Nam phạm nhân cố gắng cải tạo, mong được xếp loại khá
Từ năm 22 tuổi, Bùi Đức Định, SN 1973, có HKTT tại khu 5, phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, TP Hải Phòng đã biết thế nào là “áo số, cơm cân” khi thi hành bản án 8 năm tù giam ở trại giam Phú Sơn về tội cướp tài sản.
Được ra trại sớm hơn 2 năm vì cải tạo tiến bộ, cứ tưởng lần đi tù ấy sẽ là bài học khiến Định nhớ đời mà “cải tà qui chính”. Nào ngờ anh ta lại lún sâu hơn, thậm chí suýt nữa thì phải trả giá bằng mạng sống của mình. Hiện Định đang cải tạo bản án chung thân ở trại giam Hoàng Tiến, Bộ Công an.
Phạm nhân đầy toan tính
Vừa bước qua tuổi 47 được mấy ngày nhưng chỉ có mái tóc lốm đốm bạc của Định cho thấy dấu hiệu của tuổi tác còn những vẻ bề ngoài khác như vóc dáng và gương mặt, ai nhìn vào cũng nghĩ anh ta mới độ tuổi ba mươi. Thoạt trông, Định có vẻ chậm chạp, duy chỉ có đôi mắt thì nhanh và sắc cho thấy anh ta không hiền lành như dáng vẻ bề ngoài.
Theo lời Định kể thì anh ta sinh ra trong một gia đình có 6 chị em và nếu xét về con trai thì Định là con trưởng. Trên anh ta là 4 chị gái và dưới là một cậu em trai. Tính đến thời điểm này, cả 5 người chị và em trai đều đã xây dựng gia đình, có người còn lên chức bà. Duy chỉ có Định là vẫn phòng không, thậm chí anh ta còn chưa từng trải qua một mối tình vắt vai nào. “Tôi bỏ học từ năm lớp 6, ở nhà chơi bời lang thang rồi tham gia vào một vụ cướp tài sản, phải đi trại mất 6 năm”, Định kể.
Trong khoảng thời gian từ lúc bị bắt là năm 1995 đến 2002, Định được đưa về trại giam Phú Sơn thi hành bản án 8 năm tù giam về tội cướp tài sản công dân. Ngày 30-4-2002, Định được tha tù trước thời hạn 2 năm và theo như tâm sự của anh ta thì sau khi ra trại về nhà, phần vì mặc cảm tự ti, phần vì không tìm được việc làm nên anh ta đã nghe theo lời dụ dỗ của đám bạn, tham gia vào một đường dây ma túy lớn liên tỉnh và chỉ một thời gian ngắn sau khi sống ngoài xã hội, Định lại một lần nữa quay lại trại giam. Do tính chất mức độ nguy hiểm của đường dây ma túy lớn này nên một số đối tượng trong đó có Bùi Đức Định bị TAND tỉnh Hòa Bình kết án tử hình. Nằm buồng biệt giam một thời gian thì Định được Chủ tịch nước ân xá, tha tội chết. Năm 2006, Định về trại giam Tân Lập thi hành bản án tù chung thân.
Ở trại cải tạo, Định tỏ ra là người biết hối cải, luôn chấp hành tốt nội qui và tham gia đầy đủ các buổi lao động nhưng ẩn sâu bên trong gương mặt như hiền lành ấy là đầu óc của một kẻ giảo hoạt, biết kiếm tiền ngay cả trong môi trường trại giam. Mặc dù là kẻ phải lao động trong khu vực có rào vây nhưng Định đã biết dùng đồ ăn để điều khiển những phạm nhân không người thăm nuôi, biến họ thành tay chân của mình trong việc tiêu thụ ma túy. Theo lời Định khai thì anh ta bắt đầu thực hiện việc giao dịch mua bán ma túy vào khoảng đầu tháng 3-2013, đến lúc bị bắt là tháng 5-2013, Định đã mua bán tổng cộng 213,75g heroin, thu lời bất chính gần 50 triệu đồng.
Hỏi Định làm sao có thể tiêu thụ được số ma túy kia trong khoảng thời gian ngắn như vậy mà không bị phát hiện, người đàn ông khoác áo phạm nhân này kể rằng, anh ta phải dùng những phạm nhân mà Định biết dính nghiện, thuê họ bán hộ ma túy và trả công bằng ma túy để họ sử dụng, như thế sẽ không phải tiếp xúc với nhiều người nên tránh được sự nghi vấn của cán bộ.
