vật chất không khiến cậu bé hiếu học từ bỏ niềm khao khát đến trường.
Harold dùng dép để tẩy vì không có đủ đồ dùng học tập. Ảnh: Rosalie Dela Cruz.
Theo Buzzflare, hôm đó, khi viết sai, vì không có tẩy, Harold mượn tẩy của bạn cùng lớp. Cục tẩy được làm từ dép cũ và không hiệu quả. Tuy nhiên, nó giúp em có ý tưởng dùng dép của mình để xóa chữ viết sai.
Hình ảnh đặc biệt này được cô giáo Rosalie Dela Cruz chụp lại và đăng lên Facebook cá nhân. Sau khi nhiếp ảnh gia Jimmy A Domingo chia sẻ, bức ảnh nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.
Nhiều người không ngần ngại bày tỏ, họ đã bật khóc vì đau lòng cho hoàn cảnh khó khăn của Harold, đồng thời cảm phục lòng hiếu học, cũng như sự sáng trí của em.
"Thật đau lòng khi chúng ta vẫn phải chứng kiến những cảnh như thế này nhưng cậu bé thực sự đáng ngưỡng mộ", người dùng Facebook Cloie Ann Reyes bình luận.
Một số người khác tin tưởng, dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, với sự thông minh, sáng trí này, Harold chắc chắn sẽ thành công.
Bức ảnh cũng khiến không ít người bất bình về nền giáo dục hiện tại.
"Thế hệ chúng tôi từng phải đến trường như vậy. Đến ngày nay, cảnh đó vẫn tái diễn. Xã hội này vẫn còn quá nhiều người sống ngoài rìa với điều kiện sống khốn khó", người dùng Chris Valdez bình luận.
Harold Labutong không phải trường hợp duy nhất cho thấy những khó khăn mà nhiều học sinh Philippines gặp phải trong việc tiếp cận giáo dục. Nhiều người bày tỏ sự nghi ngờ khi sau bao nỗ lực của xã hội, nhiều em vẫn chưa có cơ hội học tập đầy đủ.
Nhiều trẻ em Philippines vẫn phải học tập trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Ảnh: Facebook.
"Tôi hy vọng các quan chức chính phủ sẽ nhìn thấy bức hình này để hiểu rằng, rất nhiều đứa trẻ cần được giúp đỡ", Adriel Sibayan bày tỏ.
Sau khi bức ảnh được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, nhiều người đã tìm kiếm thông tin về Harold Labutong với hy vọng có thể hỗ trợ em, giúp con đường đến trường của cậu bé nghèo bớt vất vả.
Trước đó, hình ảnh bé trai người Philippines, Daniel Cabrera, tận dụng ánh đèn từ cửa hàng đồ ăn nhanh để học bài trên chiếc bàn gỗ kê tạm cũng khiến cư dân mạng xúc động.
Sức mạnh của mạng xã hội khiến nhiều người biết đến Daniel. Các nhà hảo tâm đã tích cực quyên góp, giúp em có cơ hội sống, học tập tốt hơn.
Theo Zing
Cậu học trò 15 lần mổ Chúng tôi đến thăm khi em đang nằm trên giường bệnh khoa ngoại thận tiết niệu chờ phẫu thuật. Đây là lần mổ thứ 15 vì căn bệnh quái ác. Thân thể gầy gò, khuôn mặt nhợt nhạt vì bạo bệnh, thế mà ánh mắt của cậu học trò vẫn sáng lên: "Em ôn tập kỹ rồi thầy ơi, em mong được mổ...