Năm học của nỗ lực và cố gắng
GD-ĐT đóng góp to lớn vào phát triển KTXH của đất nước là nhận định của lãnh đạo nhiều địa phương; đồng thời ghi nhận những đóng góp to lớn của Bộ GD&ĐT trong phòng chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn cho HS, GV.
Ngành Giáo dục đã triển khai thực hiện tốt đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết 29. Ảnh minh họa/ INT
Thành quả của nỗ lực
Theo Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy, giai đoạn 2016 – 2020, ngành Giáo dục thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng và đạt được kết quả ấn tượng; trọng tâm và bao trùm chính là thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đặc biệt năm học 2019 – 2020, trong bối cảnh của dịch Covid-19, ngành Giáo dục điều hành linh hoạt để bảo đảm hoàn thành chương trình, kế hoạch nhiệm vụ của năm học. Đồng thời, toàn ngành nỗ lực triển khai Chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới.
Điểm nổi bật, toàn ngành đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học, để vừa phòng chống dịch Covid-19, giúp học sinh “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. Không chỉ thành phố lớn, hay những tỉnh miền xuôi, mà địa phương miền núi, vùng cao (Yên Bái, Lào Cai…) cũng áp dụng tốt các giải pháp công nghệ thông tin trong dạy học.
“Trong quá trình triển khai thực hiện, còn một số điểm hạn chế, nhưng đây là điều không tránh khỏi. Do vậy, không vì thế mà chúng ta phủ nhận hoặc không ghi nhận vai trò, nỗ lực, công lao đóng góp to lớn của ngành GD-ĐT” – ông Đỗ Đức Duy nói.
Đồng tình với những kết quả nổi bật của ngành Giáo dục giai đoạn 2016 – 2020, ông Nguyễn Đức Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: Ngành đã tham mưu có hiệu quả cho Chính phủ, Quốc hội ban hành Luật Giáo dục 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các Nghị định về phát triển GD-ĐT.
Đặc biệt triển khai có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Một trong những thành công lớn nhất của ngành Giáo dục là xây dựng được Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với việc thực hiện chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa đã góp phần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, tạo quyền chủ động và sáng tạo cho địa phương khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Video đang HOT
Toàn ngành Giáo dục đã ứng dụng dạy – học trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19. Ảnh: TG
Đồng bộ các giải pháp
Theo ông Nguyễn Đức Trung, Bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả và sáng tạo trong việc quy hoạch, sắp xếp hệ thống trường lớp, cơ sở giáo dục; xây dựng mô hình xã hội hóa phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn. Qua đó, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh và người dân địa phương. Cùng với đó, Bộ GD&ĐT lãnh đạo có hiệu quả các địa phương thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 nghiêm túc, an toàn, hiệu quả.
Đặc biệt, ngành Giáo dục là một trong những đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến; góp phần thực hiện tốt cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử. “Theo tôi, đây là đóng góp to lớn của Bộ GD&ĐT” – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh – Phó Chủ tịch UBNB tỉnh Vĩnh Long ghi nhận: Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động đến tất cả lĩnh vực, nhưng ngành Giáo dục đã có những giải pháp phù hợp. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra an toàn, nghiêm túc. Kết quả thi được đánh giá, so sánh ở nhiều góc độ đã khẳng định chất lượng giáo dục THPT ổn định.
Theo Phó Chủ tịch UBNB tỉnh Vĩnh Long, năm học 2019 – 2020, vai trò quản lý của ngành Giáo dục được nâng lên. Để cụ thể hóa Luật Giáo dục 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, các Nghị định của Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ban hành đồng bộ và kịp thời hệ thống văn bản thuộc nhiều lĩnh vực làm cơ sở cho việc sắp xếp hệ thống trường lớp, đánh giá xếp loại học sinh; lựa chọn sách giáo khoa, ổn định cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ… Qua đó, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng.
Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng Bộ GD&ĐT đã nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp tâm huyết, có trách nhiệm nên có những chỉ đạo kịp thời để rà soát, điều chỉnh phù hợp. Đây là cơ sở quan trọng và thuận lợi cho địa phương triển khai, thực hiện. – Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh
Yên Bái giảm thiểu bất bình đẳng trong thụ hưởng GD
Hiện thực hóa các nghị quyết của Tỉnh ủy, Yên Bái đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, giáo dục tiếp tục ổn định và phát triển, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái và Giám đốc Sở GD&ĐT Vương Văn Bằng thăm Trường THPT DTNT tỉnh.
Những dấu ấn
Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với GD mầm non, GD phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái là dấu ấn lớn nhất 5 năm qua. Tổng kết Đề án giai đoạn 2016-2020, Yên Bái đã giảm 130 trường, giảm 478 điểm trường; giảm 90 lớp, tăng 20.482 HS, tăng 10.043 HS bán trú so với trước khi thực hiện Đề án.