Video đang HOT
Lần tái phạm này, Định bị TAND tỉnh Phú Thọ kết án 18 năm tù, cộng với bản án tù chung thân mới thi hành được 7 năm thì tổng hình phạt dành cho Bùi Đức Định là án tù chung thân, khác chăng là thời gian bắt đầu tính là từ năm 2013.
47 tuổi đời thì chỉ có quãng thời niên thiếu là sống với gia đình, còn từ khi bước chân vào trại giam từ lúc 22 tuổi đến giờ, Định luôn có mặt ở các trại giam và hiện giờ là bản án tù không hẹn ngày về mới thi hành được 7 năm nay, cho thấy thời gian ở tù của Định còn nhiều hơn số năm anh ta sống bên người thân. Hỏi Định có phải sống trong này quen rồi nên không muốn ra ngoài nữa, anh ta tỏ ra thật thà: “Vâng, tôi ở trong này quen rồi”.
Nếu không đọc lý lịch của anh ta thì rất có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng phạm nhân này nói thật.
Phạm nhân Bùi Đức Định trong trại giam. Ảnh: N.Vũ
Chẳng ước mong gì
“Tôi chẳng có ước mong gì cả vì mọi thứ vẫn diễn ra bình thường. Ngày nào đi làm thì vào xưởng đan chiếu cói, ngày nghỉ thì nằm xem tivi, đọc sách, chán thì ra sân chơi đá cầu. Gia đình thì các anh chị và các cháu thi thoảng vẫn vào thăm, ai bận thì gửi cho tiền”, Định kể, nét mặt thản nhiên.
Bố mất thời gian Định đi cải tạo lao động ở trại giam Phú Sơn, giờ chỉ còn mẹ già ngoài tám mươi tuổi, hiện đang sống với vợ chồng cậu em. Bản thân Định lại chưa vướng chuyện gia đình nên mỗi khi thấy trong buồng có ai than ngắn thở dài về chuyện vợ con, anh ta lại tự an ủi bản thân rằng mình chưa lấy vợ là rất đúng. Anh ta bảo không xác định gì và cũng không tự đặt ra kế hoạch gì cho bản thân vì bước đường cải tạo còn rất dài, tính toán trước sợ đến lúc ra trại không còn phù hợp. “Tôi xác định là sẽ không có cơ hội gặp mẹ, ăn với mẹ bữa cơm, nhìn mặt mẹ lần cuối. Mẹ tôi giờ đã ngoài tám mươi rồi, chắc chắn không thể sống đợi đến lúc tôi ra trại”, Định bộc bạch.
Hỏi Định có nghĩ ngợi nhiều lắm không khi nghĩ tới mẹ già và người bố đã mất trước đây, nam phạm nhân này cho rằng, nghĩ cũng không giải quyết được việc gì nên không nghĩ tới nữa. Điều khiến anh ta suy nghĩ nhất bây giờ là làm sao hoàn thành tốt công việc được giao để hàng tháng, hàng quí và hàng năm được bình xét xếp loại cải tạo khá. “Mấy người bằng tuổi tôi do mắt kém nên phải ba, bốn ngày mới đan xong một chiếc chiếu. Tôi chỉ hai ngày là hoàn thành một chiếc. Hy vọng rằng, việc tích cực lao động của tôi được cán bộ ghi nhận”, Định tâm sự.
Rồi như chợt nhớ ra điều gì khi nhắc tới công việc, Định xin phép chúng tôi rồi rảo bước về khu lao động. Bóng dáng cao lớn của anh ta dưới ánh nắng chiều đầu đông, đổ dài về phía trước.
Có ai thấy sợ những con người ấy như tôi?
Tôi không phải là người kỳ thị giới tính thứ 3. Trái lại, tôi có khá nhiều bạn thuộc về giới tính thứ 3.
Tôi trân trọng họ và luôn đối xử với họ như những người bình thường. Nhưng vừa rồi, khi mà gia đình tôi xảy ra chuyện, tôi cần một khoản tiền để lo cho gia đình thì một người bạn gay đã đặt vấn đề với tôi: Mang thai hộ cho anh ta và bạn anh ta.
