Năm học mới ‘đặc biệt’ của học sinh TP.HCM
Học sinh TP.HCM bước vào năm học mới từ hôm nay (1/9) mà không có khai giảng, thầy trò sẽ cùng dạy và học trực tuyến.
Hôm nay thầy và trò trường THCS Minh Đức (quận 1) bắt đầu năm học mới bằng buổi sinh hoạt trực tuyến và trao đổi qua màn hình. Một năm học mới “đặc biệt” nhất từ trước tới nay. Cô Trần Thúy An, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường tổ chức giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt lớp trực tuyến với học sinh, sáng 2 khối, chiều 2 khối.
“Giáo viên kết nối với học sinh phổ biến nội quy đầu năm học mới, thăm hỏi các em, hỏi về hoàn cảnh gia đình, tìm hiểu khó khăn về học tập mà các em gặp phải. Trường luôn động viên chia sẻ, tạo tâm lý thoải mái để học sinh để bước vào năm học mới”, côn An nói.
Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT TP.HCM và Phòng GD&ĐT quận 1, trường phổ biến cho phụ huynh, học sinh và phân công thời khóa biểu cho các thầy cô theo tinh thần dạy online 50%, còn 50% giao bài, theo dõi học tập, đánh giá kết quả cho các em.
Trường THCS Minh Đức (quận 1, TP.HCM).
Ngoài ra, thầy cô trao đổi với học sinh về các quy định của nhà trường trong việc học trực tuyến. Học trực tuyến không giống như trực tiếp nên giáo viên xây dựng các bài giảng sao cho phù hợp và không yêu cầu các em phải ngồi trước màn hình quá lâu.
Mỗi tổ chuyên môn cũng đưa ra phương án, chủ đề học tập lên hệ thống học trực tuyến của trường để học sinh vào tham khảo bất cứ lúc nào và hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhà trường gửi thông báo đến phụ huynh để biết tình hình, kế hoạch dạy học sắp tới trong tình hình dịch bệnh. Trường cũng hỗ trợ các em gặp khó khăn như tặng trang thiết bị.
Video đang HOT
Tại trường THPT Nguyễn Du (quận 10), nhà trường tổ chức họp Hội đồng sư phạm để triển khai kế hoạch năm học, đồng thời giáo viên cũng gặp mặt, trao đổi, hướng dẫn học sinh phần mềm học online, phương pháp đọc tài liệu, phương pháp làm bài trắc nghiệm cho lớp 12 cũng như phương pháp làm việc nhóm, chia sẻ thông tin, tuyên tuyền công tác phòng dịch.
Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường, dù tất cả buổi sinh hoạt, gặp mặt đầu năm học mới này đều qua màn hình nhưng trường luôn cố gắng để tạo sự gần gũi với học sinh. “Gặp mặt trực tuyến nhưng thầy cô luôn giúp học sinh cảm thấy gần gũi với thầy cô, với nhà trường. Từ nay đến 5/9, mỗi ngày sẽ có một chủ đề gặp mặt để học trò làm quen với phương pháp học mới” , thầy Phú nói.
Thầy Huỳnh Thanh Phú.
Qua buổi trao đổi trực tuyến, trường nắm thông tin học sinh đang có thiết bị nào, đường truyền ra sao để hỗ trợ triệt để, không để học sinh vì thiếu thiết bị, điều kiện mà không tiếp cận được tài liệu, chương trình học online.
Nhà trường cũng tập huấn cho giáo viên dạy học qua cộng nghệ cách đây gần hai tháng. Dự báo năm học diễn ra hết sức khó khăn do dịch nên từ đầu tháng 7, trường đã soạn bài, giáo án cũng như tài liệu học trực tuyến, online.
“Việc dạy và học trực tuyến, nhà trường cũng không gặp nhiều khó khăn do 5 năm qua trường ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, thầy cô và học sinh đều an tâm và nhận phản hồi tích cực” , thầy Phú chia sẻ.
Học sinh TP.HCM bắt đầu năm học mới từ ngày 1/9 bằng hình thức trực tuyến, học sinh tiểu học bắt đầu từ ngày 8/9. Theo hướng dẫn hoạt động dạy học đầu năm học 2021-2022 của Sở GD&ĐT TP.HCM, với bậc THCS và THPT, từ 1 đến 4/9, các trường xây dựng kế hoạch, phân công đội ngũ, chuẩn bị nội dung, tài liệu dạy học qua môi trường internet và tài liệu học tập cho học sinh học tại nhà. Các trường cũng phải lập danh sách học sinh học à không thể học qua internet, tìm hiểu gia đình gặp khó khăn để phối hợp với các cấp, các ngành hỗ trợ.
Từ ngày 6/9, Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu các trường không tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh, mà triển khai các chủ đề dạy học trên internet và gửi tài liệu hướng dẫn cho học sinh học tập tại nhà. Cơ sở giáo dục triển khai kế hoạch học tập trên hệ thống quản lý học tập để giúp học sinh hoàn thành các chủ đề học tập theo kế hoạch giáo dục nhà trường.
Trường học không sắp xếp thời khóa biểu trực tuyến giống thời khóa biểu khi học trực tiếp, bởi điều này sẽ gây quá tải cho người dạy, người học, không phát huy được hiệu quả của việc học tập trên internet. Thời lượng dạy học được tính bằng tổng thời lượng tổ chức khóa/chủ đề dạy học của giáo viên bao gồm các hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập, giám sát, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, tổng kết, kết luận, đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu học.