Nói như đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, việc hoàn thành Đề án đã giải quyết được những vấn đề bất cập trong việc tổ chức lớp học ở các điểm lẻ, sự bất bình đẳng trong thụ hưởng giáo dục và chăm sóc trẻ. Thông qua việc thực hiện Đề án đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp tinh giản đầu mối, biên chế và tiết kiệm chi phí chi thường xuyên bình quân khoảng 300 tỷ/năm, bố trí đầu tư trở lại cho GD.
Sắp xếp mạng lưới trường lớp giúp tăng cường môi trường, chất lượng chăm sóc trẻ
Xác định nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia là nền tảng quan trọng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng GD, Yên Bái đã nỗ lực thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2016-2020; đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng các trường đã đạt chuẩn quốc gia.
Hiện nay, toàn tỉnh có 250 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, chiếm 56,4% (trong đó: 94 trường MN, chiếm 52,5%; 31 trường tiểu học, chiếm 55,4%; 115 THCS, chiếm 63,2%; 10 trường THPT, chiếm 38,5%); Hoàn thành vượt chỉ tiêu (5 trường) Chương trình hành động số 190-CTr/TU của Tỉnh uỷ.
Chăm lo cho phát triển GD vùng dân tộc, các cấp ủy Đảng và chính quyền đã cùng với ngành GD đề ra các quyết sách để không chỉ đáp ứng nhu cầu học của người dân mà còn nâng cao chất lượng GD.
Hiện toàn tỉnh Yên Bái có 9 trường phổ thông dân tộc nội trú với 88 lớp, 2.997 học sinh. Năm học 2020-2021 quy mô 50 trường PTDTBT, 57 trường có HSBT; 25.705 HSBT, trong đó có 25.369 học sinh ở trong trường (đạt 98,8%) tăng 5,6% so với năm 2019. Có 4.279 học sinh THPT được hỗ trợ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP(tăng 222 HS), trong đó 775 em (tăng 462 HS) được ở bán trú trong trường (đạt 18,1%).
Đề cao tinh thần trách nhiệm
Nhà giáo Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở GD&DT cho biết: "Qua công tác khảo sắt nắm tình hình thực tế địa phương, chúng tôi đã chủ động, tích cực tham mưu với các cấp ủy, chính quyền địa phương về phát triển GD-ĐT. Tham mưu Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề về một số giải pháp nâng cao chất lượng GD-ĐT, giai đoạn 2020-2025; HĐND tỉnh ban hành 2 nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ phát triển GD-ĐT, giai đoạn 2021-2025 và đề án phát triển GD-ĐT, giai đoạn 2021-2025; UBND tỉnh ban hành bộ tiêu chí tạm thời về "trường học hạnh phúc" trên địa bàn tỉnh Yên Bái...
Chất lượng GD ngày càng được củng cố và nâng cao
Từ sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND cùng những nỗ lực cùa ngành GD, chất lượng GD đại trà của tỉnh Yên Bái đã đạt được kết quả tốt, tỷ lệ học sinh giỏi, khá - tăng so với năm học trước; chất lượng công tác GD dân tộc có chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2020 tiếp tục đạt ở mức khá so với các đơn vị trong cụm thi đua số 5 và so với toàn quốc.
Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Năm 2020 có 27 học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia, tăng 3 giải so với năm trước. Yên Bái là tỉnh duy nhất trong 7 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc của Cụm thi đua số 5 - Bộ GD&ĐT có học sinh đoạt giải nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia năm 2020.
Là một tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Yên Bái đặc biệt quan tâm đến phổ cập giáo dục - xóa mù chữ. Đến thời điểm hiện tại các huyện hoàn thành công nhận PCGD- XMC các đơn vị cấp xã. Số xã duy trì đạt chuẩn PCGDTH: 173/173 xã đạt chuẩn mức độ III; 9/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDTH mức độ III.
Số xã duy trì đạt chuẩn PCGD THCS: 173/173 đơn vị cấp xã đạt chuẩn mức độ I; 170/173 đơn vị cấp xã đạt chuẩn mức độ II; 82/173 đơn vị cấp xã đạt chuẩn mức độ III. Có 173/173 đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ I, đạt 100%, trong đó có 152/173 đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ II, đạt 87,86%.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện: Xóa bỏ có phù hợp? Việc bỏ các Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp huyện đã cho thấy cần phải thay đổi. Ảnh minh họa/ INT Thực tế đã minh chứng, nếu các trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) là cánh tay nối dài việc xây dựng xã hội học tập thì trung tâm GDTX cấp huyện là nền tảng tạo dựng và phát triển các trung...