Năm nhà ngoại giao tại trụ sở LHQ nhiễm virus SARS-CoV-2
Ngày 27/10, toàn bộ các cuộc họp trực tiếp tại trụ sở của Liên hợp quốc (LHQ) tại New York (Mỹ) đều bị hoãn lại do 5 nhà ngoại giao thuộc phái bộ của một nước thành viên tại LHQ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Quang cảnh một phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ảnh: Hữu Thanh/PV TTXVN tại New York
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, nêu rõ: “Ban Thư ký LHQ ngày 26/10 đã được một phái đoàn thường trực thông báo rằng họ có 5 nhân viên mắc COVID-19. Cơ quan y tế của LHQ ngay lập tức bắt tay vào truy vết tiếp xúc với sự hợp tác đầy đủ của phái bộ này. Do vậy, toàn bộ các cuộc họp trực tiếp của LHQ bị hoãn lại trong ngày 27/10″.
Mặc dù, ông Dujarric không tiết lộ tên nước mà phái bộ của LHQ đang hoạt động có 5 nhân viên mắc COVID-19. Tuy nhiên, theo các phương tiện truyền thông, 5 nhà ngoại giao mắc COVID-19 đến từ Niger, nước thành viên của Hội đồng bảo an LHQ gồm 15 thành viên. HĐBA LHQ có cuộc họp trực tiếp gần đây nhất là vào ngày 22/10 vừa qua.
Các nhà ngoại giao cho biết những người tham dự cuộc họp ngày 22/10 đang được tiến hành xét nghiệm và cuộc họp trực tiếp thảo luận về tình hình Syria dự kiến vào ngày 27/10 thay vào đó sẽ diễn ra dưới hình thức trực tuyến.
Theo ông Dujarric, tính tới tối 27/10, trong toàn bộ hệ thống của LHQ có 132 ca mắc COVID-19, trong đó có 10 nhà ngoại giao thuộc các phái bộ thường trực của LHQ ở những nước thành viên liên quan và 45 nhân viên quốc tế.
Video đang HOT
* Trong khi đó, Văn phòng Tổng thống Nam Phi ngày 28/10 thông báo Tổng thống Cyril Ramaphosa bắt đầu thực hiện việc cách ly sau khi tiếp xúc với một quan chức mắc COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, trong một thông báo, Văn phòng Tổng thống cho biết hôm 24/10 vừa qua ông Ramaphosa đã dự một bữa tiệc tối và một trong những thực khách tại bữa tiệc sau đó được xác định đã nhiễm virus SARS-CoV-2.
Hiện sức khỏe của Tổng thống Ramaphosa ổn định và không có biểu hiện triệu chứng của người mắc COVID-19. Tổng thống sẽ được xét nghiệm nếu xuất hiện nếu có dấu hiệu nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trước đó, một loạt quan chức cấp cao của Nam Phi đã lần lượt mắc COVID-19, trong đó có Bộ trưởng Y tế Zweli Mkhize vẫn đang trong giai đoạn cách ly. Đa số trường hợp này sau đó đã hồi phục.
Tính đến hết ngày 27/10, Nam Phi ghi nhận 717.851 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 19.053 ca tử vong. Tuy nhiên, trong số này, 647.833 ca đã khỏi bệnh, chiếm tới hơn 90%, qua đó đưa Nam Phi trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 hồi phục cao nhất thế giới.
Tin tặc Iran bị Mỹ phát hiện vì phạm lỗi ngớ ngẩn
Chuyên gia phân tích của Mỹ nhanh chóng chỉ mặt các tin tặc Iran gửi hàng ngàn email mạo danh để đe dọa cử tri Mỹ kèm theo video giả vờ hệ thống thống bầu cử Mỹ bị tấn công dựa trên những lỗi ngớ ngẩn mà tin tặc để lại, Reuters dẫn 4 nguồn tin nắm được vấn đề cho biết.
Cờ Mỹ và Iran được chuyển đi sau phần chụp ảnh chung trong cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran tại Vienna năm 2015. (Ảnh: Reuters)
Những lỗi đó tạo cơ hội để các chuyên gia Mỹ tìm ra và công khai chỉ mặt thủ phạm chỉ trong vòng mấy ngày, dù bình thường phải mất vài tháng để phân tích kỹ thuật và nhờ hỗ trợ tình báo.
