Nam sinh 10X giành học bổng 9 trường đại học Mỹ
Lê Quang Đạt (18 tuổi, nam sinh lớp 12 chuyên lý, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa-Vũng Tàu) đã xuất sắc giành học bổng 9 trường đại học Mỹ.
Lê Quang Đạt được 9 trường ĐH ở Mỹ cấp học bổng – NVCC
Trước khi bắt đầu học THPT, Quang Đạt đã được truyền cảm hứng du học từ chị gái – Lê Thu Uyên – người đã từng giành học bổng du học tại trường Mount Holyoke College (Mỹ). Từ những chia sẻ của chị gái, Đạt cảm thấy yêu thích môi trường học tập có nhiều bạn bè quốc tế và quyết định chuẩn bị hồ sơ lên đường du học.
Bài luận đưa Quang Đạt tới nền giáo dục Mỹ nói về niềm đam mê với bóng bàn và tình yêu vật lý. Môn thể thao tưởng chừng như là chơi giải trí nhưng nó chứa nhiều bài học giúp Đạt rèn kỹ năng chịu khó quan sát, tìm tòi học hỏi để tập luyện tốt hơn. Đạt viết trong bài luận rằng: “Từ tình yêu dành cho môn bóng bàn, mình đã yêu vật lý. Vật lý là cái nôi sản sinh ra các ngành kỹ thuật. Và các ngành kỹ thuật là mảnh đất màu mỡ để ứng dụng các kiến thức về vật lý. Và giờ đây, mình cũng yêu mảnh đất màu mỡ – nơi các kiến thức vật lý được ứng dụng – đó là kỹ thuật”.
Chia sẻ về lựa chọn về ngôi trường du học, Quang Đạt cho biết sẽ chọn học tại trường Depauw University (Mỹ), với chương trình học văn bằng kép. Thời gian học 3 năm tại trường đầu vào, cộng thêm 2 năm đào tạo tại ĐH Columbia. Cậu chia sẻ thêm sẽ chọn chuyên ngành học về kỹ thuật hàng không. Đạt mong muốn sẽ được tìm hiểu chuyên sâu những thứ liên quan đến kỹ thuật công nghệ và triển vọng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Đặc biệt, cậu bạn chia sẻ là mình rất may mắn vì luôn được bố mẹ động viên, đồng hành về mọi mặt. Từ đó, Đạt chủ động tìm hiểu bản thân và tin tưởng vào lựa chọn con đường du học của mình.
Cân bằng việc học và hoạt động ngoại khóa
Trong thời gian học tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quang Đạt từng giành giải ba học sinh giỏi môn vật lý cấp tỉnh (2017-2018); giải nhì học sinh giỏi môn vật lý cấp tỉnh (2018-2019)… Đặc biệt, cậu bạn giữ vững thành tích học sinh giỏi trong 12 năm liền. Bên cạnh, trong ba năm học, cậu bạn theo đuổi đam mê bộ môn bóng bàn và đã xuất sắc đạt nhiều thành tích: 6 huy chương vàng, 8 huy chương bạc và 5 huy chương đồng… trong các cuộc thi đấu bóng bàn cấp tỉnh, thành phố.
Theo Đạt, quá trình chuẩn bị hồ sơ là một giai đoạn đầy vất vả. Quỹ thời gian có hạn nên cậu phải chia thời gian biểu mỗi ngày.
“Để hoàn thành một khối lượng công việc cùng lúc, mình phải tranh thủ buổi tối để giải quyết bài vở. Giờ học, mình tập trung hiểu bài giảng của thầy cô ngay trên lớp. Những kiến thức còn vướng mắc thì mình sẽ trực tiếp trao đổi ngay với giáo viên để nắm chắc nội dung. Thời gian còn lại, mình ôn thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, ôn thi các bài thi chuẩn hóa đầu vào, tập viết luận và tham gia hoạt động ngoại khóa”, Đạt nói.
