“Năm ngoái thầy cô Lạng Sơn xung phong chấm thi nhưng năm nay lại sợ”
Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Lạng Sơn nói về nỗi niềm giáo viên được triệu tập đi chấm thi THPT quốc gia tại địa phương năm nay.
Chiều 1/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019 đi kiểm tra công tác chấm thi tại tỉnh Lạng Sơn.
Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Lạng Sơn cho biết, năm nay địa phương có 8.832 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 597 thí sinh tự do. Năm nay, Lạng Sơn phối hợp với lực lượng A03 Bộ Công an thực hiện các biện pháp kỹ thuật hay còn gọi là “phá sóng” ở nơi làm phách bài thi. Huy động 81 giáo viên chấm thi tự luận và bắt đầu chấm thi từ 2/7 và dự kiến 6/7 hoàn tất.
“Năm ngoái các thầy cô xung phong đi chấm thi nhưng năm nay có tâm lý e sợ”, ông Tuấn chia sẻ. Tuy nhiên, ông Tuấn cho hay địa phương đã trấn an, động viên các thầy cô nếu làm việc nghiêm túc thì không áp lực.
“Tôi xin hứa với Thứ trưởng sẽ làm sao để kỳ thi diễn ra công bằng, nghiêm túc và lấy lại niềm tin của dư luận”, ông Tuấn nói.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay việc nắm chắc quy trình là hết sức quan trọng. “Kỳ thi năm 2019 là kỳ thi rất khác, chính chúng ta thấy chưa bao giờ áp lực như năm nay. Năm nay khác với mọi năm, kỳ thi năm nay không phải chỉ kiểm tra đánh giá đơn thuần về mặt chuyên môn mà cả hệ thống chính trị vào cuộc và yêu cầu việc chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân”, ông Độ nói.
Do đó Thứ trưởng Độ yêu cầu các cán bộ tuyệt đối không được làm sai quy chế. Đảm bảo việc chấm thi công bằng, nghiêm túc.
Video đang HOT
“Cùng đó phải khẳng định việc không có gian lận, tiêu cực trong chấm thi. Muốn vậy cần phải có thống nhất trước với nhau về các công việc”.
Trong quá trình chấm nếu phát hiện ra những gì bất thường thì các cán bộ chấm cần phải báo cáo ngay với các trưởng ban chấm để có hướng giải quyết, xử lý kịp thời.
“Những thông tin về bài làm của các thí sinh, dù có ngô nghê hay gì đi nữa,… các giáo viên cũng cần chú ý tuyệt đối không được thông tin ra ngoài”, Thứ trưởng Độ lưu ý.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
Giám sát chặt khâu chấm thi
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo những ngày này liên tục kiểm tra công tác chấm thi THPT quốc gia tại các địa phương
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ ngày 30-6 đã trực tiếp đi kiểm tra công tác chấm thi của hội đồng thi Bình Định. Các đoàn công tác của Bộ GD-ĐT cũng đi kiểm tra khâu chấm thi tại Lào Cai, Lai Châu, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội...
Tuyệt đối không để sai sót
Tại Bình Định, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh việc chấm thi phải an toàn, nghiêm túc, trung thực, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, gian lận hoặc sai sót.
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, cán bộ chấm thi của Trường ĐH Quy Nhơn sẽ chấm 17.746 bài thi trắc nghiệm môn toán, 17.255 bài thi trắc nghiệm tổ hợp khoa học tự nhiên, 11.550 bài thi thuộc tổ hợp khoa học xã hội, trong khi đó, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định sẽ chủ trì chấm 17.572 bài thi ngữ văn cho các thí sinh của tỉnh này.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019, cũng đã kiểm tra công tác chấm thi của hội đồng thi Hà Nội. Theo ông Phạm Văn Đại, Trưởng Ban Chấm thi Hội đồng thi Sở GD-ĐT Hà Nội, Hà Nội đã huy động 519 cán bộ tham gia công tác chấm thi. Đây là giáo viên của các trường THPT trên địa bàn cũng như từ các trường ĐH phối hợp, trong đó 58 cán bộ thuộc tổ chấm kiểm tra. Hà Nội bắt đầu chấm thi từ ngày 30-6 và dự kiến việc quét các bài thi trắc nghiệm sẽ hoàn tất vào ngày 1-7.
