Năm học mới từ những ước mơ và khát vọng
Năm học mới 2019-2020, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ đặc biệt nhấn mạnh vào lĩnh vực giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên.
Một trong những giải pháp được đưa ra để đẩy mạnh hoạt động này là xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm tới vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo nền tảng đạo đức, nhân cách cho các em.
Học sinh trường THPT Yên Hòa, Hà Nội trong buổi học đặc biệt về giá trị của ước mơ và khát vọng
Thực hiện yêu cầu này, ngay sau khai giảng 2 ngày, gần 2.000 học sinh THPT Yên Hòa đã được khởi động bằng một chương trình ngoại khóa thiết thực. Đáng nói là chương trình được thiết kế, hỗ trợ từ phụ huynh học sinh cùng lên kế hoạch và triển khai thực hiện với chủ đề “Sống ước mơ và khát vọng”.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng nhà trường cho biết chương trình nhằm giúp học sinh hiểu được giá trị của ước mơ và sức mạnh của ước mơ. “Học sinh không chỉ biết tập trung học tập và học một cách thụ động. Các em cần được khoi dạy những khát vọng để luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại thực hiện ước mơ của mình. Hơn nữa, các em cần thấu hiểu những giá trị tình yêu thương của thầy cô, bạn bè, gia đình trọng việc phát triển bản thân, sự nghiệp”- bà Nguyễn Thị Nhiếp chia sẻ.
Buổi học đặc biệt của học sinh trường THPT Yên Hòa đến từ diễn giả Đào Ngọc Cường – người thầy trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng sống và truyền thụ những giá trị đạo đức cho học sinh cả nước. Chia sẻ tại cuộc nói chuyện, ông Cường cho biết, xuất phát từ câu chuyện đời thật của bản thân, ông mong muốn chia sẻ cho thật nhiều học sinh trong cả nước để các em thấu hiểu được sự hy sinh của cha mẹ để các em có khát vọng mạnh mẽ nỗ lực vươn lên trong học tập, vượt qua mọi khó khăn, tránh xa các tệ nạn xã hội, biến ước mơ thành hiện thực.
“Tôi chia sẻ từ những gì tôi trải qua và đúc kết, những câu chuyện thực tế của bản thân tôi. Tôi đã từng tự lập từ bé do mẹ bị tâm thần và bố thương binh. Gia đình tôi rất nghèo nên tôi đã trải qua những năm tháng cơ cực. Chính vì sự quyết tâm cao của tôi đã vượt qua khó khăn và vươn lên như bây giờ. Giờ đây tôi muốn truyền thêm động lực cho các em học sinh, những thế hệ trẻ tương lai của đất nước”.
Bài học từ thực tế luôn có sức truyền cảm trực tiếp nhất tới tâm hồn học sinh thay vì chỉ học thụ động qua sách giáo khoa. Điều này đang được một số trường tận dụng trong việc đổi mới giáo dục đạo đức, tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Nhiếp, ngành giáo dục hiện có nhiều văn bản chỉ đạo về giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh nhưng chưa được các trường thực hiện thường xuyên và coi trọng.
“Giáo dục lối sống không thể làm ngay kết quả, nó cần có quá trình và cần sự tham gia của nhiều lực lượng. Quan niệm chỉ học đạo đức, lối sống khi chương trình sẵn sàng, chờ đồng bộ… là quan niệm sai lầm bởi mỗi một lứa học sinh là mất đi một thế hệ con người Việt Nam bị khuyết thiếu về đạo đức lối sống. Dạy đạo đức lối sống cần có quá trình và cần sự tham gia của nhiều lực lượng”- bà Nhiếp chia sẻ.
Theo anninhthudo
Người giáo viên miệt mài trên từng trang lịch sử
Thầy giáo Phan Hoàng Bách là một trong số những giáo viên luôn cố gắng tìm tòi những phương pháp dạy và học lịch sử bổ ích, hứng thú cho mỗi học sinh.
Một mùa khai giảng nữa lại về, mỗi chúng ta đều hân hoan chào đón năm học mới với niềm hi vọng gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.
Video đang HOT
Năm học mới vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội để mỗi thầy cô thể hiện khả năng dạy học của mình, dìu dắt từng thế hệ học sinh đi tới chân trời của tri thức và khát vọng.
Ngày nay, một bộ phận không ít học sinh đang dần xa cách với môn Lịch sử xem môn học này chỉ là môn học thuộc lòng và không có ý nghĩa gì đặc biệt trong cuộc sống của mỗi người.
Những suy nghĩ trên thật sai lầm bởi xét về thực tế, nếu không có lịch sử thì dân tộc của mỗi đất nước sẽ không đúc kết được những bài học thấm thía, sâu sắc như ngày hôm nay, bởi học lịch sử là mỗi chúng ta đúc rút những kinh nghiệm từ quá khứ để soi rọi vào chính bản thân mình ở hiện tại.
Đã từng có nhà văn nói rằng: "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng s ú ng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác".
Câu nói trên khuyên nhủ mỗi người cần phải nâng niu và trân trọng quá khứ bởi đó là một phần kí ức, một phần kinh nghiệm không thể thiếu được trong cuộc đời của mỗi con người.
Điều này thực sự đòi hỏi giữa giáo viên và học trò phải có những nỗ lực rất lớn mới có thể khám phá hết vẻ đẹp của môn học này.Trong mỗi tiết dạy lịch sử, người học luôn muốn được trải nghiệm những phương pháp mới mẻ và thú vị để có thể thêm yêu quý, trân trọng môn học này hơn.
Trong rất nhiều thầy cô giáo giảng dạy môn Lịch sử, thầy giáo Phan Hoàng Bách là một trong số những giáo viên luôn cố gắng tìm tòi những phương pháp dạy và học lịch sử bổ ích, hứng thú cho mỗi học sinh.
Thầy Bách đến với môn học lịch sử này bằng niềm đam mê được nuôi dưỡng từ khi thầy đang học trên ghế nhà trường, với một sinh viên trẻ, thế giới sẽ được mở ra bằng chân trời tri thức nhằm nuôi dưỡng những hoài bão, khát khao cho tương lai.
Ra trường thầy được phân công giảng dạy tại Trường Trung học phổ thông Đakrông- một trong những trường trọng điểm của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Thầy Phan Hoàng Bách vừa nhận công tác tại trường đã có những thành tích đáng được ngưỡng mộ: thầy là giáo viên dạy giỏi của tỉnh Quảng Trị, là giáo viên có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hấp dẫn và bổ ích.
Thầy giáo Phan Hoàng Bách tham dự hội thảo
Một số học sinh sau khi được dự giờ giảng của thầy Bách đã nhận xét những giờ dạy của thầy rất thú vị, và thoải mái, không tạo nên nhiều áp lực cho học sinh.
Thầy thiết kế giáo án một cách khoa học, áp dụng những kiến thức từ nhiều môn học vào bài dạy để lôi cuốn, hấp dẫn.
Điển hình là bài dạy: Sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy và học lịch sử Việt Nam lớp 11 từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX.
Từ những bài giảng mang tính liên môn, tích hợp như thế mà giờ giảng bài của thầy Bách đã gây hứng thú với học trò, thầy biết cách truyền tải kiến thức lịch sử qua môn Ngữ văn một cách nhẹ nhàng khơi gợi lên tình yêu môn Lịch sử còn tiềm ẩn trong các em.
Khi giảng về phần cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước 1862, trong sách giáo khoa có ghi lại sự kiện Trương Định được phong soái như sau : Năm 1862 do việc nghị hòa, triều đình buộc ông giải binh, ông kháng lệnh và quyết tâm chống Pháp cùng với nhân dân với chức danh "Bình Tây Đại nguyên soái" - (Vị nguyên soái đánh dẹp quân Pháp). Pháp 4 lần gửi thư dụ hàng nhưng đều bị ông từ chối.
Ở sự kiện này chỉ đơn thuần tái hiện một sự việc đã diễn ra nhưng khi giáo viên kết hợp với bộ môn văn học thì hình ảnh nhân vật Trương Định trở nên sống động, rõ ràng không còn cứng nhắc như những sự kiện được đưa ra, giáo viên có thể trích dẫn một đoạn miêu tả nhân vật Trương Định như sau:
Trong buổi lễ, Trương Định giơ tay đón nhận thanh kiếm do một người già có uy tín trao tặng và suy tôn ông làm "Bình Tây Đại Nguyên soái".
Các nghĩa binh trong không khí phấn khởi, hào hùng, mang theo cờ, trướng, tham dự rất đông.
Cạnh đó là nhân dân mặc áo dài, khăn xếp hay trang phục kiểu nhà võ lúc bấy giờ... cảnh tượng này đối lập với cảnh quan quân triều đình, viên quan ngơ ngác, ngựa quay đầu, chuẩn bị lên đường, quân lính nhớn nhác.
Sáng sớm ngày 20 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn cho quân đột nhập căn nhà. Quản Định và những người tâm phúc chống trả quyết liệt. Một số nghĩa quân liều chết ở lại chặn đường đối phương, phần đông ào ra các nẻo, tìm lối thoát.Để bài học trở nên sinh động hơn, giáo viên có thể chèn thêm một video tư liệu về nhân vật Trương Định, giáo viên lồng thêm câu chuyện về nhân vật Trương Định để lôi cuốn học sinh - cách kể chuyện như thế sẽ tạo thêm sự liên tưởng giúp học sinh cảm thấy thoải mái và cuốn hút: giáo viên nói về tấm gương hi sinh của Trương Định:
Quản Định ở giữa đám đông này. Ông cầm gươm chém cái nón của một tên mã tà rồi thúc gươm ngược lại, làm rớt súng một tên khác. Ông chưa bị thương tích chi cả và sắp ra tới phía khu rừng.
Đội Tấn có ý muốn bắt sống quản Định, nhưng thấy tình thế nguy cấp, mới hô cả bọn bắn tới tấp. Chính y cũng bắn mấy phát. Đạn trúng vào xương sườn của Quản Định, ông ngã xuống.
Đội Tấn khép chặt vòng vây và nói:
- Bẩm quan lớn, tôi đem quan lớn về đầu Tây. Gió chiều nào, theo chiều ấy. Quan lớn đầu hoặc không đầu cũng bắt.
Trương Định trả lời.
- Mày coi tao đầu nè Tấn!
Và liền rút gươm tử tiết.
Với phương pháp giảng dạy bằng cách tích hợp liên môn lồng ghép các ngữ liệu văn học vào để tái hiện sự kiện lịch sử như trên, thầy Bách đã phần nào tiếp thêm nguồn động lực mạnh mẽ, dồi dào cho học sinh với bộ môn Lịch sử.
Thầy giáo Phan Hoàng Bách và đồng nghiệp
Các quốc gia tiên tiến trên thế giới luôn chú trọng vào môn học Lịch sử, bởi họ xem môn học này như cuốn cẩm nang về những giai đoạn, những chặng đường mà cha ông họ đã trải qua để từ đó mỗi người đúc rút cho mình thêm kinh nghiệm, thêm trí khôn để sống giữa cuộc đời, biết đối nhân xử thế, hài hòa với mối quan hệ với mọi người xung quanh, và đặc biệt môn học này còn trang bị cho người đọc một tầm nhìn xa về tương lai để mỗi người có thể tự thiết kế tấm bản đồ riêng cho cuộc đời của mình.
Thời gian trôi đi có thể xóa nhòa tất cả mọi thứ, nhưng thời gian không thể xóa nhòa lịch sử, xóa nhòa những con người anh hùng đã tạo nên những chiến công hiển hách cho đất nước, dân tộc bởi lịch sử ngấm vào máu, ngấm vào kí ức và trái tim của mỗi con người.
Bằng trái tim của một người giáo viên tận tụy mẫu mực, bằng tình yêu dành cho môn Lịch sử và bằng nỗ lực để thay đổi phương pháp dạy học bộ môn này thầy Phan Hoàng Bách đã chiếm được vị trí vô cùng quan trọng trong trái tim đồng nghiệp và học trò.
Thầy đã gặt hái được cho mình những thành tích đáng ngưỡng mộ mà điều mà những người là giáo viên hiện nay cần có.
Bài và ảnh: Hoàng Bạch Diệp
Theo giaoduc.net
Tưng bừng khai giảng năm học mới: Dạy chữ quan trọng, dạy người, dạy đức, dạy lối sống còn quan trọng hơn Ngày 5/9, cùng với học sinh trên cả nước, 2 triệu học sinh thành phố Hà Nội náo nức dự lễ khai giảng năm học 2019 - 2020 đồng loạt tại 30 quận, huyện, thị xã. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội - Hoàng Trung Hải và các đồng chí lãnh...