Quang Đạt cùng chị gái tập bóng bàn
Quang Đạt (ở giữa) và hai cô giáo luôn hỗ trợ cậu trong học tập
Video đang HOT
Sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng nhưng Quang Đạt khẳng định cậu không dành hết thời gian vùi đầu vào sách vở mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Đạt là thành viên tham gia dạy văn hóa cho trẻ em mồ côi tại Tịnh Xá Ngọc Đức (Vũng Tàu) từ năm 2016-2018; tham gia tổ chức giáo dục phi lợi nhuận PINK và thực hiện nhiều chuyến đi thiện nguyện hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…
“Hoạt động xã hội giúp em có thêm nhiều trải nghiệm, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. Đây cũng là những hoạt động em tâm đắc nhất vì mình đã thực sự giúp ích được cho cộng đồng”, Đạt nói.
Theo Đạt, để có thể cân bằng được cuộc sống và học tập, gia đình là điểm tựa vô cùng quan trọng. “Bố mẹ mình luôn chú trọng đến việc phát triển toàn diện cho con cái về trí lực và thể lực nên đã tạo điều kiện cho mình rèn luyện thể thao từ rất sớm. Và mình đam mê nhất là bộ môn bóng bàn, giúp mình rèn luyện thể chất, thư giãn tinh thần sau những giờ học căng thẳng…”, cậu bạn tâm sự.
Về dự định trong tương lai, Đạt sẽ nỗ lực lấy bằng thạc sĩ về kỹ thuật hàng không (Master of Aerospace Engineering) tại Đại học Columbia. Đạt nghĩ, việc du học sẽ giúp bản thân trưởng thành hơn, sống độc lập hơn và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để có thể đi làm việc khắp nơi trên thế giới.
Các trường ĐH Mỹ mà Quang Đạt trúng tuyển:
- Depauw University – học bổng 168.000 USD
- Kalamazoo College – học bổng 168.000 USD
- Miami University – học bổng 140.000 USD
- Drexel University- học bổng 148.800 USD
- Ohio Wesleyan University- học bổng 152.000 USD
- Gustavus Aldophus College – học bổng 144.000 USD
- Truman State University – học bổng 32.000 USD
- Fairfield University – học bổng 168.400 USD
- Wabash College – học bổng 120.000 USD
Theo thanhnien
Nữ sinh Sài Gòn giành 12 học bổng đại học Úc, tổng giá trị 347.000 AUD
Em Thanh Trúc (cựu học sinh lớp 12 Văn, trường Phổ thông Năng Khiếu, ĐHQG TP.HCM) vừa nhận loạt thư chúc mừng trúng tuyển của các trường đại học Úc. Tổng giá trị học bổng mà cô gái Việt nhận được lên tới 347.000 AUD (gần 6 tỷ đồng).
Tìm hiểu về du học rất muộn, thời gian chuẩn bị gấp gáp, kinh tế eo hẹp kèm theo đó là áp lực phải chu toàn các cuộc thi trong nước, Trần Thanh Trúc (hiện là sinh viên khoa Dược - Đại học Y Dược TP.HCM) đã phải nỗ lực gấp nhiều lần để chinh phục trường đại học em mơ ước ở xứ sở chuột túi. Cuối tháng 12/2018, Trúc nhận tin vui báo đỗ từ 12 đại học Úc kèm học bổng giá trị.
Khắc phục điểm yếu, vượt qua mặc cảm
Tự nhận mình là người học kém ngoại ngữ, điểm các bài thi chuẩn hóa chưa bao giờ là niềm tự hào của Thanh Trúc mà ngược lại, là nỗi mặc cảm so với bạn bè xung quanh.
"Em từng có khoảng thời gian thất vọng vì bạn bè mình ai cũng được điểm IELTS, TOEFL, SAT cao, còn em chỉ đạt tầm mức trung bình, mức mà ai cũng đạt được dù em cũng đầu tư rất nhiều thời gian và công sức...", Trúc kể.
