Nậm Pồ đảm bảo tốt chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số
Bên cạnh hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục, năm học 2021 – 2022, huyện biên giới Nậm Pồ (Điện Biên) đã quan tâm, đảm bảo tốt chính sách đối với học sinh là con em dân tộc thiểu số.
Lãnh đạo huyện Nậm Pồ trao tặng giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc.
Ngày 26/8, Phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ (Điện Biên) tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021 – 2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022 – 2023.
Năm học này, ngành quản lý 40 trường trung tâm, với 793 lớp và hơn 20.400 học sinh. Là năm học tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song với sự quan tâm của các cấp, ngành cùng nỗ lực, quyết tâm của giáo viên, học sinh, toàn ngành đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra.
Trong năm, địa phương này đã tiến hành sáp nhập 8 trường ở cấp học tiểu học và THCS, thành 4 trường. Quy mô trường lớp ở các xã vùng sâu, biên giới từng bước được kiên cố hóa và đạt chuẩn, đảm bảo đầy đủ phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập và nhiều công trình khác phục vụ học tập, ăn ở bán trú cho học sinh.
Chất lượng dạy và học tiếp tục đạt kết quả tích cực. Trẻ từ 3 – dưới 36 tháng tuổi ra lớp đạt gần 40%; trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi đạt trên 97%; trẻ 5 tuổi đạt 100%. Giáo dục tiểu học tiếp tục tổ chức có hiệu quả dạy học 2 buổi/ngày; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình đạt 100%. Giáo dục THCS có tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 97%, học sinh tốt nghiệp lớp 9 đạt 100%.
Đặc biệt, là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống nhiều khó khăn, nên ngành Giáo dục Nậm Pồ đã quan tâm, chú trọng đến việc chăm lo, đảm bảo chính sách đối với học sinh. Nhất là các chính sách đối với học sinh bán trú; miễn, giảm học phí và dụng cụ học tập…
Năm học 2021-2022, có 24/25 trường Tiểu học, THCS địa phương tổ chức nấu ăn tại trường cho hơn 7.300 học sinh bán trú; 15/15 trường Mầm non tổ chức nấu ăn trưa tại trường cho hơn 6.916 trẻ.
Các nhà trường đã lựa chọn cơ sở cung cấp thực phẩm đủ điều kiện, sản phẩm có nguồn gốc, thực hiện tốt công tác bảo đảm ATTP trong chế biến. Đặc biệt, các trường Tiểu học đã cân đối định mức ăn trong ngày để mỗi học sinh có thêm 1 hộp sữa tươi vào bữa sáng, nhằm tăng sức đề kháng và phát triển chiều cao.
Video đang HOT
Kết thúc năm học, Nậm Pồ có thêm 1 trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 27/43 trường.
Để phát huy hiệu quả những thành tích đạt được, năm học tới (2022 – 2023), ngành Giáo dục huyện Nậm Pồ đề ra 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 5 nhóm giải pháp cụ thể. Phấn đấu thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện.
Với những kết quả đạt được, ngành Giáo dục địa phương đã có gần 400 tập thể, cá nhân được các cấp khen thưởng.
Cần chăm lo học sinh dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật
Chiều 26/8, Đoàn công tác của Hội đồng dân tộc Quốc hội do ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên BCH TW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc dẫn đầu đã đến chuyến thăm Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (Trung tâm) tỉnh Đắk Lắk.
Đoàn công tác hỗ trợ 50 triệu đồng cho Trung tâm.
Tham gia đoàn công tác có ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở GD&ĐT; đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở GD&ĐT.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội phát biểu tại Trung tâm.
Báo cáo với Đoàn công tác, đại diện Trung tâm cho biết, năm học 2022-2023, đơn vị chăm sóc, dạy học và giáo dục hòa nhập cho 181 em từ lớp 1 đến lớp 5, trong đó có 29 em là người dân tộc thiểu số. 46 em thuộc hộ nghèo và cận nghèo, đây là đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị định 42. Số học sinh khuyết tật còn lại không được hưởng chính sách học bổng.
Ngoài ra, Trung tâm còn hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho 60 em tại các địa phương, đơn vị giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Đăng Khoa báo cáo với đoàn công tác về kết quả GD&ĐT của tỉnh trong năm học 2021-2022.
Cũng theo lãnh đạo Trung tâm, hiện đơn vị có 52 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 6 cô bảo mẫu, 2 bảo vệ.
Về thu nhập, cán bộ quản lý, giáo viên được hưởng phụ cấp thêm 70% thu nhập dành cho đơn vị chuyên biệt. Riêng đội ngũ bảo mẫu và bảo vệ chỉ hưởng lương theo hệ số, không có hỗ trợ phụ cấp. Vì vậy, thu nhập rất thấp, người cao nhất đạt 3,5 triệu/ tháng.
Học sinh khuyết tật tại Trung tâm giao lưu với đại biểu.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Trung tâm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục chuyên biệt của mình. Nhiều em từ Trung tâm đã hòa nhập và hòa đồng với trẻ em cùng trang lứa.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh Trung tâm. Đồng thời cũng chia sẽ với những khó khăn mà Trung tâm đang gặp phải.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm và đại biểu tặng quà cho 6 bảo mẫu tại Trung tâm.
"Đề nghị lãnh đạo Sở GD&ĐT kiến nghị UBND tỉnh, HĐND tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề xuất các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi Nghị định 42 cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật. Phải xem đây là đối tượng đặc biệt, cần được quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện để các em có cơ hội phát triển và hòa nhập với xã hội", ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh.
Trung tâm cũng như ngành GD&ĐT tỉnh cần tăng cường các nguồn lực để đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp sát với điều kiện của học sinh, nhất các em khuyết tật. Để sau này các em hòa nhập, ổn định cuộc sống và đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội.
Dịp này, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cùng đoàn công tác đã trao tặng quà cho học sinh, các cô bảo mẫu và hỗ trợ Trung tâm 50 triệu đồng.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm tặng quà cho Trung tâm.
Chiều cùng ngày, Đoàn công tác thứ 2 của Hội đồng dân tộc Quốc hội do bà Cao Thị Xuân - Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc dẫn đầu cũng đã tới thăm, tặng quà thầy và trò Trường THPT DTN N'Trang Lơng. Tham gia đoàn công tác, có ông Lưu Tiến Quang - Chủ tịch Công đoàn ngành GD tỉnh; đại diện các phòng chuyên môn thuộc Sở GD&ĐT. Đoàn đã tặng quà cho các em học sinh và hỗ trợ nhà trường 50 triệu đồng.
Bà Cao Thị Xuân và đoàn công tác tặng quà cho Trường THPT DTNT N' Trang Lơng.
Trungnam Group mang niềm vui mới tới thầy trò vùng núi Tây Nghệ An Những ngày đầu năm học mới 2022-2023, thầy và trò ở vùng núi Tây Nghệ An có thêm niềm vui mới khi sắp được dạy và học trong ngôi trường mới khang trang. Kỳ Sơn là một huyện miền núi biên giới phía Tây tỉnh Nghệ An (giáp Lào). Trong những năm qua, dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm song cơ...