Nấm mốc có thể gây bệnh hô hấp
Các bào tử nấm có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp dẫn đến ho, viêm đường hô hấp, khó thở, mệt mỏi, viêm xoang, viêm phế quản, dị ứng…
Nấm mốc có thể đe dọa đến tính mạng
Thời tiết nồm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh. Nấm mốc có thể xuất hiện ở những chỗ lộ thiên như tường nhà, trần nhà, sàn nhà, phòng vệ sinh, xung quanh vòi tắm hoa sen hoặc bồn tắm… Không phải loại nấm mốc nào cũng độc. Những loại màu đen hoặc có màu sắc sặc sỡ rất gây độc.
Nấm mốc có thể nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Theo đó, nấm mốc tạo ra các bào tử. Những bào tử này nhỏ như những hạt bụi nhỏ li ti trôi nổi trong không khí. Các bào tử nấm mốc này có thể gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe con người.
Nấm phát triển rất nhanh nếu điều kiện tốt nhưng cũng có thể hình thành sau nhiều năm kéo dài. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ phát hiện ra các mầm mống của nấm mốc khi chúng ở dạng bào tử và sẽ loại bỏ chúng thông qua ho hay hắt hơi. Nhưng ở một số người có hệ miễn dịch kém thì không phát hiện sự xâm nhập của các bào tử nấm vào cơ thể. Vì vậy chúng chui được vào sâu bên trong, nảy mầm trong phổi và gây viêm nhiễm.
Video đang HOT
Trẻ sơ sinh rất dễ bị ảnh hưởng sức khỏe bởi các loại nấm mốc. Ảnh: N.P.
Những đối tượng dễ bị ảnh hưởng sức khỏe bởi các loại nấm mốc trong nhà là trẻ em, trẻ sơ sinh, người già và những người sức khỏe kém. Triệu chứng của nhiễm nấm mốc bao gồm ho, thường xuyên thấy mệt mỏi, mắt và họng bị kích thích, đau đầu, da trở nên mẫm cảm hay buồn nôn. Ngoài ra, các bào tử nấm còn gây viêm nhiễm đường hô hấp dẫn đến ho, viêm đường hô hấp, khó thở, mệt mỏi, viêm xoang, viêm phế quản, dị ứng…
Cách tốt nhất để ngăn ngừa nấm mốc là mở cửa mỗi ngày, dùng quạt và các thiết bị hút ẩm để làm sạch các khu vực có nguy cơ cao như sàn nhà, tường nứt, cửa sổ… Khi nấm mốc có màu trắng là thời điểm tốt nhất để tiêu diệt nó. Bạn cũng có thể dùng dung dịch biôxit – một loại thuốc diệt nấm – để xử lý các vùng nấm mốc này. Lưu ý cẩn thận bởi cá hóa chất này cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Cải tạo tường ẩm mốc bằng vật liệu xốp chống ẩm Hàn Quốc.
Bạn cũng có thể lau chùi các nấm mốc màu đen trong phòng tắm hay bếp bằng thuốc diệt nấm mua tại các nơi bán đồ dùng chăm sóc vườn tược. Nên pha loãng chất này trước khi dùng.
Ngoài ra, cách hữu hiệu khác giúp ngăn ngừa nấm mốc là dùng các sản phẩm gạch ốp tường sinh học hoặc xốp ốp tường chống mốc. Bên cạnh công dụng trang trí, tăng cường tính thẩm mỹ cho không gian sống, loại sản phẩm này còn có khả năng chống ẩm tốt. Bạn cũng có thể tăng cường khả năng chống mốc trên bề mặt tường bằng cách sử dụng silicon kháng khuẩn tại các đường nối. Sản phẩm xốp ốp tường Hàn Quốc đang được Kovina phân phối trên toàn quốc.
Theo Datviet
Trời rét, trẻ mắc bệnh hô hấp tăng
Trời rét đậm kéo dài khiến số trẻ đến khám, nhập viện tăng khoảng 20% so với bình thường. Trong đó chủ yếu là các bệnh viêm đường hô hấp trên, đặc biệt nhiều trẻ sơ sinh bị biến chứng viêm phổi.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, thời gian vừa qua thời tiết đột ngột chuyển sang lạnh, nhiệt độ giảm sâu vào sáng sớm và chiều muộn khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp do sức đề kháng kém. Trong các bệnh thì viêm đường hô hấp trên không đáng lo, virus là nguyên nhân chính gây bệnh. Trẻ thường có biểu hiện sốt kèm ho, chảy nước mũi, hắt hơi, mắt kèm nhem... Nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn thì trẻ thường sốt cao, kèm theo đau đầu, nổi hạch, đau họng, đau bụng, amidan to... Trẻ dưới 2 tuổi hay bị do virus.