Hội đồng thi Lạng Sơn đã họp ban làm phách và tiến hành việc làm phách từ ngày 29-6. Trong ngày 29-6, Lạng Sơn đã bàn giao toàn bộ bài thi cũng như các phòng trang bị máy chấm cho Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lạng Sơn, cho biết với môn thi tự luận, từ chiều 1-7, Lạng Sơn sẽ họp ban chỉ đạo cũng như 80 cán bộ tham gia và sẽ bắt đầu chấm từ ngày 2-7. Dự kiến ngày 7-7, Lạng Sơn sẽ hoàn tất việc chấm thi tự luận cho hơn 8.000 thí sinh, ngày 14-7 sẽ thông báo kết quả thi đến các thí sinh.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra việc chấm thi tại Hà Nội ngày 30-6. Ảnh: THANH HÙNG
Thanh tra tại 63 hội đồng
Để hạn chế tối đa tình trạng tiêu cực trong khâu chấm thi, Bộ GD-ĐT đã đưa ra nhiều giải pháp kỹ thuật. Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho hay phần mềm chấm thi trắc nghiệm đã được cải tiến tối ưu, việc chấm thi trắc nghiệm có quy trình rất rõ ràng. Ông Trinh cho biết thêm các bài thi trắc nghiệm của thí sinh sẽ được đánh phách điện tử. Người chấm nếu nhìn thấy bài thi thì không nhìn thấy phách, còn nhìn thấy phách thì không thấy bài của thí sinh.
Phiếu trả lời trắc nghiệm được quét theo từng phòng thi. Thư ký cắt miệng túi bài thi, kiểm đếm phiếu trả lời trắc nghiệm đối chiếu với số phiếu trả lời trắc nghiệm ghi trên túi bài thi và phiếu thu bài, chuyển phiếu trả lời trắc nghiệm cho cán bộ kỹ thuật nạp vào máy quét. Quét xong phiếu trả lời trắc nghiệm của túi nào, phiếu trả lời trắc nghiệm được thư ký kiểm đếm, đóng lại túi đó và niêm phong theo quy định. Phần mềm chấm thi cũng chỉ cho phép người dùng sửa ở những chỗ bị lỗi, còn những chỗ không bị lỗi thì không thể tác động vào.
Bộ GD-ĐT cho hay camera an ninh giám sát sẽ ghi hình tại các phòng bảo quản bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm. Các hội đồng chấm phải có bộ lưu điện dự phòng bảo đảm hoạt động liên tục kể cả khi mất điện lưới. Ngay sau khi kết thúc công tác chấm thi, thiết bị lưu trữ của camera được niêm phong và lưu giữ ít nhất một năm.
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ GD-ĐT đã thành lập các đoàn thanh tra chấm thi đến tất cả 63 hội đồng thi với số lượng nhiều hơn năm ngoái. Bên cạnh 2 cán bộ từ trường đại học, thành phần các đoàn thanh tra sẽ có thêm một thanh tra là cán bộ địa phương. Đặc biệt, thanh tra sẽ không làm việc tại địa phương mình.
Chấm thẩm định 5% bài thi ngữ văn
Về chấm thi tự luận, ông Mai Văn Trinh cho rằng ở khâu đánh phách sẽ thực hiện triệt để việc cách ly đánh phách, thực hiện chấm thi 2 vòng độc lập. Việc chấm môn tự luận sẽ có tối thiểu 5% số bài thi được đưa ra để chấm thẩm định. Mục đích của việc chấm kiểm tra tối thiểu 5% là nhằm xem liệu việc chấm vòng 1 và vòng 2 có đều tay hay không, qua đó có hướng xử lý nếu có vấn đề phát sinh.
Theo nguoilaodong
Xử lý thế nào nếu điểm bài thi Ngữ văn lệch nhau giữa 2 lần chấm? Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT đưa ra tình huống cụ thể về các tình huống khi xử lý kết quả chấm thi tự luận (môn Ngữ văn) và cách xử lý. Ảnh minh họa/internet Cụ thể quy định trong quy chế như sau: Trường hợp điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ...