Nấm móng chân Điều trị và phòng ngừa
Bệnh nhiễm nấm ở móng chân là một bệnh trường gặp tuy nhiên lại rất ít trường hợp phát hiện ra sớm để điều trị kịp thời.
Nấm móng chân thường do những loại nấm và mốc có tên sau gây ra: Nấm dermatophyte, Nấm Candida, Nấm mốc ( Seopulariopsis, Hendersonula…)
Biểu hiện
- Móng chân trở nên dày lạ thường, bề mặt móng sần sùi.
- Móng chân đổi sang màu nâu hoặc màu vàng
- Móng chân trở nên giòn và dễ vỡ
- Xuất hiện mùi khó chịu
Bệnh dễ lây
Video đang HOT
Nấm móng chân là một dạng nhiễm trùng khá phổ biến. Bạn sẽ rất dễ bị mắc bệnh nếu như đi chân trần vào phòng thay đồ chung hay phòng tắm công cộng. Đặc biệt các dạng nấm rất ưa sống ở những môi trường nóng ẩm. Chính vì vậy bạn sẽ bị nấm xâm nhập nếu luôn để cho bàn chân không được khô ráo. Khi bạn bị nấm tấn công, nó sẽ nhanh chóng lan rộng ra từng ngón chân, và lây từ ngón này sang ngón khác hay từ chân nọ sang chân kia và hơn thế nữa nó còn có thể lây lan tới các móng tay.
Điều trị
Nếu bị nấm móng chân bạn có thể sử dụng một số loại thuốc dạng viên nén, dạng dung dịch, kem bôi ngoài da hay loại dầu bóng móng chân có chứa thành phần amorolfine và ciclopirox, dùng để thoa lên những móng chân bị nấm, mỗi tuần 2 lần.
Nếu bị nấm móng ở thể nặng hay nhiễm bệnh ra nhiều ngón chân, cần dùng những loại thuốc có tác động mạnh hơn, chứa thành phần itraconazole và terbinafine. Tuy nhiên, nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc lựa chọn và cách dùng thuốc.
Cũng xin nói thêm rằng, thông thường trong việc điều trị nấm móng chân, bạn cần phải dùng đến kháng sinh nhưng ngay cả khi tình trạng của bạn được cải thiện, bạn cũng cần phải dùng đủ và dùng hết liều kháng sinh được kê, để tránh bị ‘lờn’ thuốc về sau. Nếu muốn thay đổi loại thuốc, bạn cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trong thời gian dùng thuốc kháng nấm, bạn cần hạn chế hay tốt nhất là tránh xa rượu, bia và những đồ uống có chứa cồn khác. Nếu không sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với gan.
Bí kíp phòng ngừa bệnh nấm móng chân
- Nên mang dép, giày hay những đồ bảo vệ đôi chân khác khi sử dụng phòng tắm chung, phòng thay đồ hoặc toilet. Bởi đó đều là những môi trường sống thích hợp giúp cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển.
- Luôn rửa chân và giữ cho chúng được khô ráo mỗi ngày. Có thể sử dụng phấn bột dùng để thoa vào chân, giúp hút hết hơi ẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột ngô để hút ẩm.
- Thay tất mỗi ngày. không nên đeo tất từ ngày này qua ngày khác. Nên chọn những đôi tất có chất liệu thoáng có như tơ nhân tạo. Mồ hôi chân chính là điều kiện thuận lợi giúp cho các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở.
- Luôn cắt tỉa móng chân cẩn thận, đều đặn, theo dáng ngón chân, không nên để quá dài
- Không nên dùng chung các dụng cụ cắt tỉa móng chân. Cho nên, bạn hãy hạn chế cắt, tỉa, sơn hay ngâm móng chân ở tiệm.
- Đeo giày và tất vừa với cỡ chân. Không nên chọn những đôi tất hay đôi giày quá chật, sẽ rất dễ bị nấm móng.
- Thường xuyên rửa chân bằng nước và xà phòng.
Theo SKDS
Phòng bệnh thoái hóa khớp như thế nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đó là chân lý muôn đời! Khi tuổi thọ con người gia tăng thì chúng ta càng có cơ hội đối mặt với bệnh thoái hoá khớp nhiều hơn.
Vậy để phòng ngừa hay đúng hơn là làm chậm sự xuất hiện của bệnh, chúng ta phải làm sao? Gác bỏ qua một bên yếu tố di truyền có tính chất "định mệnh" và thời gian "không ngăn cản được", những yếu tố gây bệnh khác chúng ta có thể tác động được.
- Trước hết là phòng tránh chấn thương, tai nạn. Nếu không may bị gãy xương hoặc bong gân, nên chọn cho mình những người thầy thuốc chuyên khoa vững tay nghề để được điều trị đúng mức, không nên dễ dãi điều trị ở các "lang vườn, bác sĩ không chuyên".
- Phòng chống nhiễm trùng khớp, đặc biệt tránh lạm dụng việc chích corticosteroid vào khớp và kiểm soát các bệnh mạn tính nếu có. Cần phát hiện kịp thời các hệ tật bẩm sinh hệ cơ - xương - khớp và điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao, bảo đảm chế độ làm việc và vệ sinh lao động để có một hệ cơ - xương - khớp "trẻ trung và vững chắc", tránh mập phì, tránh các bệnh nghề nghiệp...
- Khi phát hiện khớp đã bị thoái hoá, điều quan trọng là không lo âu, hốt hoảng, bình tâm nhìn vào sự thật, chấp nhận "sống chung hòa bình" với bệnh nếu có triệu chứng. Còn nếu chỉ có thấy tổn thương X-quang mà không có triệu chứng thì chẳng có gì mà đáng phàn nàn. Điều cốt lõi là tìm hiểu xem bệnh có đi kèm bệnh lý nào khác không để nhờ bác sĩ điều trị đến nơi đến chốn. Đồng thời phải xây dựng chế độ làm việc, sinh hoạt thích hợp, bảo vệ tối đa khớp bị bệnh, tập vật lý trị liệu đúng bài bản, sử dụng thuốc một cách cẩn trọng và đúng mức theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Vấn đề phẩu thuật được đặt ra khi cần thiết.
Suy cho cùng bản thân thoái hoá khớp là một yếu tố của cuộc đời người (và của cả động vật có hệ xương - khớp), bệnh chỉ gây phiền toái nhưng không gây tử vong. Âu cũng là chuyện thường tình khi qua một thời gian chịu đựng sức đè nén (tổng cộng có thể lên tới hàng triệu tấn) thì khớp bị hư mòn, thoái hoá. Thế nên cần phải thích nghi với bệnh để vẫn mãi yêu đời mà sống. Điều vần suy nghĩ là chăm sóc, bảo vệ các khớp đã có quá trình phục vụ, cống hiến và "tu sửa, bảo dưỡng" khớp khi cần.
Theo SKDS
Ngừa đái tháo đường từ thiên nhiên Curcumin (tạm dịch là nghệ), một hoạt chất chính tạo màu và hương vị đặc trưng của bột càri, có thể giúp làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2. Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này là một điều thú vị, song còn quá sớm để có thể biến curcumin thành một loại thuốc phòng ngừa bệnh đái...