Năm huyền thoại về quốc tế hóa
Cùng với sự trưởng thành của quốc tế hóa, quá trình này ngày càng trở nên quan trọng và phức tạp. Đồng thời, nó cũng trở thành một khái niệm rắc rối và dễ nhầm lẫn.
Một huyền thoại đã tồn tại lâu đời là việc cho rằng sự hiện diện của sinh viên quốc tế trong trường sẽ tạo ra một văn hóa trường học mang tính quốc tế và giúp quốc tế hóa chương trình đào tạo của trường. (Ảnh mang tính minh họa)
Quốc tế hóa giờ đây không còn là một cái gì được thực hiện chỉ để “làm màu” trong ngắn hạn, mà đã được kết hợp vào tuyên bố sứ mạng của các trường, vào chính sách, chiến lược cũng như vào khung pháp lý quốc gia.
Điều này cho thấy quốc tế hóa đã chín muồi, và đã trở thành một khung pháp lý cho chính sách, thực tiễn và nghiên cứu trong giáo dục đại học.
Tuy nhiên, do quốc tế hóa được xem là một khái niệm quá quan trọng rộng và “nổi tiếng”, nên nó đã được dùng để mô tả bất cứ điều gì có liên quan đến toàn thế giới, mang tính chất liên văn hóa, toàn cầu hóa hoặc có bản chất quốc tế.
Tóm lại, nó đã trở thành một cụm từ thuận tiện để chỉ nhiều vấn đề và vì thế mất đi ý nghĩa và định hướng ban đầu. Bài viết này ngụ ý rằng trong nhiều năm qua đã có rất nhiều giả định – hoặc đúng hơn là các huyền thoại – về quốc tế hóa, và chúng cần được phơi bày và suy xét cặn kẽ. Dưới đây là 5 điều huyền thoại phổ biến nhất về quốc tế hóa:
Huyền thoại 1: Sinh viên quốc tế là tác nhân của quá trình quốc tế hóa
Một huyền thoại đã tồn tại lâu đời là việc cho rằng sự hiện diện của sinh viên quốc tế trong trường sẽ tạo ra một văn hóa trường học mang tính quốc tế và giúp quốc tế hóa chương trình đào tạo của trường. Mặc dù điều đó có thể là mong đợi của nhiều trường đại học, nhưng bức tranh thực tiễn lại hoàn toàn khác biệt.
“Các sinh viên quốc tế thường có khuynh hướng tụ họp lại với nhau và mỉa mai thay là chính họ lại có được nhiều kinh nghiệm liên văn hóa có ý nghĩa hơn các sinh viên nội địa mà không cần phải tiếp xúc quá sâu với nền lịch sử và văn hóa của nước bản địa.”
Video đang HOT
Tại nhiều trường đại học, các sinh viên quốc tế thường cảm thấy bị tách biệt về mặt xã hội cũng như về mặt học thuật, và thường phải chịu áp lực do sự khác biệt chủng tộc.
Thường thì các sinh viên trong nước rất hay chống đối, hoặc, ít ra là thường tỏ ra dửng dưng trong việc tham gia vào những đề án hợp tác đào tạo hoặc tiếp xúc với các sinh viên quốc tế – trừ những chương trình đào tạo do chính trường của họ hay do các giáo viên hướng dẫn xây dựng.
Các sinh viên quốc tế thường có khuynh hướng tụ họp lại với nhau và mỉa mai thay là chính họ lại có được nhiều kinh nghiệm liên văn hóa có ý nghĩa hơn các sinh viên nội địa mà không cần phải tiếp xúc quá sâu với nền lịch sử và văn hóa của nước bản địa.
Tình trạng này tất nhiên không đúng với tất cả các trường. Tuy nhiên nó cho thấy một vấn đề đối với giả thuyết ít bị nghi ngờ là việc tuyển sinh viên quốc tế sẽ giúp quốc tế hóa văn hóa trường học. Mặc dù đây là mục đích hoàn toàn chính đáng để thực hiện quốc tế hóa, nhưng thường thì mọi việc không diễn ra đúng như vậy, mà thay vào đó, nó chỉ che đậy những động cơ khác như tạo thêm nguồn thu cho trường, hoặc nỗ lực cải thiện thứ hạng của trường trên các bảng xếp hạng quốc tế.