Tôi năm nay 26 tuổi và đang có 1 con gái 4 tuổi. Chồng tôi vừa rồi gây tai nạn chết người vì anh ấy say xỉn. Gia đình bị nạn yêu cầu bồi thường 600 triệu thì mới không đưa vụ này ra pháp luật. Trong khi vợ chồng tôi thì cái ăn còn chưa đủ, 600 triệu là một khoản quá lớn. Bố mẹ hai bên gom góp mãi mới được chưa đến 200 triệu. Nếu không gom đủ tiền thì chồng tôi sẽ phải đi tù đến 10 năm vì có yếu tố nồng độ cồn lẫn không có giấy phép lái xe. Lúc đầu họ còn đòi 1 tỷ xong sau thấy gia cảnh nhà tôi nên giảm xuống giá chót 600 triệu. Người bạn gay cũng là do chồng tôi đưa về gặp tôi. Anh thỏa thuận được với người bạn đó giá mang thai hộ là 500 triệu cho thai đôi. Họ nói sẽ đưa luôn cho vợ chồng tôi 300 triệu đặt cọc để trả tiền cho gia đình bị nạn kia. Thậm chí ký hợp đồng xong họ sẽ đưa hết tiền luôn. Vì họ tin tưởng chúng tôi.
Chồng tôi ra sức khuyên tôi nên chấp nhận vì anh rất sợ phải vào tù. Nhưng tôi thì đang vô cùng sợ hãi. (Ảnh minh họa)
Theo kịch bản đưa ra, tôi và chồng sẽ ly dị giả để tôi đăng ký kết hôn với người bạn gay kia. Họ sẽ mua trứng ở "chợ đen" để thụ tinh với tinh trùng của cả 2 người. Sau đó, họ sẽ đưa tôi đến bệnh viện để cấy vào cơ thể tôi, đảm bảo việc tôi sinh đôi 2 đứa cho họ. Mọi thứ đều đã được sắp sẵn kín kẽ và an toàn tuyệt đối. Trong suốt thời gian thai kỳ, tôi được hưởng chế độ chăm sóc đặc biệt với 3 người giúp việc, điều dưỡng riêng. Tôi được ở luôn trong căn biệt thự của họ cho đến khi sinh xong. Bàn giao con lại cho họ, họ sẽ làm giấy ly hôn và giấy từ con đàng hoàng. Tôi sẽ xong nhiệm vụ và có thể còn được nhận thêm một khoản bồi dưỡng sức khỏe sau sinh hậu hĩnh. Bởi họ quá giàu có. Họ tính sau khi có con rồi sẽ ra nước ngoài đăng ký kết hôn để hợp pháp hóa một gia đình trọn vẹn.
Chồng tôi ra sức khuyên tôi nên chấp nhận vì anh rất sợ phải vào tù. Nhưng tôi thì đang vô cùng sợ hãi. Tôi không sợ hãi chuyện mang thai. Đã từng mang thai và sinh đẻ, tôi thấy chuyện đó rất bình thường. Cảm giác sinh ra một đứa trẻ sau thời gian dài bầu bì vô cùng hạnh phúc. Thứ mà tôi sợ hãi chính là chuyện mình sinh ra hai đứa trẻ rồi phải giao lại cho người ta. Dù chồng tôi luôn miệng phân tích rằng "trứng đó đâu phải của em nên con đó có phải là con của em đâu? Em chỉ giống như 1 osin chăm sóc con cho người khác. Thay vì chăm sóc bé đã ra đời thì giờ em dùng bụng mình chăm sóc bé . Nếu anh đẻ được anh cũng làm. Mà các bạn ấy đã lo hết cho em cả. An toàn tuyệt đối em lo gì?".
Tôi lo gì? Tôi lo mình quên mất mình đang mang thai hộ. Tôi lo mình sau 9 tháng 10 ngày không nỡ dứt bỏ hài nhi ấy. Tôi lo mình sẽ không thể cầm lòng được mà thương nhớ chúng khôn nguôi. Tôi đang là một người mẹ. Tôi đang là một con người có tri thức. Nhưng chồng tôi dường như chẳng quan tâm đến những thứ đó. Chồng tôi chỉ coi việc này như sản xuất ra một sản phẩm và bán sản phẩm đó với giá cao, vậy thôi.
