Năm kỹ năng phát triển trẻ nên có
Bạn cần giúp trẻ tăng cường sự kết hợp của nhiều bộ phận cơ thể để phát triển đồng đều cả về thể chất và não bộ, trở nên hoạt bát hơn.
Tiến sĩ Jenn Mann, tác giả cuốn sách Superbaby: 12 cách giúp trẻ khởi đầu tốt trong ba năm đầu đời, cùng bác sĩ nhi khoa Claire McCarthy, Bệnh viện Nhi đồng Boston, Mỹ đưa ra một số kỹ năng trẻ nên có.
Tăng cường sự kết hợp của nhiều bộ phận cơ thể
Chẳng hạn, nếu trẻ có thể xếp chồng các hình khối lên nhau và giữ thăng bằng chúng trong khoảng thời gian nhất định, điều đó cho thấy cơ thể và não bộ của trẻ đang hoạt động song song. Sở dĩ, để làm được việc này, tay, chân và mắt cùng khả năng kiểm soát vận động phải phối hợp nhịp nhàng, giúp trẻ di chuyển và đặt các khối cân bằng với nhau.
Ngoài trò chơi này, bạn nên tìm hiểu và tạo ra nhiều hoạt động đòi hỏi kết hợp khả năng vận động cùng tư duy để trẻ thực hành ngay tại nhà. Trẻ sẽ được phát triển đồng đều cả về thể chất và não bộ, giúp tăng sức đề kháng và hoạt bát hơn.
Phát triển ngôn ngữ
Khi trẻ cố gắng diễn đạt một câu chuyện hoặc lời đề nghị bằng những từ ngữ rời rạc, bạn không nên phớt lờ nỗ lực đó. Nếu bạn càng nói chuyện nhiều, vốn từ trẻ tích lũy được sẽ ngày càng tăng. Đồng thời sự chú ý và khích lệ của bạn sẽ giúp trẻ bạo dạn, hay chia sẻ hơn. Khi còn nhỏ, điều này chỉ có ý nghĩa về mặt ngôn ngữ nhưng sẽ giúp hình thành mối liên hệ gần gũi giữa bạn và trẻ khi lớn lên.
Chẳng hạn, khi trẻ nói “Áo sơ mi của mẹ”, hãy mở rộng ý đó bằng cách hỏi lại “Đúng rồi, đây là áo của mẹ. Nó có vết bẩn nào hả con?” để khuyến khích trẻ nói nhiều hơn. Khi đọc sách cùng trẻ, bạn có thể đọc to một số từ ngữ và chỉ vào chúng trong trang sách. Nếu bắt gặp từ đó nhiều lần, trẻ có thể nhớ mặt chữ và cách đọc dù chưa học chữ.
Ảnh: Shutterstock
Sự khéo léo
Video đang HOT
Khi có sự khéo léo, trẻ làm việc gì cũng dễ dàng hơn. Bạn có thể bắt đầu dạy trẻ kỹ năng này thông qua việc sử dụng thìa, tự xúc trong bữa ăn. Mặc dù sẽ làm mọi thứ lộn xộn hơn so với khi được người lớn cho ăn, nhưng việc được tự xúc và học theo những gì bố mẹ làm trong bữa ăn cũng tạo cho trẻ sự hứng khởi riêng. Ngoài ra, một số hoạt động rèn khéo léo khác bạn có thể tham khảo gồm dạy trẻ xỏ dây giày, nặn đất, xé dán…
Xây dựng trí tưởng tượng
Với trẻ nhỏ, trí tưởng tượng có thể mở ra thế giới vô cùng đa dạng và nhiều màu sắc. Những món đồ chơi hữu ích để phát triển kỹ năng này gồm xếp hình lego, đóng kịch, vẽ tranh hoặc biến đồ tái chế thành sản phẩm có thể sử dụng… Chẳng hạn trẻ thích chiếc ôtô, bạn có thể mua nguyên liệu đa dạng để bé tự tạo ra một chiếc xe đúng với tưởng tượng. Việc này giúp hình thành khả năng sáng tạo, bồi đắp các ý tưởng và xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề bất ngờ trong cuộc sống.
Biết lắng nghe
Biết lắng nghe không chỉ là đứng yên và im lặng khi người lớn nói. Kỹ năng này hướng đến việc trẻ nghe và hiểu yêu cầu của bố mẹ, sau đó thực hiện theo. Do đó, trước khi yêu cầu làm gì, bạn cần chắc chắn đã thu hút được sự chú ý của trẻ. Khi trao đổi, bạn cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, ngắn gọn để trẻ hiểu trọn vẹn những gì bạn muốn nói.
Tuy nhiên, việc này cũng cần thực hiện theo nguyên tắc hai chiều, tức bạn cũng cần chú ý mỗi khi trẻ cố gắng diễn đạt điều gì đó. Chỉ khi là tấm gương tốt, việc dạy con của bạn mới dễ dàng.
