Nam sinh 15 tuổi đạt điểm tuyệt đối vào ĐH Harvard
Với 36/36 điểm ACT (kỳ thi chuẩn hóa để xét tuyển vào ĐH của Mỹ), điểm trung bình xuất sắc và nhiều bằng khen, Hồ Phan Vương Bảo được trường Harvard và Stanford cấp học bổng.
Từng được nhận thẳng vào đại học khi mới lớp 8
Bryan Phan Hồ (tên Việt là Hồ Phan Vương Bảo, 15 tuổi) là chàng trai gốc Việt, đang học lớp 10 trường Mision Viejo (California). Vương Bảo có sở thích về các vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ động vật và toán học. 15 tuổi, không chỉ thông thạo tiếng Việt và tiếng Anh, Bảo còn nói tiếng Tây Ban Nha tốt.
Chàng trai gốc Việt đã đạt nhiều bằng khen như: Giải nhất cuộc thi Olympic Toán của tiểu bang Connectticut (lớp 6), top 5 học sinh có điểm số cao nhất cuộc thi Olympic Toán liên bang Hoa Kỳ, chứng nhận thành tích xuất sắc trong cuộc thi học thuật quốc tế IAC về Toán. Với kết quả học tập này, Bảo vinh dự nhận được bằng khen của tổng thống Mỹ.
Tuy nhỏ tuổi nhưng chàng trai này đạt nhiều thành tích đáng nể.
Mới đây, chàng trai 15 tuổi nhận được tin vui khi được trường Harvard Summer School (thuộc ĐH Harvard, Mỹ – top 5 ĐH tốt nhất thế giới) và Stanford Summer School College (thuộc ĐH Stanford – đứng thứ 7 thế giới) cấp học bổng toàn phần.
Đây đều là 2 ngôi trưởng Bảo mong muốn được học tập từ ngày nhỏ. Chính vì vậy khi biết thông tin các trường có tổ chức khóa học dành cho học sinh cấp 3, Bảo đã tham dự. Với yêu cầu điểm ACT 32-35/36, điểm học tập gần tuyệt đối cộng với các hoạt động ngoại khóa, tỷ lệ cạnh tranh khoảng 5/100, Bảo đã xuất sắc vượt qua với số điểm tuyệt đối 36/36.
Sau khi nhận được thông tin này, anh Hồ Hoàng Giang (cha của Bảo) – Phó chủ tịch một công ty về IT ở California chia sẻ: “Gia Đình rất vui mừng vì con đạt thành tích cao”.
Điều đặc biệt, khi học lớp 8, trước thành tích học tập luôn xuất sắc, gia đình đã định hướng Bảo thi ACT (kỳ thi chuẩn hóa để xét tuyển vào ĐH của Mỹ) và đạt 30/36 điểm. Với kết quả này, Vương Bảo được ĐH University of Washington Seattle (đứng thứ 48 trong số các ĐH tốt nhất của Mỹ) và California State University Los Angeles (đứng thứ 84) nhận thẳng vào ĐH theo chương trình bỏ qua cấp 3.
Video đang HOT
Tuy nhiên, gia đình không muốn con xa gia đình khi tuổi còn nhỏ nên từ chối lời mời nhập học. Cũng thời gian này, Bảo đã học song song chương trình cấp 2 và cấp 3 cùng một lúc, tự hoàn thành Toán cấp 3 khi mới học lớp 8.
Vương Bảo nhận được nhiều bằng khen cho thành tích học tập xuất sắc, trong đó có giấy khen của Tổng thống Mỹ.
Ước mơ chữa bệnh cho triệu người cùng lúc
Vương Bảo sinh ra và lớn lên tại New York, bố và mẹ đều là người Việt Nam. Sang Mỹ từ năm 1990, anh Hồ Hoàng Giang cho biết: “Chúng tôi đã phải làm đủ công việc để sinh sống và luôn coi việc học là trên hết”. Từ sự vất vả của bố mẹ, ngay từ nhỏ Bảo đã biết tự lập, thích việc học, đặc biệt là môn Toán.
Có thành tích học tập xuất sắc, anh Hồ Hoàng Giang chia sẻ: “Tôi luôn dạy cho con tính tự chủ. Giúp con hiểu được tất cả các giai đoạn của năm học đều quan trọng, không chỉ có những kỳ thi. Chúng tôi không bao giờ kiểm tra đúng – sai từng bài tập mà chỉ hỏi con làm xong bài chưa”.