Huyền thoại 2: Danh tiếng quốc tế là một thước đo chất lượng
Huyền thoại này dựa trên quan điểm là một trường đại học càng quốc tế hóa thì nó càng nổi tiếng ; quốc tế hóa ở đây được tính trên sự hiện diện của các sinh viên, giảng viên quốc tế, các chương trình đào tạo và công trình nghiên cứu, các thỏa thuận hợp tác và sự tham gia vào các hiệp hội và tổ chức quốc tế.
Điều này liên quan mật thiết đến quan điểm sai lầm là trường càng có danh tiếng quốc tế thì càng có chất lượng. Đã có nhiều ví dụ về những trường đại học có chuẩn tuyển sinh và tốt nghiệp đáng ngờ; những trường này hoàn toàn phụ thuộc vào doanh thu và “giá trị thương hiệu” của các sinh viên quốc tế.
Những trường hợp như vậy là bằng chứng đanh thép khẳng định rằng quốc tế hóa không phải lúc nào cũng tương đồng với chất lượng cao hay có chất lượng. Ngoài ra, huyền thoại này còn bị làm phức tạp thêm bởi cuộc đua tranh giữa các trường nhằm đạt thứ hạng cao trong các hệ thống xếp hạng như THE hay ARWU. Liệu các bảng xếp hạng có đo được chính xác tính quốc tế hóa của các trường hay không là một điều cần xem xét lại, và quan trọng hơn là liệu yếu tố quốc tế hóa có luôn là một chỉ số đáng tin cậy về chất lượng hay không.
Huyền thoại 3: Các thỏa thuận hợp tác, liên kết quốc tế
Mọi người thường tin rằng một trường đại học càng có nhiều thỏa thuận hợp tác, hoặc là thành viên của càng nhiều tổ chức quốc tế thì trường đó càng nổi tiếng và càng hấp dẫn đối với các sinh viên hoặc với các trường khác.
Tuy nhiên thực tiễn cho thấy rằng, hầu hết các trường thường không thể quản lý, thậm chí chẳng thu được lợi lộc gì từ hàng trăm thỏa thuận hợp tác như vậy. Việc duy trì các mối quan hệ chủ động và thành công đòi hỏi ở các trường nhiều đầu tư về nhân lực cũng như tài lực từ bản thân các giảng viên, các khoa, và phòng hợp tác quốc tế của các trường.
Vì vậy, nếu một trường có một danh sách dài lê thê các đối tác quốc tế thì danh sách đó chỉ có giá trị trên giấy mà thôi, chứ không hẳn đó là những mối quan hệ có hiệu quả. Một lần nữa, số lượng thường được xem là quan trọng hơn chất lượng, và danh sách các mối quan hệ quốc tế thường được dùng như một biểu tượng cho vị thế của trường, hơn là hồ sơ các mối quan hệ học thuật thiết thực.
Tuy vậy, xu hướng gần đây của các trường là cắt giảm các mối quan hệ xuống còn từ 10 đến 20 trường đối tác ưu tiên. Điều này có thể thúc đẩy các mối quan hệ toàn diện và bền vững, mặc dù cũng sẽ phần nào khiến các giảng viên và nhà nghiên cứu không hài lòng về cách tiếp cận quốc tế hóa theo kiểu chỉ đạo từ trên xuống, cũng như sự thu hẹp những quan tâm cá nhân về nghiên cứu và chương trình đào tạo quốc tế.
Huyền thoại 4: Kiểm định quốc tế
Chàng sinh viên từ chối lời mời của Cambridge
Dạy công dân kiểu Mỹ: “Bạn rất quan trọng”
Một lý tưởng giáo dục mô hình hay huyền thoại?