Tôi bảo chồng tôi: "Hai đứa trẻ kia lớn lên sẽ trả lời mọi người thế nào về ba mẹ chúng? Người ba thì dễ rồi. Tinh trùng của ai thì người đó là ba. Thế còn người mẹ? Ai là mẹ chúng? Người bán trứng hay là em, người mang thai chúng? Anh đừng nói với em là cậu Gay trong 2 cậu kia nhé. Em không kỳ thị người đồng tính nhưng bắt tụi trẻ con phải hiểu MẸ là đàn ông thật quá sức chịu đựng với 1 đứa trẻ. Bạn bè chúng sẽ ném đá chúng thế nào? Chúng chả lẽ sẽ không bao giờ có bạn? Nếu anh hỏi con mình xem, con sẽ nói gì về đứa bạn có MẸ là một NGƯỜI ĐÀN ÔNG?".
Không! Tôi không kỳ thị các anh gay. Nhưng tôi không sao thoát khỏi ý nghĩ hãy để lũ trẻ của chúng ta được lớn lên một cách bình thường thay vì phải hiểu một phạm trù quá dị biệt như thế. Các anh có thể nhận con nuôi nếu các anh thèm có tiếng trẻ con. Làm ơn đừng tìm mọi cách sinh đẻ để được làm MẸ. Chữ MẸ thiêng liêng đang bị các anh bóp nát rồi.
Về MẸ thật của đứa trẻ. Người bán trứng mãi mãi không biết con mình ở đâu. Người mang thai hộ như ý của chồng tôi thì cũng chỉ coi chúng là sản phẩm mà tôi làm ra với giá 500 triệu đồng. Và cả 2 anh gay kia chỉ cấp tinh trùng mà thôi. Đứa trẻ thực sự có nguồn cội không? Chúng sẽ lớn lên trong sự đàm tiếu của mọi người xung quanh. Ai bảo vệ chúng???? Mọi người có thấy đó là sự ác độc quá mức với hai đứa trẻ đó không???
Tôi chẳng giỏi viết văn. Tôi nói có thể rất lủng củng. Nhờ anh Tú biên tập lại. Tôi là một người MẸ quê mùa. Tôi chỉ biết thương lũ trẻ con. Đàn ông tệ hại đã khiến phụ nữ chúng tôi bất hạnh rồi. Giờ đến cả những người mang giới tính thứ 3, những người tự nhận mình là phụ nữ trong thân xác đàn ông nữa, các anh thèm muốn có con nên bằng mọi giá để có con. Các anh nghĩ chỉ cần yêu thương chúng là đủ ư? Có ai nghĩ đến những đứa trẻ ấy sẽ sống sao sau khi các anh chết đi không? Người ta bảo: Cha mẹ có thể chọn con nhưng con không thể chọn cha mẹ. Là các anh đã chọn chúng và bắt chúng từ khi sinh ra đã khác biệt với phần còn lại của thế giới. Các anh có nghĩ rằng mình ác độc với chúng không?
Tôi là phụ nữ. Tôi cũng là một người mẹ. Dù rất cần tiền nhưng nếu mang thai hộ cho những phụ nữ hiếm muộn, tôi sẵn sàng, dù số tiền có thể không "khủng" thế này. Tôi đang cần tiền thật. Tôi sẵn sàng làm mọi thứ để có tiền cứu chồng tôi. Nhưng mang thai hộ cho 2 người này thì tôi không thể làm được... Chưa kể, đó còn là hành vi vi phạm pháp luật.
Tôi từ chối có ác quá với chồng mình không? Tôi sẵn sàng đi thăm nuôi anh, ở vậy đợi anh ra tù. Nhưng nếu tôi mang thai hộ 2 người này, tôi sẽ ở tù cả đời trong lương tâm của mình, tôi đã bỏ tù 2 đứa trẻ nếu tôi sinh ra nó. Tôi có sai không? Tôi có quá cổ hủ và lạc hậu không? Mong anh Tú và mọi người hãy cho tôi câu trả lời!
Nữ phạm nhân xúc động khi nhắc tới con thơ Bị kết án 20 năm tù vì hành vi mua bán ma túy nhưng vì đang nuôi con nhỏ nên Lê Thị Hải Yến, SN 1991 ở Móng Cái, Quảng Ninh được hoãn thi hành án, chờ cho đến khi con gái đủ 36 tháng tuổi mới phải thi hành. Vì thế mà mỗi lần nhắc đến con, người mẹ trẻ này lại...