Năm học của đổi mới chất lượng giáo dục và xử lý nghiêm tiêu cực
Năm học 2020-2021 chính thức bắt đầu bằng việc học sinh nhiều tỉnh, thành trên cả nước tựu trường sớm nhất vào ngày 1/9.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&DĐT) Phùng Xuân Nhạ đã ký ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục, trong đó xác định rõ mục tiêu đảm bảo chất lượng giáo dục và xử lý nghiêm tiêu cực.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu kép
Học sinh trường Tiểu học Tràng An (Hà Nội) tựu trường sáng 1/9. Ảnh: Lê Phú.
Năm học 2020-2021, ngành Giáo dục tập trung thực hiện các nghị quyết, kết luận của ảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về GD&ĐT, đặc biệt là hoàn thiện cơ chế, chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Triển khai Luật Giáo dục năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Ngành Giáo dục tập trung triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Bộ cũng tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng lộ trình.
Căn cứ các yêu cầu trên và tình hình thực tiễn của các địa phương, của ngành, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ thị toàn ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản trong năm học 2020-2021.
Video đang HOT
Căn cứ Chỉ thị này và tình hình thực tiễn, Giám đốc các Sở GD&ĐT tham mưu với UBND tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm học 2020-2021 ở địa phương và tổ chức triển khai kế hoạch, trong đó lưu ý các giải pháp bảo đảm chất lượng giáo dục trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể còn diễn biến phức tạp.
Riêng đối với những địa phương phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội để phòng chống dịch COVID-19, sẽ tổ chức việc dạy và học trực tuyến qua Internet và trên truyền hình với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo kế hoạch năm học.
Đổi mới, đảm bảo chất lượng giáo dục
Mục tiêu xuyên suốt trong 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu năm học 2020-2021 là tiếp tục đổi mới và đảm bảo chất lượng giáo dục; rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GD&ĐT trong cả nước đảm bảo nguyên tắc tạo thuận lợi cho việc học tập của học sinh, gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông. Đồng thời, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hệ thống cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Trong năm học 2020-2021 cần hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và các trường sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tổ chức triển khai thực hiện Đề án sau khi ban hành.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, các địa phương cần quan tâm xây dựng các chính sách, cơ chế mang tính đặc thù, thực hiện tốt chế độ, chính sách cho đội giáo viên; thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện hiệu quả Đề án của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và giảng viên đại học.
Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1, Chỉ thị của Bộ GD&ĐT yêu cầu, tiếp tục rà soát, bổ sung, đảm bảo đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, lựa chọn và bố trí đủ giáo viên có kinh nghiệm triển khai chương trình, sách giáo khoa để dạy lớp 1; thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 2, lớp 6 và tài liệu giáo dục địa phương theo lộ trình; tiếp tục triển khai xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đồng thời, chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên thông qua hoạt động giáo dục và trải nghiệm; tăng cường an ninh, an toàn trường học và các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường.
Để đảm bảo chất lượng giáo dục, Chỉ thị cũng đặt ra nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong GD&ĐT, tập trung hoàn thiện chính sách phát triển phương thức GD&ĐT trực tuyến, quản lý giáo dục trên môi trường mạng; phát triển kho học liệu số toàn ngành; triển khai hiệu quả hệ thống quản lý học tập qua mạng để bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý theo phương thức thường xuyên, liên tục ngay tại nhà trường.
Xử lý nghiêm tiêu cực trong hoạt động GD&ĐT
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh 5 nhóm giải pháp cơ bản được duy trì và phát triển theo hướng trọng tâm, cùng với hoàn thiện thể chế, tăng cường nguồn lực đầu tư, khảo thí, kiểm định chất lượng và truyền thông, đáng chú ý là nhóm giải pháp “Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động GD&ĐT. Chỉ thị nêu rõ, triển khai bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, lối sống văn minh đối với cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt, rà soát các vấn đề GD&ĐT trong toàn ngành để chủ động chỉ đạo giải quyết dứt điểm, khắc phục những hạn chế, bất cập.