“Bildung”, cuộc phiêu lưu của một khái niệm
Việc được kiểm định từ các cơ quan đánh giá chất lượng của nước ngoài (thường là của Hoa Kỳ) hoặc được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định chuyên ngành thuộc khối ngành kỹ thuật và doanh thương hiện đang là xu thế phổ biến đối với các trường đại học tại khắp nơi trên thế giới.
Giả thuyết ở đây là, một trường càng được nhiều tổ chức kiểm định quốc tế công nhận thì trường đó càng có tính quốc tế hóa, và hiển nhiên là trường đó sẽ phải tốt hơn các trường khác. Điều này hoàn toàn không đúng. Việc được một tổ chức kiểm định quốc tế công nhận về chất lượng không thể khẳng định được phạm vi, quy mô hoặc giá trị của những hoạt động quốc tế trong giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng thông qua quan hệ với xã hội hoặc với doanh nghiệp.
Huyền thoại 5: Xây dựng thương hiệu quốc tế
Huyền thoại thứ 5 liên quan đến giả định sai lầm rằng mục đích của việc quốc tế hóa tại một trường đại học là để cải thiện thương hiệu hay vị thế quốc tế của trường đó. Điều này gây nhầm lẫn giữa kế hoạch tiếp thị quốc tế với kế hoạch quốc tế hóa một trường đại học.
Tiếp thị quốc tế là quảng cáo và xây dựng thương hiệu cho trường; trong khi quốc tế hóa lại là một chiến lược để tích hợp các yếu tố như tính quốc tế, liên văn hóa và toàn cầu vào mục tiêu sứ mạng của trường, vào những chức năng cơ bản của một trường đại học là giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.
Những mục tiêu, kết quả dự kiến và đầu tư vào một sáng kiến xây dựng thương hiệu toàn cầu hoàn toàn khác với những gì cần thiết để thực hiện quốc tế hóa học thuật của một trường.
Vì vậy, huyền thoại này chính là việc coi kế hoạch tiếp thị quốc tế tương đương với kế hoạch quốc tế hóa. Tuy nhiên, chúng ta không phủ nhận thực tế rằng một chương trình quốc tế hóa mang tính chiến lược và thành công có thể làm cho một trường được biết đến hơn trên thế giới, tuy nhiên đó không phải là mục tiêu mà chỉ là một sản phẩm phụ mà thôi.
Năm huyền thoại vừa nêu có một điểm chung, đó là người ta tin rằng những lợi ích từ việc quốc tế hóa hoặc từ một phần của quốc tế hóa có thể đo được bằng con số cụ thể – như là số lượng sinh viên, giảng viên quốc tế, số lượng các mối quan hệ quốc tế, chương trình liên kết đào tạo, các đề án nghiên cứu, kiểm định quốc tế, các chi nhánh trường tại nước ngoài, v.v… Việc lượng hóa những kết quả đạt được thành những chỉ số hoạt động cốt lõi có thể đáp ứng được những yêu cầu về sự minh bạch, tuy nhiên những chỉ số đó không thể nào đo lường được những tác động vô hình từ sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu và cộng đồng lên những lợi ích thu được từ quốc tế hóa.
Kết luận
Năm huyền thoại trên không hoàn toàn đúng với mọi trường đại học hay mọi quốc gia. Tuy nhiên, chúng phản ánh rất rõ những giả định sai lầm và rất phổ biến. Tất nhiên là trên thực tế còn tồn tại nhiều huyền thoại cũng như những sự thật căn bản về quốc tế hóa mà ta cần phải tranh luận và suy xét.
Theo VNN
Tuyển sinh trường quản trị khách sạn du lịch DCT, Thụy Sĩ
Lúc 17h30 ngày 22/7 tại khách sạn Movenpick, 83A Lý Thường Kiệt, HN và lúc 10h ngày 24/7 tại khách sạn Oscar, 68A Nguyễn Huệ, Q.1, TP HCM, ĐH Quản trị khách sạn DCT, Thụy Sĩ sẽ có buổi hội thảo tuyển sinh năm học 2011 - 1012.