“Tôi dạy con biết thất bại của học tập. Con cũng đã từng thất vọng về kết quả không như mong muốn. Lúc đó, Bảo luôn hỏi nguyên nhân từ giáo viên để sửa chữa bản thân cho những lần sau” – anh Giang kể lại.
Vương Bảo chụp ảnh cùng bạn bè.
Trong tương lai, ước mơ của Bảo là trở thành người đứng dầu ngành vi trùng học. Tuy mới 15 tuổi nhưng Bảo đã suy nghĩ rất chín chắn: “Em muốn học ngành này vì nghĩ bác sĩ sẽ chữa bệnh cho từng người một, còn nếu tìm ra một loại thuốc diệt vi trùng thì có thể chữa cho cả triệu người cùng lúc”. Ngoài ra, Bảo còn muốn trải nghiệm bằng việc đi khắp nơi, đặc biệt là chiêm ngưỡng các kỳ quan thiên nhiên của thế giới.
Với thành quả xuất sắc, thời gian tới gia đình sẽ để Bảo sẽ lựa chọn một trong số các trường là Harvard Summer School, Stanford Summer School College hoặc University of California Irvine – ngay gần nhà nếu như em vẫn chưa muốn xa gia đình.
Theo Zing
Từ bãi rác thẳng tiến đến Harvard
Tờ New York Times vừa có bài viết về một học sinh đặc biệt nhận học bổng toàn phần của ĐH Havard. Đó là một thanh niên mồ côi, lớn lên từ bãi rác, đến từ Rwanda.
9 tuổi, mồ côi vì nạn diệt chủng, cậu sống trong một chiếc xe hơi bị đốt cháy nham nhở ở môt bãi rác tại Rwanda - nơi hàng ngày bới tìm để lấy thức ăn và quần áo mặc. Ban ngày, ăn xin trên đường phố, cậu đã không tắm hơn một năm nay.
Khi Clare Effiong, một nhân viên từ thiện người Mỹ tìm tới bãi rác một ngày chủ nhật, những đứa trẻ khác đã tản đi chơi. Lôi thôi và đói khát, Justus Uwayesu vẫn cố ở lại, Clare cố hỏi tại sao. "Cháu muốn tới trường", cậu trả lời.
Và, cậu đã đạt được mơ ước của mình.
Justus Uwayesu: mồ côi, ăn xin trên đường phố Rwanda, sống ở bãi rác đã trở thành một sinh viên Harvard.
Mùa thu này, Uwayesu đã trở thành sinh viên năm thứ nhất đại học Harvard với học bổng toàn phần, chuyên ngành toán, kinh tế và nhân quyền. Giờ đây, ở tuổi 22, không rõ ngày sinh, cậu bé bãi rác năm nào trong trang phục jeans chẳng khác nào 1.667 sinh viên năm đầu của ngôi trường danh giá.
Lẽ dĩ nhiên, cậu có điều khác với mọi người. Cậu là minh chứng cho thấy ngay cả khi tiềm năng bị chôn sâu trong nỗi tuyệt vọng và ám ảnh nhất, khi được khai thác sẽ tỏa sáng.
Hơn 13 năm kể từ khi thoát khỏi bãi rác luôn âm ỉ khói, Uwayesu không đơn giản là trưởng thành qua những trường học hàng đầu của Rwanda, cậu còn học nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Pháp, Swahili và Lingala. Cậu là người giám sát chương trình dạy kèm học sinh trung học. Cậu góp phần thành lập một quỹ từ thiện trẻ đang phát triển trong toàn bộ hệ thống trường trung học trong nước. Qũy này mua bảo hiểm y tế cho học sinh nghèo, cung cấp thuốc men và và hỗ trợ học tập cho học sinh.
Và như các thanh niên khác, cậu vẫn ngạc nhiên và thích thú khám phá văn hóa ở mảnh đất lạ.
Những người bạn cùng phòng đã giúp cậu thích nghi với cuộc sống ở Boston. "Mọi người ở đây rất chăm chỉ làm việc", cậu nói. "Họ làm mọi thứ rất nhanh, di chuyển cũng nhanh, họ nói với bạn sự thực, về những trải nghiệm và suy nghĩ của họ. Ở Rwanda, chúng tôi nói chuyện với người lớn theo cách khác. Chúng tôi không ồn ào. Ở đây, bạn có suy nghĩ độc lập".