Trúc tâm sự, em cũng từng tự ti khi xung quanh bạn bè ai cũng tham gia hoạt động ngoại khóa của các tổ chức lớn có uy tín, gắn bó dài lâu hoặc là người sáng lập một tổ chức nào đó còn bản thân chỉ tham gia vụn vặt các tổ chức nhỏ; điều này gây áp lực không nhỏ đến Thanh Trúc khi nghĩ về ước mơ du học trước mắt.
Trần Thanh Trúc, nữ sinh Việt vừa trúng tuyển 12 đại học Úc.
Biết được những điểm bất lợi đó, Thanh Trúc luôn cố gắng nỗ lực học tập với hi vọng bù lại những điểm yếu đó. Em duy trì mức điểm trung bình trên lớp suốt 3 năm liền là 9.2 điểm.
Bên cạnh đó, theo Trúc, bài luận là một khía cạnh thể hiện đam mê bản thân mà có thể ban tuyển sinh sẽ xem xét rất kỹ, vì thế không nên bỏ qua.
"Em từng đọc rất nhiều bài luận ấn tượng của du học sinh Mỹ, Canada hay các anh chị xuất sắc đạt học bổng toàn phần nhưng sau cùng, em nghĩ điều nhà trường muốn là biết về đam mê của em chứ không phải họ.
Em không thể có sự tinh tế quan sát để liên tưởng về ước mơ như họ, cũng không có hoàn cảnh gia đình là người di cư hay từng thất bại kinh doanh như họ để từ đó có động lực vươn lên, em chỉ đơn giản là em và em muốn họ nhận ra sự đam mê thực sự của em chứ không phải là của ai khác", Trúc chia sẻ.
Nữ sinh 10X cho hay, bài luận khi nộp đơn du học Úc thông thường không đóng vai trò quan trọng như khi đi Mỹ hay Canada. Minh chứng là khi xin ý kiến từ các anh chị đi Úc trước đó, điều Thanh Trúc nhận được là sự ngỡ ngàng.
Hầu như các anh chị du học Úc không viết bài luận và mọi người ai cũng ngạc nhiên khi Trúc lại chọn bài luận để gỡ gạc lại điểm thi tiếng Anh hoặc các hoạt động ngoại khóa.
Thanh Trúc tâm sự: "Nhiều đêm em phải thức đến 2-3h sáng chỉ để viết nháp 1 bài luận dài 600 chữ để rồi tối mai lại xóa vì thấy ý tưởng không hay".
Chọn lựa giữa đam mê bản thân và mong muốn của gia đình
"Điều khiến em cảm thấy áp lực nhất của năm 12 đó là việc làm sao cân bằng được yêu cầu gia đình đặt ra và sự "đua đòi" của bản thân.
Gia đình em kinh tế không khá, vì vậy nếu em muốn đi du học để mở mang kiến thức, bắt buộc em phải có học bổng 50% của Úc - điều mà em nghĩ là khó hơn so với các nước khác.
Dù vậy, em không thể đầu tư 100% thời gian và công sức của mình để nộp đơn được vì xác suất thất bại là rất cao. Ba mẹ em cũng sẽ rất thất vọng nếu em trượt Đại học", Trúc cho biết.
Trúc đã phải cân nhắc rất nhiều và hầu như ai nhìn em cũng ngao ngán vì cả đôi việc đều không được đầu tư hoàn toàn. Thêm vào đó là áp lực khi cầm bảng điểm đến gặp các trung tâm tư vấn du học, hầu hết trung tâm nào cũng không dám đảm bảo cho em bất kỳ điều gì.
Họ nói sự cạnh tranh du học Úc rất cao và các điểm chuẩn hóa của Trúc chỉ xứng đáng được 25% học bổng các trường em mong muốn. Vì vậy em không thể lơ là kỳ thi Đại học.
Ngày Thanh Trúc nhận kết quả đỗ Đại học Y Dược TP.HCM, em rất vui, phần vì cảm thấy mình quá đỗi may mắn, phần vì thấy bố mẹ mừng vui hạnh phúc.