Trước đó, tại họp báo chuẩn bị cho năm học mới giữa tháng 8, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, Sở sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế, chuẩn bị phương án tổ chức dạy học trên Internet đến hết học kỳ I. TP.HCM không tổ chức khai giảng và tựu trường.
“Không có khai giảng, tựu trường, tập trung. Từ ngày 1 đến 5/9 các trường tổ chức, chuẩn bị học liệu để sẵn sàng dạy và học trực tuyến. Nếu như trước đây học trực tuyến là giải pháp tình thế thì bây giờ học trực tuyến là nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới nếu tình dịch dịch không được kiểm soát”, ông Hiếu nói.
Theo ông Hiếu, nếu học trực tuyến kéo dài, thành phố sẽ tính toán sử dụng các tuần dự trữ, kéo dài thêm năm học, nhất các lớp đầu, cuối cấp để bảo đảm chương trình, kết quả học tập.
Huyện Mê Linh: Phát hành sách giáo khoa đến tận nhà cho học sinh trước thềm năm học mới
Cùng với các địa phương khác trên địa bàn Hà Nội, huyện Mê Linh đang tích cực chuẩn bị cho năm học mới 2021 - 2022.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc bảo đảm các yêu cầu phòng, chống, giữ an toàn cho học sinh, giáo viên được đặt lên hàng đầu.
Trước thềm năm học mới, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy - học tập được các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Mê Linh tập trung rốt ráo. Đến nay, những điều kiện cơ bản về trang thiết bị phục vụ lên lớp trực tuyến đã được các nhà trường cơ bản hoàn thành.
Những ngày qua, Phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo các nhà trường phối hợp với chính quyền 18 xã, thị trấn tiến hành cấp phát sách giáo khoa đến tận nhà cho học sinh. Trước đó, phụ huynh đã đăng ký mua sách giáo khoa qua đơn vị cung cấp. Sách được chuyển đến tập kết tại các nhà trường để phát hành cho học sinh.
Đoàn viên thanh niên huyện Mê Linh hỗ trợ phát hành sách đến tận nhà cho học sinh trước thềm năm học mới. Ảnh: Trọng Tùng.
Chủ tịch UBND xã Tiền Phong Trần Văn Trung cho biết, hàng trăm cán bộ thôn xóm, đoàn viên thanh niên đã được địa phương huy động, tích cực phối hợp với giáo viên các nhà trường đi đến tận nhà dân cấp phát sách giáo khoa cho học sinh. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến vấn đề bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.
Theo Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mê Linh Nguyễn Văn Hậu, năm học 2021 - 2022, toàn huyện có khoảng 24.600 học sinh Tiểu học và 15.500 học sinh khối THCS tựu trường. Chủ trương phát hành sách giáo khoa đến tận nhà cho học sinh nhằm bảo đảm điều kiện học tập cho con em trước thềm năm học mới, đặc biệt là yếu tố an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp hiện nay. Huyện chỉ đạo các nhà trường hoàn thành công tác này trước ngày 5/9/2021.
Phòng GD&ĐT huyện cũng đang thông tin rộng rãi đến học sinh và phụ huynh được biết việc biên chế lớp học, kế hoạch dạy học trong năm học và các chương trình giáo dục của nhà trường. Riêng đối với khối lớp 1 và lớp 6 các trường Tiểu học, THCS, có thể bố trí cho giáo viên chủ nhiệm lớp được tiếp cận, làm quen với học sinh trước 1 - 2 tuần.
Cùng với việc phát hành sách giáo khoa đến tận nhà cho học sinh, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện cũng đã và đang thông tin đến cha mẹ học sinh được biết về kế hoạch dạy học trực tuyến để cha mẹ học sinh biết. Chuẩn bị chu đáo trang thiết bị học tập cho con em...
Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương cho biết, huyện đã giao Phòng GD&ĐT phối hợp, hướng dẫn các nhà trường xây dựng kế hoạch giảng dạy - học tập trong điều kiện có dịch và không có dịch Covid-19. Đặc biệt là thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh từ phụ huynh về các vấn đề phát sinh đầu năm học để xử lý kịp thời.
Liên quan đến công tác chuẩn bị cho lễ khai giảng, ông Khương cho biết tất cả học sinh, phụ huynh trên địa bàn sẽ theo dõi lễ khai giảng được phát sóng trực tiếp trên truyền hình vào sáng 5/9/2021. Sau khi kết thúc lễ khai giảng, các nhà trường tổ chức sinh hoạt đầu năm học theo hình thức trực tuyến và tổ chức dạy học online theo kế hoạch bắt đầu từ ngày 6/9/2021.
TP. Thái Nguyên: Nhiều nguồn lực xã hội hướng về các nhà trường Ngay trước thềm năm học mới, nhiều nhà trường ở TP. Thái Nguyên đang nhận được sự chung tay ủng hộ của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhờ đó chuẩn bị tốt hơn những điều kiện học tập cho học sinh. Diện mạo khang trang của trường THCS Nguyễn Du (TP Thái Nguyên) sau khi được tài trợ cải tạo, sửa...