Hotgirl nói 7 thứ tiếng Khánh Vy bật mí phương pháp nắm chắc phần thi Ngữ pháp tiếng Anh
Để làm được bài thi toàn diện, chúng ta cần nắm chắc kiến thức ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm); kỹ năng ngôn ngữ (sử dụng ngôn ngữ, đọc hiểu, viết). Trong đó, Ngữ pháp là phần chiếm khá nhiều điểm trong bài thi THPT Quốc gia.
Tác giả Trần Khánh Vy. Ảnh: NVCC
Ôn luyện các chủ đề ngữ pháp quan trọng:
- Mẫu câu cơ bản ( basic sentence patterns);
- Cấu trúc câu sử dụng tính từ ( structures with adjectives);
- Động từ nguyên thể ( infinitives) và danh động từ ( gerunds);
- Các dạng so sánh của tính từ ( comparison of adjectives);
- Phân từ quá khứ và phân từ hiện tại ( past and present participles);
- Giới từ chỉ thời gian, địa điểm; giới từ đi với tính từ... ( prepositions);
- Các thì của động từ ( verb tenses);
- Những cấu trúc câu sử dụng thì của động từ ( structures with verb tenses);
- Động từ tình thái ( modal verbs);
- Câu hỏi đuôi ( tag questions);
- Các dạng câu điều kiện ( conditional sentences);
- Đại từ và mệnh đề quan hệ ( relative pronouns/clauses);
- Liên từ trong câu phức ( conjunctions to link ideas);
- Dạng/ Câu bị động ( passive voice);
- Câu gián tiếp/ tường thuật ( indirect/reported speech).
Bí kíp :
Hãy dành một tới hai buổi học lý thuyết và làm bài tập thực hành, bởi một trong những cách học ngữ pháp tốt với mình là làm bài tập thực hành thật nhiều. Có nhiều khi mình không nhớ công thức, nhưng vì làm nhiều và thành ra quen, nên mình vẫn làm được, từ đó công thức và cấu trúc ngấm từ khi nào.
Các bạn có thể tìm các quyển sách tham khảo ngữ pháp để làm, hoặc vào hai trang web này để làm các bài tập ngữ pháp:
https://www.perfect-english-grammar.com/grammar-exercises.html
https://learnenglish.britishcouncil.org/grammar/beginner-to-pre-intermediate/articles-1
Nhiều bạn nghĩ, nếu thế thì sẽ phi thẳng trực tiếp vào các bài thực hành để làm luôn mà bỏ qua phần học lý thuyết nhàm chán. Chúng ta đừng nên đốt cháy giai đoạn như vậy. Vì nếu không có sẵn những kiến thức nền để thực hành, thì lúc làm bài tập với một cái đầu trống rỗng và chủ yếu dựa vào việc đoán mò hoặc làm bừa thì chúng ta sẽ dễ nản lắm, và vô hình chung lại tạo cho mình một mớ bòng bong không đầu không cuối. Bên cạnh học và nhớ các cấu trúc của ngữ pháp, bạn còn một câu hỏi để hỏi cô giáo và bản thân mình: ngữ pháp này dùng để làm gì, tại sao con người lại dùng nó? Khi hiểu rõ mục đích như vậy, bạn sẽ cảm thấy thông suốt hơn nhiều.
Ngoài ra, khi bạn học và làm bài tập về một phần ngữ pháp nào đó rồi, hãy cố gắng tối đa để ghi nhớ bằng cách đọc to những câu trong bài tập, những câu sử dụng cấu trúc ngữ pháp vừa học. Điều này giúp bạn phối hợp các giác quan, cả nghe, đọc, nhìn, viết, để lưu tâm và ghi nhớ kiến thức.
Viết đi viết lại trên giấy bút cũng là cách mình áp dụng để ghi nhớ. Dù có làm các bài tập trên máy tính hay các thiết bị điện tử khác, mình vẫn thường tự viết lại những cấu trúc và ví dụ do mình tự nghĩ ra vào một quyển vở riêng, và cách này cực hiệu quả với mình.
(Trích từ cuốn sách đầu tay "Tiếng Anh không khó - Đừng nhăn nhó" của 2 tác giả trẻ Khánh Vy và Thiện Khiêm, phát hành ngày 5/7/2020).
Cuộc đối thoại 'sòng phẳng' giữa học sinh và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế Cuộc gặp mặt, đối thoại định hướng nghề nghiệp lần đầu tiên giữa lãnh đạo tỉnh và những người có trách nhiệm tại Thừa Thiên -Huế với gần 500 học sinh diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, sòng phẳng và hết sức thiết thực . Học sinh nêu ra nhiều câu hỏi thẳng thắn với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế - ẢNH:...