Trúc cho biết, bên cạnh Y Dược, em còn đỗ vào các đại học hàng đầu trong nước như: Đại học Ngoại thương TP.HCM, Khoa Y - ĐH Quốc gia TP.HCM, Đại học Kinh tế, Đại học Khoa học xã hội & nhân văn,... Tháng 9/2018, em nhập học ĐH Y Dược TP.HCM và theo học tới nay.
Thanh Trúc - thứ 2 từ trái qua cùng các bạn sinh viên ở khoa Dược - Đại học Y Dược TP.HCM.
Và niềm vui lớn hơn tiếp tục đến, cuối năm 2018, Thanh Trúc đã giành được suất học bổng 50% của trường đại học University of South Australia, mức học bổng tối đa mà trường cấp cho sinh viên quốc tế, trị giá 46.500 AUD (tương đương khoảng 770 triệu đồng). Ngôi trường trẻ tuổi nằm trong top 8 của Úc ngành Kinh doanh sẽ theo học, theo Times Higher Education 2019.
Ngoài ra, cô gái Việt được 11 trường đại học Úc khác cấp học bổng từ 20-50% học phí, giao động từ 10.000 - 60.096 AUD cho cả 3 năm. Trong đó, Thanh Trúc xuất sắc giành nhiều học bổng tối đa mà trường có thể cấp, cụ thể: University of Queensland - 60.096 AUD, , University of Tasmania - 44.963 AUD, University of Wollongong - 44.424 AUD, Griffith University - 40.500 AUD; cùng nhiều suất học bổng khác như: Queensland University of Technology - 31.300 AUD, University of Melbourne - 25.748 AUD, James Cook University - 23.800 AUD, Deakin University - 19.560 AUD, University of Technology Sydney - 10.000 AUD và Western Sydney University - 5000 AUD...
Không giấu nổi niềm vui mừng, Thanh Trúc nói: "Em nghĩ việc du học sẽ giúp em trưởng thành hơn, sống độc lập hơn và bước hẳn ra ngoài vùng an toàn của bản thân. Thanh Trúc nhập học ngành Kinh doanh tại University of South Australia vào tháng 2/2019 này".
Ngày 24/2 vừa qua, Thanh Trúc (áo đen, hàng 1) đã lên đường sang Úc nhập học.
"Cuộc đời vốn ý nghĩa là do sự trải nghiệm. Với quyết định này, em tin rằng em sẽ có rất nhiều trải nghiệm mới kèm theo đó là một bài kiểm tra với chính trách nhiệm của em. Em nghĩ mỗi lần thất bại em sẽ nhủ rằng "do mày ngày xưa chọn vậy mà!, từ đó tự ép bản thân đứng lên và đi tiếp", nữ sinh viên hào hứng.
Chia sẻ về kinh nghiệm chinh phục học bổng của đại học Úc, Thanh Trúc cho rằng, dù cho điểm bài chuẩn hóa có tệ hay điểm số GPA không bằng ai và mặc cho các trung tâm có nói vào nói ra, bạn vẫn nên mạnh dạn nộp đơn vào ngôi trường mình mong muốn.
"Đó là ước mơ của bạn, là cơ hội của bạn chứ không phải họ. Nếu bạn cố gắng hết mình mà vẫn không thành công, ít ra bạn sẽ có nhiều bài học và kinh nghiệm cho bản thân còn hơn là bạn vì lý do khách quan mà không dám thử, lúc đó sẽ chẳng có gì ngoài hối hận cả!", Trúc nhấn mạnh.
Lệ Thu - Hoàng Phúc
Theo Dân trí
Viết luận về đồng hào, nam sinh điển trai giành học bổng Mỹ 4,8 tỉ đồng Đáp lại yêu cầu bài luận từ Đại học Mỹ, Trần Văn Hào đã khiến hội đồng tuyển sinh ấn tượng cấp học bổng khi viết về đồng hào và sự liên kết đặc biệt của nó đến cái tên, con người và sự trưởng thành của em. Không chỉ bứt phá về đích với thư mời nhập học từ Đại học Villanova...