Năm học mới lại xôn xao những chuyện cũ cả… chục năm
Ngoài việc tập huấn cho giáo viên, lẽ ra Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có một kế hoạch truyền bá rộng rãi ra ngoài xã hội và đến các bậc phụ huynh những điểm mới của chương trình.
Ảnh minh họa
Dường như nền giáo dục nước ta rơi vào một vòng xoáy thời gian, năm nào cũng gặp những câu chuyện đã bàn từ cách đây cả chục năm, chưa thoát ra được. Đến mùa khai giảng năm học mới sẽ nghe lại những đề tài như chương trình nặng, học sinh phải mua sách nhiều, phụ huynh phải đóng đủ loại tiền… Đến mùa thi sẽ rộn lên chuyện thi làm gì khi kết quả chỉ vài phần trăm thí sinh rớt…
Trong khi đó cuộc sống đang trải qua biết bao thay đổi. Chẳng hạn đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh xu hướng chúng ta sống trên không gian mạng nhiều hơn trước bội lần, từ giải trí, tiếp nhận thông tin đến làm việc, học hành, giao dịch. Có bao nhiêu phần trong sự thay đổi ấy dội vào nền giáo dục, giúp kéo chuyện dạy và học về gần với thực tế hơn?
Năm học này là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu với lớp 1. Ngoài việc tập huấn cho giáo viên, lẽ ra Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có một kế hoạch truyền bá rộng rãi ra ngoài xã hội và đến các bậc phụ huynh những điểm mới của chương trình này.
Suốt tuần qua rộ lên thông tin học sinh lớp 1 phải mua đến 23 sách giáo khoa và sách tham khảo, trong khi thực tế chương trình lớp 1 năm nay còn 7 môn, giảm 1 môn so với chương trình cũ. ,Giả sử bộ làm công tác truyền thông tốt, phụ huynh sẽ biết số sách bắt buộc phải mua ít hơn nhiều so với danh mục các trường chào bán, giúp phụ huynh biết mà mạnh dạn từ chối chuyện ép mua sách.
Trong khi đó, lẽ ra công sức của xã hội phải dồn vào chuyện chương trình năm nay có gì mới; chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất, năng lực cho người học thể hiện như thế nào; vì sao không còn chú trọng chuyện nhồi nhét kiến thức mà vẫn đến 8, 9 cuốn sách giáo khoa?
Nếu phụ huynh không nắm được tinh thần của chương trình mới, vẫn “giúp” con nhồi nhét kiến thức theo kiểu học vẹt thì phụ huynh làm hại con em hơn là hỗ trợ, giúp đỡ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có thấy được những chuyện này, đã làm gì để giải quyết hay các kỳ họp phụ huynh đầu năm vẫn chỉ là chuyện đóng tiền mua sắm cho lớp?
Video đang HOT
Quan trọng hơn là vai trò giáo viên. Môn tiếng Việt theo tinh thần của chương trình mới là dạy học sinh bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho thành thạo chứ không phải đi theo con đường “phân tích văn học” nữa. Vậy các thầy cô đã được tập huấn để bỏ cách dạy theo bài văn mẫu chưa, đánh giá bài viết của học sinh theo tiêu chí sử dụng ngôn ngữ hay vẫn còn chấm ý, chấm cách nói cho đúng bài bản theo lối suy nghĩ cũ?
Chương trình mới có nhiều điểm tiến bộ, sao không lan truyền tinh thần tiến bộ ấy đến các lớp khác. Dù chưa có sách giáo khoa mới nhưng vẫn có thể áp dụng chuyện chuyển từ “kiến thức” sang “năng lực”, từ “học được gì” sang “làm được gì sau khi học”.
Không lẽ bắt các em cứ chịu đựng những yếu kém của chương trình cũ thêm vài ba năm nữa, vì sớm nhất đến năm học 2024 – 2025 mới có sách giáo khoa mới cho học sinh lớp 12?
Đó là những vấn đề đáng ra, trong vai trò quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa ra để bàn thảo nhiều hơn, giải quyết nhiều hơn, thay vì cứ vào mỗi đầu năm học cả xã hội bàn chuyện tiền nhiều hơn chuyện học, nhiều năm qua không dứt.
Đừng để các khoản "tự nguyện" không đóng không được tái diễn trong năm học này!
Đừng để những khoản tiền trường trở thành nỗi ám ảnh phụ huynh, đừng để phụ huynh phải né tránh những buổi họp phụ huynh - đó là điều mà phụ huynh mong muốn nhất.
Năm học 2020-2021 vẫn là một năm học rất khó khăn đối với ngành giáo dục bởi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang là nỗi ám ảnh đối với mọi người.
Vì thế, phần lớn phụ huynh trên cả nước đã bị tác động trực tiếp bởi dịch bệnh nên đời sống nhiều gia đình phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế.
Nhưng, việc cho con đi học thì là chuyện bắt buộc nên dù khó khăn đến đâu thì các bậc phụ huynh cũng đều cho con đến trường học tập và tất nhiên là phải đóng góp các khoản tiền trường cho con em mình.
Hơn lúc nào hết, các Ban giám hiệu nhà trường phải nhìn thấy được những khó khăn của phần lớn gia đình học trò để không đưa ra những khoản đóng góp trên "tinh thần tự nguyện" như những năm qua là một điều vô cùng cần thiết.
