Năm sau, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có sách giáo khoa riêng
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai thí điểm sách giáo khoa riêng vào năm 2019, và sau đó sẽ có lộ trình để thay sách giáo khoa.
Thiếu nhi tiêu biểu phát biểu tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo thành phố dịp đầu năm (ảnh: P.L)
Tại hội nghị gặp gỡ gần 200 trẻ em, thanh thiếu nhi tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh dịp đầu năm mới Mậu Tuất 2018 ngày 24/2, ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã một lần nữa khẳng định thông tin nói trên.
Buổi gặp gỡ này đã ghi nhận được hơn 30 ý kiến phát biểu của các em thiếu nhi thành phố, đa phần xoay quanh các nội dung về học tập, vui chơi, giải trí của những mầm non tương lai của đất nước.
Số liệu sách giáo khoa không cập nhật
Mở đầu, em Đoàn Lê Sơn – Trường trung học cơ sở Hồng Bàng, quận 5 phản ánh: Các tiết sinh hoạt dưới cờ, trong đó các nội dung hướng dẫn về kỹ năng sống, các kỹ năng sinh hoạt xã hội còn quá ít.
Lượng học sinh của một trường quá đông, nên sẽ xảy ra tình trạng có học sinh hiểu, có học sinh không hiểu.
Từ thực tế học tập của mình, em Sơn đã nêu ra một ví dụ: Hiện có học sinh đã 14, 15 tuổi rồi mà vẫn chưa biết lau nhà, quét nhà, nấu cơm. Chính vì vậy, học sinh này đã đề xuất đưa nội dung học về kỹ năng sống vào tiết học chính khóa ở mỗi lớp, học sinh sẽ được truyền đạt kiến thức tốt hơn.
Em Minh Thư, một học sinh của Trường trung học cơ sở Lê Văn Tám thì nói rằng, hiện học sinh đang phải học dựa vào sách giáo khoa, với số liệu và thông tin cũ kỹ, không thực tế và cũng không được cập nhật kịp thời.
Video đang HOT
Em Phan Minh Hiếu, học sinh của Trường trung học cơ sở Nguyễn Du, quận Gò Vấp kể lại rằng: Nhiều bạn bè em nói hiện đi học nghề chỉ để dành cho việc cộng điểm khuyến khích khi tuyển sinh lớp 10, nên cần phải thay đổi chính sách về học nghề cho học sinh cấp này.
Hiếu đề xuất, cần cho học sinh học trên thực tế, đưa học sinh đi tham quan về ngành nghề mình đang học để hiểu rõ hơn, thay đổi chương trình học nghề của học sinh.
Hiện đang có ý kiến nên bỏ điểm khuyến khích nghề của học sinh lớp 9, khi tham gia vào kỳ thi tuyển sinh lên lớp 10, nhưng em Quốc Thịnh – học sinh của Trường trung học cơ sở Nguyễn Gia Thiều, quận 3 thì nghĩ nên giữ lại việc cộng điểm này.
Thịnh muốn được giải thích rõ ràng về việc cộng điểm khuyến khích cho người Hoa có ý nghĩa như thế nào?
Các ý kiến khác phát biểu về việc sách tiếng Anh tham khảo, chương trình tiếng Anh tăng cường và giáo viên bản ngữ, bạo lực học đường, xe buýt và tiếp viên với lái xe chưa thân thiện, ý thức người dân tham gia lưu thông ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, chế độ dinh dưỡng và bữa ăn học đường, thùng rác 2 ngăn, môn học chính và phụ…
Năm 2019, thành phố sẽ thí điểm dạy sách giáo khoa riêng
Được mời trả lời ý kiến phát biểu của thiếu nhi đầu tiên, ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh một lần nữa nhấn mạnh lại rằng, năm 2019, thành phố sẽ triển khai thí điểm dạy sách giáo khoa riêng.
Theo ông Sơn, việc thay đổi này sẽ có một lộ trình nhất định. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép thành phố thực hiện việc này, dựa trên chương trình khung mà Bộ ban hành.
Các kiến thức, số liệu trong sách giáo khoa mới của thành phố chắc chắn sẽ được cập nhật kịp thời hơn.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Lê Hồng Sơn phát biểu tại buổi gặp gỡ (ảnh: P.L)
Đối với ý kiến học nghề của học sinh, ông Lê Hồng Sơn giải thích, việc học nghề chỉ ở trường cấp trung học cơ sở trở lên.
