Năm học tới, số lượng học sinh Thành phố Hồ Chí Minh tăng gần 31.000 em
Trong năm học tới, số học sinh các cấp của Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ tăng gần 31.000 học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa có báo cáo tổng kết năm học 2020 – 2021, công tác chuẩn bị cho năm học mới 2021 – 2022.
Theo đó, số học sinh của năm học 2021 – 2022 dự kiến sẽ tăng gần 31.000 học sinh, trong đó có khối công lập tăng gần 28.000 học sinh, còn lại là học sinh của khối ngoài công lập.
Ở các bậc học, tăng nhiều nhất là học sinh bậc tiểu học với hơn 31.500 học sinh, kế đến là mầm non với hơn 5.100 học sinh, còn lại là bậc trung học cơ sở.
Năm học tới, Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến tăng gần 31.000 học sinh (ảnh minh họa: P.N)
Theo lãnh đạo Sở cho biết, những quận tăng học sinh ở bậc tiểu học nhiều nhất, vẫn là những quận gia tăng dân số cơ học cao, quá trình đô thị hóa cao như thành phố Thủ Đức (quận 2,9 và Thủ Đức cũ), Bình Tân, huyện Bình Chánh, quận Gò Vấp, quận 12…
Áp lực học sinh gia tăng cao, làm tăng sĩ số học sinh ở mỗi lớp vượt cao so với chuẩn quy định (bậc tiểu học), học sinh được học 2 buổi mỗi ngày giảm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện…đều co hẹp. Học sinh tăng nhanh sẽ dẫn đến việc tăng số cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng biên chế thì sẽ làm tăng nguồn chi của ngân sách thành phố dành cho giáo dục.
Trong năm học này, thành phố sẽ đưa vào sử dụng 51 dự án, với 801 phòng học mới.
Năm học sắp tới, thành phố sẽ tiếp tục đảm bảo cho 100% con em sinh sống trên địa bàn có đủ chỗ học. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày sẽ vẫn chưa đạt được như mong muốn, chưa thể đáp ứng được yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.
Đại dịch COVID-19 là thách thức, cũng là cơ hội để ngành giáo dục chuyển đổi số
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng rất lớn đến xã hội cũng như đời sống người dân và ngành giáo dục đào tạo.
Bên hành lang Quốc hội, phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn - Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội xoay quanh vấn đề này.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn - Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội trả lời phỏng vấn báo Tin tức.
Thưa Bộ trưởng, Đại dịch COVID-19 đã có những ảnh hưởng như thế nào đến lĩnh vực giáo dục đào tạo trong thời gian qua?
Đúng là đại dịch COVID-19 đã gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng rất lớn đến ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các trường học phải chuyển sang dạy học trực tuyến, học sinh không được đến trường, kế hoạch học tập bị đảo lộn.
Do vậy, một điều rất đáng lo ngại, đó là chất lượng đào tạo có thể sẽ bị ảnh hưởng và phát sinh những vấn đề bất cập do học sinh ở nhà lâu; nhất là các cháu ở bậc tiểu học, việc học trực tuyến sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc học tập của các cháu, kể cả việc chăm sóc của các bậc cha mẹ đối với học sinh.
Đại dịch COVID-19 cũng đặt ra cho ngành GD&ĐT trước nhiều thách thức, nên ngành GD&ĐT cũng đã tính đến phương án làm sao để hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến GD&ĐT; đặc biệt không làm ảnh hưởng đến chất lượng.
Chúng tôi đã tính đến những biện pháp cụ thể khi các cháu được quay trở lại trường để học tập phải có những biện pháp để củng cố kiến thức, bồi đắp thêm những thiếu hụt về kiến thức do thời gian học trực tuyến khó có điều kiện để triển khai. Đặc biệt là bậc tiểu học cũng như các chuyên ngành đào tạo khác trong GD&ĐT cần phải được thực hành, cần trải nghiệm thực tiễn, cần có sự củng cố...
Chúng tôi cũng đã tính đến việc phải gia tăng nguồn học liệu hỗ trợ và điều chỉnh phương pháp dạy và học để làm sao trong thời gian học trực tuyến học sinh vẫn có thể tiếp thu được tốt nhất.
Chúng tôi cũng coi đại dịch lần này là một cơ hội để ngành GD&ĐT chuyển đổi số, đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường học liệu, trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện... Tôi nghĩ đại dịch COVID-19 vừa đặt ra những khó khăn, thách thức; nhưng tôi coi đây cũng là cơ hội để có thể đổi mới được việc chuyển đổi số.
Với những áp lực về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có thể đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của đất nước, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ ưu tiên những giải pháp mang tính đột phá nào, thưa Bộ trưởng?
Để thực hiện được những mục tiêu lớn mà Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra, đối với ngành GD&ĐT có rất nhiều việc lớn cần phải làm. Chúng tôi đã xác định những phần việc trọng tâm cần ưu tiên, có tính chất đột phá.
Một trong những việc ưu tiên chúng tôi xác định, đó là rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách, coi đây là việc làm hàng đầu. Bởi vì, bản thân cơ chế chính sách nó cũng là một nguồn lực. Nếu những cơ chế chính sách cũ, lạc hậu, không còn phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ cản trở rất nhiều.
Cho nên cần tiến hành rà soát những cơ chế chính sách cũ, điều chỉnh để ban hành những chính sách mới phù hợp hơn, giải phóng được nguồn lực, phát huy được yếu tố đổi mới sáng tạo trong giáo dục nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Bên cạnh đó, cần có những giải pháp khác cũng rất quan trọng, mang tính đột phá như chuyển đổi số trong GD&ĐT, việc hiện đại hóa hạ tầng cho GD&ĐT... Đặc biệt khâu củng cố, nâng cao chất lượng và đảm bảo đủ số lượng đội ngũ các nhà giáo từ bậc mầm non, phổ thông, đại học; nhất là đối với bậc đại học cần phát triển hệ thống các chuyên gia đầu ngành, chuyên gia giỏi, kỹ thuật hàng đầu. Đó là những giải pháp rất quan trọng chúng tôi sẽ triển khai trong thời gian tới.
Thưa Bộ trưởng, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thảo luận các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và chương trình xây dựng nông thôn mới. Vậy ở góc độ ngành GD&ĐT sẽ tham gia vào chương trình này như thế nào?
Các chương trình mục tiêu quốc gia nêu trên, ngành GD&ĐT vẫn có thể tham gia được rất nhiều việc. Chẳng hạn như đưa ra các giải pháp để xóa mù chữ cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi cũng như triển khai sách giáo khoa và bồi dưỡng giáo viên để dạy tiếng dân tộc...
Những vấn đề về kiên cố hóa trường lớp học từ bậc mầm non cho đến phổ thông hay tăng cường năng lực cho các trường dân tộc nội trú, các trường đại học của khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên...
Đó là những việc mà ngành GD&ĐT có thể tham gia trong chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và chương trình xây dựng nông thôn mới...
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Phòng Giáo dục quận 6 bác thông tin cấp 2 Hậu Giang dạy ôn khi giãn cách xã hội Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 6, ông Lưu Hồng Uyên bác bỏ thông tin trường Trung học cơ sở Hậu Giang vẫn tổ chức dạy học trực tiếp. Ngày 31/5/2021, Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận thông tin phản ánh của người dân cung cấp cho biết, dù thành phố chỉ đạo ngưng tất cả các hoạt...