Nhiều khoản đóng góp tự nguyện đã trở thành nỗi ám ảnh phụ huynh - (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Đầu năm học với vô vàn khoản mà phụ huynh học sinh phải chi cho con em mình
Tiền học phí hàng năm (tùy cấp học) nhưng những cấp phải đóng học phí thì mức dao động từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn/ tháng.
Tiền sách giáo khoa (không kể lớp 1) thì các lớp còn lại có ít cũng vài ba trăm ngàn vì ngoài sách giáo khoa ra thì học sinh đều phải mua thêm sách bài tập, sách tham khảo và sách tiếng Anh, Tin học, Mĩ thuật, Âm nhạc mới (các sách giáo khoa năm 2000 của các môn học này đa phần các địa phương đã bỏ từ lâu).
Có điều, sách giáo khoa 4 môn học này có giá gấp nhiều lần bộ sách hiện hành.
Hiện nay, nhiều địa phương đang thực hiện việc mua đồng phục trên lớp, đồng phục thể dục, áo khoác mùa Đông nên khoản này có ít cũng phải tầm 500.000 đồng trở lên/ 1 học sinh.
Có một khoản tiền không bắt buộc nhưng học sinh đa số phải theo là khoản học thêm một số môn học chính, giá dao động bây giờ mỗi môn khoảng 300-400 ngàn/ tháng.
Chỉ những khoản này thôi thì khi bước vào đầu năm học mới, mỗi học sinh cũng được cha mẹ chi ra khoảng vài triệu đồng/ 1 học sinh.
Nếu như nhà trường mà phát động thêm một số khoản tự nguyện nữa như: tiền trông xe, tiền vệ sinh, tiền xã hội hóa, tiền quỹ Hội cha mẹ học sinh, vận động quỹ khuyến học....thì chắc chắn mỗi phụ huynh có ít cũng vài ba trăm ngàn đồng.
Và, tất nhiên cho dù Bộ hay Sở có cấm thì cũng khó có Ban giám hiệu nào lại chỉ "cam lòng" thu mình các khoản bắt buộc mà thôi.
Tự nguyện phải trên tinh thần ...tự nguyện
Việc vận động xã hội hóa giáo dục là chủ trương đúng đắn của các địa phương và ngành giáo dục. Bởi, thực tế ngân sách dành cho giáo dục vẫn còn nhiều thiếu thốn mà trường học lại cần đầu tư nhiều hạng mục, cần giúp đỡ học sinh nghèo.
Nhưng, tự nguyện phải trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh chứ không thể là tự nguyện bắt buộc, chia đều trên đầu học sinh.
Đó là, những cá nhân, tổ chức có điều kiện thì họ đóng góp cho các nhà trường và không ràng buộc bởi lý do nào.
Tự nguyện của phụ huynh cũng vậy, cái phụ huynh cần là những đồng tiền mà họ đóng góp sẽ được chi vào mục đích gì và có được công khai, minh bạch hay không.
Tự nguyện có nghĩa là phụ huynh có thể tự đóng góp, chung tay với nhà trường trong khả năng có thể để lo cho con em mình được học tập, vui chơi tốt hơn. Và, số tiền tự nguyện thì phụ huynh có cũng được mà không có cũng chẳng sao.
Tự nguyện là Ban giám hiệu không khoán chỉ tiêu, không chia đều cho các lớp rồi mượn tay của Hội cha mẹ học sinh hay giáo viên chủ nhiệm đứng ra đảm nhận công việc vận động đóng góp và thu tiền.
Nếu êm đẹp thì không sao, nếu có chuyện xảy ra lại đẩy trách nhiệm cho Hội cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm. Còn mình là giả đò không biết, lại cho là người này, ban kia đứng ra vận động chứ nhà trường...không có chủ trương.
Đừng để năm nào Bộ, Sở cũng phải ra công văn cấm nhưng lạm thu vẫn hoàn lạm thu. Lạm thu từ tờ giấy kiểm tra của học trò đến hàng chục thứ dịch vụ, các khoản vận động đóng góp ở trong các nhà trường.
Việc vận động xã hội hóa giáo dục là cần thiết nhưng nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, Hiệu trưởng nhà trường phải ký tên, đóng dấu và nội dung các kế hoạch này đã được thảo luận kĩ càng với Hội cha mẹ học sinh, Hội đồng sư phạm nhà trường và sự cho phép của địa phương và lãnh đạo ngành.
Đừng để những khoản tiền trường trở thành nỗi ám ảnh phụ huynh, đừng để phụ huynh phải né tránh những buổi họp phụ huynh của lớp- đó là điều mà phụ huynh học sinh mong muốn nhất.
Sách bổ trợ núp bóng SGK: Ai dung túng? Bộ GD&ĐT nói không được ép học sinh mua sách tham khảo, nhưng tại nhiều trường học, sách tham khảo, bổ trợ được trộn chung sách giáo khoa khiến không ít phụ huynh tưởng tất cả là sách bắt buộc. Phụ huynh bó tay trước số lượng SGK và sách bổ trợ được trộn chung Ảnh: Như Ý Có con năm nay lên...