Nam sinh Bình Dương đam mê sáng tạo công nghệ phần mềm, xuất sắc giành học bổng toàn phần ĐH FPT TP.HCM
Đó chính là Văn Phú Hòa, học sinh lớp 12 trường THPT Huỳnh Văn Nghệ (Tân Uyên, Bình Dương). Mới đây, Phú Hòa vừa xuất sắc nhận học bổng toàn phần ngành Kỹ thuật Phần mềm, Đại học FPT TP.HCM.
Văn Phú Hòa – Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, tỉnh Bình Dương mới đây vừa xuất sắc nhận học bổng toàn phần ngành Kỹ thuật Phần mềm, Đại học FPT TP.HCM.
Nhắc đến Phú Hòa, bạn bè và thầy cô không khỏi tự hào về một nam sinh với những thành tích nổi bật như: Giải Ba HSG môn Tin học cấp Tỉnh , giải Ba Khoa học Kĩ thuật cấp Tỉnh, top 10 Đấu trường Tin học do EIU tổ chức, học sinh 3 tốt cấp Tỉnh, giải khuyến khích Tin học trẻ cấp Tỉnh.
Và mới đây nhất, Phú Hòa đã thành công chinh phục thêm một suất học bổng toàn phần tại Đại học FPT TP. HCM, mở ra một con đường mới cho tương lai bốn năm đại học của mình.
Phú Hòa – nam sinh xuất sắc nhận học bổng toàn phần ngành Kỹ thuật Phần mềm, Đại học FPT TP.HCM.
Để chinh phục suất học bổng danh giá nói trên, nam sinh này đã gặp không ít khó khăn khi vừa phải cân bằng thời gian ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, vừa phải lo chu toàn cho việc giành học bổng FPT.
“Em nhớ có lần bận học trên trường cả ngày và phải dành thời gian giải đề lúc khuya. Đề tối hôm ấy thì thực sự rất khó khiến bản thân em chán nản và muốn buông xuôi. Tuy nhiên, khi bình tĩnh lại, nhìn nhận lại tất cả những gì bản thân đã trải qua, nếu lúc này mình buông xuôi thì sẽ được gì và mất gì? Khi nghĩ đến bố mẹ, đến những cố gắng trước đó đã khiến tinh thần em vực dậy và tiếp tục nổ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra”, Phú Hòa bày tỏ.
Video đang HOT
Phú Hòa (trái) trước đó đã giành nhiều thành tích học tập đáng nể tại ngôi trường cấp 3 của mình.
Nói về đề thi của ĐH FPT, Hòa đánh giá rằng đề khó hơn so với các đề Hòa đã từng giải qua.
“Đề thi toán năm nay nặng về tính toán hơn, và không có những câu hỏi IQ giống như những năm trước. Tuy nhiên đề thi vẫn có những câu hỏi theo em đánh giá là rất hay.
Riêng đề thi viết luận thì lại “dễ thở” hơn, đề khá mở và gợi nhiều hướng trả lời cho học sinh. Dù học sinh có đồng ý với ý kiến nào, có thể đưa ra lập luận bảo vệ quan điểm của mình thì vẫn sẽ được điểm cao“, Phú Hòa chia sẻ.
Cơ sở vật chất “xịn xò” của ĐH FPT TP.HCM
Kỳ thi học bổng tháng 5/2020 đã đem đến cho Hòa những ấn tượng đặc biệt về đại học FPT TP.HCM , với kiến trúc độc đáo, không gian mở cùng cơ sở vật chất hiện đại, trang bị đầy đủ khiến Hòa thêm yêu ngôi trường này hơn, và tin rằng lựa chọn FPT là một lựa chọn đúng đắn cho tương lai của mình.
Về lí do quyết định chọn học ngành Kỹ thuật phần mềm, ngành học top đầu tại Đại học FPT, Hòa cho biết: “Đối với người đam mê về máy tính, về công nghệ như em, Đại học FPT chính là một trong những trường Đại học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực này. Chương trình đào tạo chất lượng, môi trường năng động, cơ sở vật chất phục vụ rất tốt cho việc học tập, chính là những thứ khiến em nghĩ mình thuộc về nơi này.”
Tốt nghiệp xong không chịu đi làm vì bận ở nhà mở công ty
Ra trường, thay vì bận rộn gửi CV đi xin việc thì một số bạn trẻ lại chọn cách ở nhà khởi nghiệp. Giấc mơ làm ông, bà chủ tưởng như xa vời với những cô, cậu cử nhân vừa tốt nghiệp, nhưng lại được nhiều SV ĐH FPT biến thành sự thật.
Không cần có số vốn khủng, nhiều sinh viên ĐH FPT vẫn khởi nghiệp thành công bằng những ý tưởng khác biệt. Họ đều là những CEO quyết đoán, dám từ bỏ các cơ hội việc làm hấp dẫn trước mắt để chọn đi con đường của riêng mình. Nhìn vào câu chuyện thực tế của những cựu sinh viên bước ra từ ngôi trường này, các bạn trẻ được truyền thêm niềm cảm hứng, nhưng cũng không quá "tô hồng" giấc mơ khởi nghiệp.
Bỏ lương 2.000$ để được ăn cả ngã về không
Hoàng Phương Nga (cựu sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, ĐH FPT) từng từ bỏ mức lương 40 triệu đồng/tháng để theo đuổi một dự án dạy lập trình cho trẻ em. Thời điểm ấy, vừa tốt nghiệp Nga được một công ty Nhật Bản mời về làm việc với mức lương cao ngang ngửa mức thu nhập của những cán bộ quản lý, lãnh đạo tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năng lực xuất sắc cùng với thành tích ấn tượng trong suốt 4 năm đại học đã giúp Nga lọt vào mắt xanh của nhiều nhà tuyển dụng.
Hoàng Phương Nga từng là một trong số các sinh viên nữ được nhận học bổng toàn phần của ĐH FPT
Năm 2017, cô được nhận danh hiệu Nữ sinh Công nghệ thông tin tiêu biểu do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng. Ra trường, thành tích của Nga thuộc vào hàng Á khoa, không ít doanh nghiệp rộng cửa đón cô với thu nhập hấp dẫn. Thế nhưng, dù những cơ hội đến với Nga hấp dẫn là thế, cô vẫn không chọn "an phận" làm thuê.
Nga đam mê việc dạy lập trình cho trẻ em và muốn trở thành một trong những người tiên phong phát triển dự án này. Ở một số nước phát triển, mô hình dạy lập trình cho trẻ em đã xuất hiện. Còn tại Việt Nam thì điều này vẫn còn khá mới mẻ, không có một trung tâm nào đi trước để học theo. Bằng vốn tiếng Anh và tiếng Nhật có được nhờ chăm chỉ học tập ở trường, cô cựu sinh viên ĐH FPT nghiên cứu tài liệu và các chương trình nước ngoài. Cô tự biên soạn giáo trình, lên nội dung bài giảng, nghiên cứu mở khóa học, gọi vốn đầu tư, học cách điều hành nhân sự...
Một năm sau khi tốt nghiệp, Nga sở hữu 5 cơ sở dạy lập trình cho trẻ em. Doanh thu mỗi tháng như một con số không thể chạm tới với những cử nhân mới ra trường 1-2 năm. Lúc này, nữ CEO 9x không còn phải "sợ mắc sai lầm" khi bỏ mức lương ngàn đô để rẽ hướng khởi nghiệp nữa.
Không có vốn, "thấm thía" giấc mơ làm ông chủ
Nhiều người nghĩ rằng cần phải có một số vốn "khủng" thì mới có thể khởi nghiệp, còn Nguyễn Việt Hùng (cựu sinh viên chuyên ngành Khoa học máy tính, ĐH FPT) lại chứng minh ngược lại
Thời đi học, Hùng nhận ra bạn bè xung quanh mình có nhu cầu khá cao về việc học thiết kế để phục vụ cho công việc. Thế nhưng nhiều người ngần ngại vì đi học ở trung tâm học phí quá cao, hơn nữa những khóa học chuyên sâu trong một thời gian dài không đáp ứng được nhu cầu "cần biết ngay" của những bạn trẻ mới đi làm. Hùng nảy ra ý tưởng mở một khóa học thiết kế ngắn hạn với mức học phí thấp, lại có tính ứng dụng cao. Đối tượng Hùng hướng đến là học sinh, sinh viên và một bộ phận người đã đi làm có thu nhập thấp.
Không có tiền trong tay, Hùng đánh liều đi vay 10 triệu về để hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp. 10 triệu không phải là con số lớn đối với một doanh nghiệp. Vì thế, Hùng phải làm tất cả mọi thứ có thể làm, mượn những gì có thể mượn. Cậu thiết kế giáo trình, truyền thông khóa học, chiêu mộ học viên, thuê phòng học, mua sắm bàn ghế... Những việc mà ở những trung tâm khác cần một nhóm nhân sự cùng thực hiện thì Hùng làm một mình. Khi ấy, Hùng vẫn là sinh viên nên vừa đi học cậu vừa sắp xếp công việc, lại vừa lo về khoản nợ 10 triệu đồng treo lủng lẳng trên đầu. Hùng xác định, cậu sẽ dành toàn bộ tâm huyết cho dự án khởi nghiệp của mình, nếu thất bại thì đi làm thuê để trả nợ.
Chỉ sau vài tháng, dự án khiến cậu "bạc mặt" này đã thu hút nhiều học viên và mang lãi về cho "ông chủ 9x". Hùng không dừng lại hài lòng, cậu tiếp tục cải thiện khóa học và áp dụng những kiến thức học được ở trường để xây dựng các công cụ số hỗ trợ việc quản lý trung tâm.
Đến khi tốt nghiệp, trong khi bạn bè đang bận tâm đến việc làm ở đâu với mức lương bao nhiêu thì chàng cựu sinh viên ĐH FPT đã có một công ty riêng đứng tên mình và đi tuyển dụng nhân sự.
Có thể nói, Nguyễn Việt Hùng và Hoàng Phương Nga là hai trong số nhiều bạn trẻ của ĐH FPT dám theo đuổi khởi nghiệp và đạt được thành công. Dù trên con đường tự vẽ ra có rất nhiều chông gai mà người ngoài cuộc không nhìn thấy, nhưng những 9x này không hề bỏ cuộc, mà còn kiên trì đi tới cuối cùng. Tinh thần này rất cần có ở cả những người trẻ khởi nghiệp và những người chọn đầu quân vào các công ty, doanh nghiệp sau khi ra trường.
Tuyển sinh 2020: Vì sao chỉ tiêu các trường sư phạm tăng? Trong khi các thống kê đều cho thấy đang thừa giáo viên thì mùa tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu cho các trường sư phạm tăng 51% so với năm 2019. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Tiền Phong đã có trao đổi với bà Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (ĐH), Bộ...