Việc học nghề ở trung học không phải đào tạo nghề nghiệp, học nghề ở phổ thông chính là các nghề cần thiết cho cuộc sống của chính các em.
Khuyến khích các em học thì mới tham mưu cộng điểm khi thi tuyển sinh, còn nói học nghề để được cộng điểm thi, ông Lê Hồng Sơn nhấn mạnh là không đúng.
Học sinh người Hoa được cộng điểm khuyến khích là điều hoàn toàn bình thường, chính sách chung của Nhà nước để nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tập.
Những ý kiến liên quan đến giao thông, xe buýt, quảng cáo rao vặt, hồ bơi trường học…đã lần lượt được Giám đốc các Sở Giao thông Vận tải, Văn hóa và Thể thao, Tài nguyên và Môi trường trả lời rõ ràng cho các em học sinh biết.
Theo Giaoduc.net
Biên soạn sách giáo khoa - bàn chuyện độc quyền
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn trả lời đại biểu tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 6, HĐND sáng 6.12 về biên soạn sách giáo khoa rằng, sau khi biên soạn xong, bộ sách sẽ được trình lên Bộ GD-ĐT để bộ phê duyệt trước rồi mới thực hiện, tất nhiên phải hoàn tất trước khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hãy xã hội hóa biên soạn và xuất bản sách giáo khoa - Ảnh: nguồn internet
Sau khi bộ phê duyệt, sở sẽ thực hiện dạy thực nghiệm bộ sách này vào năm 2019 để đánh giá, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa trước khi ban hành chính thức.
Nghe qua thấy hay, bởi vì có thêm một bộ sách giáo khoa, xóa bỏ độc quyền sách giáo khoa như mong ước của thầy cô, phụ huynh và học sinh. Nhưng nghĩ lại thấy không ổn.
Như vậy, nếu Hà Nội, Huế, Đà Nẵng cũng xuất bản một bộ và áp đặt các trường trên địa bàn sử dụng thì cũng là ông Nhà nước độc quyền, nhưng thay vì ông Trung ương, thì nay là ông địa phương. Và theo mô hình mới này là sách giáo khoa được phân theo địa giới hành chính.
Xóa bỏ độc quyền biên soạn và xuất bản sách giáo khoa tất nhiên phải làm, nhưng xin thưa, đừng chuyển từ độc quyền ở chỗ này sang độc quyền chỗ khác, cuối cùng rồi cũng là ông độc quyền. Phụ huynh học sinh phải mua sản phẩm bắt buộc, không phải tự do lựa chọn. Lâu nay, Bộ GD-ĐT độc quyền, nay Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức thực hiện biên soạn và xuất bản một bộ sách giáo khoa, rồi áp đặt các trường trên địa bàn thành phố sử dụng bộ sách đó, thì cũng chẳng khác gì độc quyền.
Đã quyết tâm phá độc quyền là phá luôn, Bộ GD-ĐT có chủ trương và chính sách cho phép mọi cá nhân, tổ chức có quyền biên soạn sách giáo khoa, trên cơ sở chương trình khung của Bộ ban hành. Sở GD-ĐT TP.HCM hoặc bất cứ Sở GD-ĐT của địa phương nào cũng có thể tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa, nhưng không được bắt buộc các trường phải mua.
Hãy xã hội hóa biên soạn và xuất bản sách giáo khoa, các cá nhân và tổ chức khác cũng có quyền biên soạn sách giáo khoa và phát hành toàn quốc, cạnh tranh bình đẳng, công bằng. Bộ sách nào có chất lượng về nội dung, hình thức và giá thành hợp lý, sẽ được các trường, phụ huynh và học sinh lựa chọn.
Đến bây giờ mà còn có ý kiến muốn độc quyền sách giáo khoa, cho rằng tự do biên soạn sách giáo khoa là "nhạy cảm" thì quá lạc hậu.
Chỉ có một lực cản duy nhất đối với việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, đó là lợi ích nhóm. Nói thẳng vậy đi.
Theo Một Thế Giới
Biên soạn sách môn Vật lý phải tránh được khuynh hướng thiên về toán học Các chủ đề Vật lý phải được trình bày sao cho nổi rõ được bản chất, ý nghĩa vật lý và thực tiễn của chúng, tránh lạm dụng toán học. Các chủ đề Vật lý phải được trình bày sao cho nổi rõ được bản chất, ý nghĩa vật lý và thực tiễn của chúng, tránh lạm dụng toán học. (Ảnh chụp màn...