"Hoặc họ phạm lỗi ngớ ngẩn hoặc muốn bị tóm. Chúng tôi không lo ngại hoạt động này là kiểu đánh lạc hướng vì đã có bằng chứng khác nữa. Đó là Iran", một quan chức giấu tên của chính phủ Mỹ nói.
Các hacker Iran gây ra không hẳn nghĩa là nhóm này làm việc thay chính phủ Iran. Giới chức Iran phủ nhận cáo buộc từ phía Mỹ.
"Những cáo buộc đó không khác gì một kịch bản nữa để làm suy yếu niềm tin của cử tri vào khả năng bảo đảm an toàn cho bầu cử Mỹ, và nó thật nhảm nhí", ông Alireza Miryousefi, phát ngôn viên phái đoàn Iran tại Liên Hợp quốc ở New York, nói.
Ngày 21/10, giám đốc tình báo quốc gia Mỹ John Ratcliffe nói rằng cả Nga và Iran đều có gắng can thiệp vào các hoạt động tiến tới cuộc bầu cử Mỹ. Các cơ quan tình báo vẫn đang phân tích xem chính xác Iran chỉ đạo ai thực hiện và ý định của họ là gì, 3 nguồn tin cho biết.
Chỉ trong vài giờ sau khi video được lan truyền, các quan chức tình báo và các nhà cung cấp dịch vụ email như Google và Microsoft bắt đầu phân tích mã máy tính xuất hiện trên đoạn phim đó.
Email, nội dung là yêu cầu các cử tri chuyển sang ủng hộ đảng Cộng hòa và bỏ phiếu cho Tổng Donald Trump, hoặc "chúng tôi sẽ theo các người", có vẻ xuất phát từ địa chỉ email chính thức của nhóm Proud Boys nhưng địa chỉ không đúng. Các chuyên gia an ninh cho biết nhóm Proud Boys phủ nhận đứng sau hoạt động này.
Dù cố làm mờ một số chi tiết trong video để che giấu danh tính, các tin tặc đã không che tất cả thông tin liên quan.
Video làm lộ màn hình máy tính của các tin tặc khi họ nhập lệnh và giả vờ tấn công hệ thống đăng ký bầu cử. Các chuyên gia phát hiện những đoạn tiết lộ mã máy tính, đường dẫn tập tin, tên tập tin và địa chỉ IP.
Các chuyên gia an ninh tìm thấy địa chỉ IP thông qua dịch vụ Worldstream có liên quan đến hoạt động tin tặc trước đây từ Iran, các nguồn tin cho biết.
Các nhà phân tích đã đối chiếu manh mối sót lại trong video với dữ liệu từ những nguồn tin báo khác, bao gồm cả thông tin lấy từ việc đánh chặn thông tin liên lạc.
Hai chuyên gia an ninh giấu tên nói với Reuters rằng họ từng thấy các tin tặc Iran dùng hạ tầng của hãng Worldstream ở Hà Lan để tiến hành nhiều vụ tấn công mạng trong những tháng gần đây.
Wouter van Zwieten, giám đốc pháp lý của Worldstream, cho biết hãng này đã đình chỉ tài khoản liên quan đến địa chỉ IP bị nghi ngờ và Trung tâm an ninh mạng quốc gia Hà Lan đang xem xét vấn đề.
Bên cạnh việc gửi hàng ngàn email đến cử tri ở nhiều bang như Florida, các tin tặc còn cố gắng chia sẻ video thông qua nhiều tài khoản giả trên Facebook và Twitter. Một tài khoản tự nhận là "Chiến binh của Trump" chia sẻ một đường dẫn video kèm theo bình luận: "Có vẻ họ đã tấn công hệ thống bầu cử".
Ba năm bí mật điều tra dòng tiền tranh cử của Trump Năm 2016, khi ngày bầu cử cận kề, Trump góp cho chiến dịch của ông 10 triệu USD, số tiền bị nghi liên quan đến một ngân hàng Ai Cập. Sau khi Tổng thống Donald Trump đắc cử, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt đầu làm việc với các công tố viên tại Washington để điều tra về mối liên hệ...