Sinh ra ở vùng nông thôn phía đông Rwanda, mới 3 tuổi, Uwayesu đã mất cha mẹ vì nạn diệt chủng. Các nhân viên Chữ thập đỏ đã cứu cậu cùng một anh trai và hai chị gái. Họ được chăm sóc đến năm 1998, khi ngày càng có nhiều trẻ mồ côi khiến các nhân viên phải đưa họ trở lại làng. Giữa lúc đó xảy ra nạn hạn hán, sau đó là đói kém. "Tôi bị suy dinh dưỡng", Uwayesu nói. "Anh tôi nói phải ra ngoài tìm kiếm thức ăn, nhưng không thể, có nhiều lúc chúng tôi nhịn đói cả ngày".
Năm 2000, cậu và người anh tìm đến Kigali, Thủ đô của Rwanda để tìm kiếm thức ăn. Và rồi bãi rác Ruviri ở ngoại ô thành phố, nơi ẩn trú của hàng trăm trẻ mồ côi, là đích đến của họ. Justus tìm ra "ngôi nhà" cùng với hai đứa trẻ khác là chiếc xe bỏ hoang không cửa sổ. "Không có nước, tất cả đều không tắm. Thứ duy nhất là tìm cách giữ ấm trong đêm", cậu kể lại.
Uwayesu đã phải đi khập khiễng vì bị ngã từ một chiếc xe chở rác đang di chuyển. Một lần cậu suýt bị chôn sống khi xe ủi đẩy rác xuống hố. Những lúc ăn xin trên đường phố, cậu đã chứng kiến một thế giới hoàn toàn khác hẳn. "Buổi chiều, những đứa trẻ tan trường trong bộ đồng phục, chạy nhảy và vui chơi trên đường. Đó là thực là lúc đen tôi, vì tôi không thể hướng về một tương lai. Tôi không thể thấy cuộc sống có thể tốt hơn thế nào, hay làm cách nào thoát khỏi cảnh hiện tại".
Và Effiong đã trở thành vị cứu tinh của cậu. Qũy từ thiện mà bà thiết lập tại New Rochelle, New York mang tên Esther's Aid, vào năm 2000 đã quyết định tập trung mọi nỗ lực giúp đỡ trẻ mồ côi Rwanda. Một ngày chủ nhật năm 2001, sau khi phân phát cả một container quần áo và thực phẩm, bà đi taxi tới bãi rác, thấy trẻ mồ côi đang gây lộn với nhau, rồi trò chuyện và thuyết phục đưa các em tới một nơi an toàn.
Justus được tắm gội, thay quần áo, chữa trị vết thương và cuối cùng là tới trường tiểu học. Ngay ở cấp một, cậu đã đứng đầu lớp rồi đạt bậc A trung học cơ sở và tiếp theo là học bổng tại một trường trung học có tiếng. Trong suốt thời gian đi học, cậu đã tích cực làm việc cho quỹ từ thiện. "Cuộc sống của tôi đã thay đổi nhờ có Effiong".
Tốt nghiệp trung học, cậu nộp hồ sơ và giành được chương trình học bổng một năm mang tên Bridge2Rwanda từ một quỹ từ thiện chuyên giúp đỡ các học sinh tài năng. Suốt cả thập kỷ qua, vị giám đốc tuyển sinh quốc tế của Harvard đã bỏ tâm sức tìm kiếm các ứng viên tài năng của châu Phi mỗi năm. Và cánh cửa trường đại học danh giá nhất nước Mỹ đã rộng mở chào đón cậu.
Theo Minh Tâm/Vietnamnet
Trò chuyện với nữ sinh Việt 4 lần nhận bằng khen tổng thống Mỹ Lê Ngọc Tường Vân kể: Tính ra đã được 4, 5 năm đi dạy và hiện vẫn đang dạy, tuy có phần ít hơn. Có giai đoạn em dạy tới 20 người, từ TOEFL cho tới toán, hóa học. Ai thuê môn gì thì dạy môn ấy. Du học Mỹ khi vừa học xong lớp 6, bằng sự nỗ lực của chính bản...