Đại học quản trị khách sạn du lịch DCT là thành viên của Hiệp hội các trường quản trị khách sạn du lịch tốt nhất Thụy Sĩ - ASEH, Hiệp hội các trường New England, Mỹ (NEASC) và Hiệp hội các trường kinh doanh Mỹ (ACBSP).
Sinh viên học tại DCT được nhận hai bằng cấp quốc tế của Đại học Lynn (Mỹ) và Đại học DCT (Thụy Sĩ). Với bằng cấp này, nhiều cơ hội cho sinh viên thực tập hoặc làm việc ở Mỹ sau khi tốt nghiệp.
Trung tâm việc làm của DCT cũng thường xuyên tổ chức hội chợ việc làm tại trường giúp sinh viên trực tiếp phỏng vấn với đại điện các khách sạn, tập đoàn nổi tiếng và tìm được việc làm tốt ở Thụy Sĩ.
Chương trình đào tạo:
Cử nhân quản trị du lịch khách sạn cấp bằng kép của đại học Lynn University (Mỹ) và DCT (Thụy Sĩ). Thời gian học: 4 năm học bao gồm 4 kỳ học lý thuyết (6 tháng một kỳ) và 4 kỳ thực tập được hưởng lương (6 tháng một kỳ).
Sau đại học PGD quản trị khách sạn du lịch. Thời gian học: một năm bao gồm 6 tháng học lý thuyết và 6 tháng đi thực tập được trả lương.
Thạc sĩ MBA quản trị khách sạn du lịch (1-2 năm).
Các khóa học đầu bếp châu Âu bao gồm: chứng chỉ đầu bếp (3 tháng); Chứng chỉ đầu bếp cao cấp (6 tháng học 6 tháng thực tập có lương); Cao đẳng đầu bếp Châu Âu (9 tháng học 6-9 tháng thực tập); Cao đẳng cao cấp đầu bếp châu Âu (12 tháng học 6-12 tháng thực tập có lương); Bằng cử nhân nghệ thuật nấu nướng và quản trị nhà hàng (15 tháng học 6 tháng thực tập bắt buộc 3-9 tháng thực tập tuỳ chọn).
Cơ sở học của trường hiện tại đặt tại khu du lịch Vitznau, cách trung tâm Lucerne 20 km. Đầu năm 2012, DCT sẽ chuyển cơ sở học về ngay tại trung tâm Lucerne. Sinh viên học tại DCT được ở trong các phòng đôi hoặc ba theo tiêu chuẩn khách sạn. Phòng ở khép kín với đầy đủ trang thiết bị TV, tủ lạnh và hệ thống Internet không dây 24/24 thuận tiện cho việc học tập sinh hoạt. Các sinh viên được ăn ở miễn phí tại trường trong các kỳ nghĩ giữa kỳ.
Theo quy định của chính phủ Thụy Sĩ, sinh viên quốc tế học tập chuyên ngành quản trị khách sạn nhà hàng tối thiểu 6 tháng được đi thực tập hưởng lương 6 tháng với mức lương tối thiểu 2.150 CHF một tháng. Thực tập hưởng lương là phần bắt buộc trong chương trình đào tạo đại học, sau đại học hoặc thạc sĩ tại đại học quản trị khách sạn DCT. Sinh viên DCT được đảm bảo việc thực tập tại các khách sạn 4-5 sao tại Thụy Sĩ với mức lương hấp dẫn.
Theo GDO
Hội thảo - Cơ hội học bổng tại các trường ĐH công lập Anh Quốc Nhiều trường cho bạn lựa chọn đấy! Vào lúc 14h30 ngày 02/06/2011 tại văn phòng Công Ty Tư Vấn Du Học Baltic địa chỉ 19 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội tổ chức buổi hội thảo các trường Đại học Công lập hàng đầu tại Anh Quốc. Tham dự chương trình, sinh viên có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với Mr. Geoff...