Theo tiến sĩ Dũng, nếu trẻ chỉ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn chơi bình thường thì cha mẹ có thể tự điều trị và theo dõi trẻ ở nhà. Có thể uống các thuốc ho thông thường, sốt thì hạ sốt, cho trẻ ở chỗ thoáng mát. Nếu thở nhanh, sốt cao lên, khó thở, ăn uống kém, mệt mỏi nhiều thì cần đưa con đến bệnh viện kịp thời.
Biện pháp dự phòng bệnh tốt nhất trong mùa lạnh là giữ sạch đường mũi, họng cho trẻ. Ảnh: N.P.
Viêm đường hô hấp dưới hay viêm phổi chia làm 2 loại. Nếu là viêm phổi thông thường, trẻ thường ho sốt, thở nhanh, nhưng vẫn ăn, chơi bình thường. Trẻ được chỉ định dùng kháng sinh đường uống, ở nhà theo dõi, cách 2 ngày lại vào viện khám 1 lần. Nếu là viêm phổi nặng với các biểu hiện có rút lõm lồng ngực, khó thở thì bắt buộc trẻ phải nhập viện điều trị và phải tiêm kháng sinh.
"Không nên lạm dụng kháng sinh đường tiêm khi chưa thật sự cần thiết. Lý do là tiêm kháng sinh có khả năng biến chứng nhiều hơn, sốc nhiều hơn. Vì thế, tiêm cho trẻ ở nhà rất nguy hiểm, nếu xảy ra vấn đề ở bệnh viện sẽ có điều kiện cấp cứu tốt hơn. Trường hợp bắt buộc như nhà xa, chưa kịp đưa con đi viện thì chỉ tiêm một mũi", tiến sĩ Dũng nói.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý viêm phổi ở trẻ sơ sinh diễn tiến nặng rất nhanh và biểu hiện không rầm rộ như trẻ lớn nên dễ bị bỏ qua.Bệnh ở trẻ lớn có những biểu hiện điển hình là sốt cao, ho nhiều; còn trẻ dưới 6 tháng tuổi đây không phải là dấu hiệu quan trọng. Nhiều bé thậm chí không sốt, không ho, nhưng đã bị viêm phổi rất nặng. Đặc biệt trẻ sơ sinh dưới 30 ngày tuổi khi bị viêm phổi thậm chí thân nhiệt còn hạ một chút.
"Có bé lúc đi khám mới bị viêm đường hô hấp, được về nhà điều trị. Nhưng chỉ sau 2 tiếng bế về nhà, trẻ đã có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, nhịp thở nhanh, là biểu hiện của viêm phổi", tiến sĩ Dũng nói.
Vì thế, bác sĩ khuyến cáo việc quan sát những dấu hiệu toàn trạng, đặc biệt là tình trạng bú của trẻ là rất quan trọng. Nếu thấy trẻ bú ít hơn bình thường, ngủ nhiều li bì bất thường, thở nhanh, ngực lõm hơn bình thường, đầu gật gù thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diễn biến nặng. Ngay cả khi trẻ ngủ nhiều hơn bình thường cũng có thể do bị bệnh.
Theo bác sĩ, biện pháp phòng bệnh tốt nhất chính là giữ sạch đường mũi, họng cho trẻ. Trong những ngày này, trời trở rét nhưng nhiệt độ trong ngày lại chênh lệch nhau nên cần đặc biệt chú ý đến cách ăn mặc cho trẻ. Mặc ấm vào buổi sáng và buổi tối, buổi trưa nhiệt độ tăng cần cởi bớt quần áo cho con. Lúc bắt đầu ngủ, trẻ thường nóng hơn người lớn nên chỉ cần mặc quần áo vừa đủ ấm, thoáng. Tuy nhiên, đến nửa đêm, cha mẹ cần đắp thêm chăn cho trẻ, tránh để con bị nhiễm lạnh.
Phụ huynh chú ý cho bé ăn uống đầy đủ chất, nên tắm vào buổi trưa khi trời ấm, vì nếu tắm buổi tối, trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh. Cha mẹ nên giữ cho môi trường trong nhà sạch sẽ, thoáng mát, thông khí tốt. Không nên đóng hết các cửa, cho bé chơi trong phòng kín, mà mở cửa khi trời ấm nhằm thay đổi không khí trong nhà.
Theo VNE
Cách phòng ngừa bệnh hô hấp khi giao mùa Giữ ấm khi đi ra ngoài vào buổi tối hoặc sáng sớm, hạn chế tiếp xúc với người bị cúm, tránh ăn đồ lạnh, bổ sung vitamin và khoáng chất... là một số cách phòng ngừa bệnh về hô hấp cho trẻ. Vào thu, nhiệt độ thay đổi thất thường, nắng hanh khô ban ngày và se lạnh buổi tối kèm theo sương...