Trong năm học 2020-2021, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục đại học, nhất là việc thực hiện quy định về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình; công tác tuyển sinh, các chương trình liên kết giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các hoạt động tư vấn du học; xem xét dừng tuyển sinh các chương trình, các ngành đào tạo không đảm bảo chất lượng.
Chỉ thị nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; tăng chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi phạm có tổ chức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục.
Ngày mai học sinh TP.HCM tựu trường
Các trường học được yêu cầu thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng,... để đón học sinh tựu trường ngày 1/9.
Sáng 31/8, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2019 - 2020, Triển khai nhiệm vụ năm học mới 2020 - 2021.
Theo kế hoạch, ngày 1/9, các bậc Tiểu học, THCS, THPT, Giáo dục thường xuyên sẽ tựu trường để chuẩn bị cho năm học mới 2020-2021, khai giảng ngày 5/9. Riêng đối với bậc mầm non, trẻ tựu trường và khai giảng cùng ngày 5/9.
Để đảm bảo an toàn cho ngày tựu trường trong mùa dịch, ông Lê Hồng Sơn yêu cầu các trường cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng bệnh không chỉ đối với dịch COVID-19, mà còn nhiều dịch bệnh khác như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng.
" Toàn bộ nhà trường phải làm trước công việc dọn dẹp, vệ sinh, lau chùi, phun khử khuẩn đảm bảo môi trường phòng học sạch cho học sinh. Tiếp tục thực hiện đội ngũ nhân viên y tế trường học, các giáo viên chủ nhiệm, các lực lượng đoàn thể khác trong trường học rà soát những thiết bị có sẵn như máy đo thân nhiệt, dụng cụ vệ sinh khuẩn tay,...", ông Sơn nói.
Ngày 1/9, học sinh các cấp, từ Mầm non, tựu trường. (Ảnh minh họa)
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực vượt khó của toàn ngành để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm học vừa qua; kỳ vọng cuối năm 2020 sẽ hoàn thành mục tiêu 300 phòng học trên 10.000 dân trong độ tuổi đi học. Ngoài ra, ông Dương Anh Đức lưu ý ngành Giáo dục cần nâng cao hơn chất lượng dạy và học các môn học, chứ không chỉ chú trọng 2 môn Toán và Tiếng Anh
" Kết quả thi THPT 2020 có một điểm hơi đáng lo. Đó là ngoài môn Toán, tiếng Anh có thành tích hết sức nổi trội, thì các môn còn lại như Lý, Hóa, Sinh, Sử thứ hạng TP.HCM nằm ngoài top 30. Đó là điều mà chúng tôi mong muốn ngành giáo dục cần xem xét cải thiện", Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cũng cho biết, năm học 2019 - 2020 là năm học đặc biệt khó khăn trong lịch sử giáo dục vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, song đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh toàn ngành đã nỗ lực vượt khó vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trong tình hình dịch bệnh, ngành đã triển khai dạy học trực tuyến, qua truyền hình, qua bài học thầy cô giáo gửi qua mạng internet cho học sinh đúng theo phương châm "tạm dừng đến trường không ngừng học". Chất lượng giáo dục được đảm bảo; công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT chu đáo, an toàn, đúng quy chế.
Quận Hoàn Kiếm: Sẵn sàng cho lễ khai giảng trang trọng, vui tươi, đảm bảo phòng chống dịch "Các nhà trường đã tiếp thu hiệu quả chỉ đạo phòng chống dịch và triển khai sáng tạo tổ chức khai giảng trang trọng, vui tươi, đảm bảo phòng chống dịch", Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm Đinh Hồng Phong đánh giá. Ngày 5/9/2020 tới đây, lễ khai giảng năm học 2020-2021 sẽ được tổ chức thống nhất trên địa...