Năm học 2021-2022, TP Thanh Hóa có 7.545 trẻ 6 tuổi vào lớp 1
Năm học 2021-2022, TP Thanh Hóa có 7.545 trẻ 6 tuổi vào lớp 1, tăng khoảng 2.000 cháu so với năm học 2020-2021.
Bộ phận tư vấn tuyển sinh trường T&THCS Newton tư vấn tuyển sinh cho phụ huynh.
Ông Lê Thành Đồng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Thanh Hóa cho biết: Căn cứ vào danh sách điều tra phổ cập giáo dục, Phòng GD&DT TP Thanh Hóa tham mưu cho UBND thành phố xây dựng kế hoạch phân tuyến tuyển sinh các lớp đầu cấp. Học sinh lớp 1 và lớp 6 sẽ được phân tuyến theo địa bàn khu phố, tổ dân phố. Đối với những phường có mật độ dân số đông, trường lớp không đáp ứng đủ thì sẽ phân tuyến tuyển sinh sang các phường lân cận. Mục tiêu đảm bảo tất cả trẻ em đều được đến trường.
Từ tháng 5-2021, thành phố đã ban hành kế hoạch tuyển sinh năm học 2021-2022, theo đó từ 11-7, các trường học sẽ bắt đầu thực hiện công tác tuyển sinh theo 2 phương án cụ thể như sau: Phương án 1, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt các trường sẽ thực hiện tuyển sinh theo phương pháp truyền thống. Phương án 2, nếu dịch bệnh bùng phát thì căn cứ vào danh sách điều tra phổ cập, học sinh đúng tuyến đã có danh sách tuyển sinh tại trường, phụ huynh có thể ở nhà và liên hệ với nhà trường thông qua điện thoại để làm thủ tục. Số học sinh trái tuyến, phụ huynh đến trường làm thủ tục theo tinh thần giãn cách, đảm bảo thực hiện nghiêm khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế.
Năm nay, 3 phường gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh do việc tăng cơ học về số học sinh qua các năm là phường Đông Vệ, phường Đông Thọ và phường Đông Cương.
Trường tiểu học Đông Thọ (phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa) luôn là “điểm nóng” tuyển sinh
Cô Lê Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Thọ (Phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa) cho biết: Năm học 2021-2022 nhà trường tuyển sinh 7 lớp với khoảng 315 học sinh. Tuy nhiên, theo điều tra phổ cập giáo dục, sẽ có 478 học sinh vào lớp 1, như vậy sẽ thừa ra khoảng 4 lớp, số thừa này đã được thành phố phân tuyến tuyển sinh sang phường Trường Thi, phường Điện Biên.
Video đang HOT
Cô Lê Thị Thu Thủy cũng cho biết thêm, mặc dù chỉ tuyển sinh 7 lớp, nhưng cơ sở vật chất của trường không thể đáp ứng được, do đó nhà trường sẽ phải cải tạo phòng chức năng, phòng đội, phòng hành chính thành phòng học. Tuy nhiên, điều nhà trường lo ngại nhất là thiếu giáo viên giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy theo chương trình mới.
Hiện nay, nhà trường có 50 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 43 giáo viên/34 lớp (trong số 43 giáo viên đứng lớp có 2 giáo viên bị bệnh hiểm nghèo, thường xuyên phải đi điều trị bệnh), nếu tính tỷ lệ 1,5 cô/ lớp thì trường còn thiếu 7 giáo viên, do đó mong muốn lớn nhất của nhà trường là được bố trí thêm giáo viên để đáp ứng dạy chương trình sách giáo khoa mới.
Trường TH&THCS Newton kiểm tra đầu vào cho học sinh.
Với lợi thế cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đầy đủ các phòng chức năng, chương trình giáo dục phù hợp với xu thế của nền giáo dục hiện đại, 8 trường học ngoài công lập trên địa bàn TP Thanh Hóa cũng đã xây dựng kế hoạch truyền thông, tuyển sinh năm học 2021-2022.
Bà Doãn Thị Cúc, Phó Hiệu trưởng trường TH&THCS Newton (TP Thanh Hóa) cho biết: Tính đến ngày 15-6, nhà trường đã có 141 học sinh đặt chỗ từ khối 1 đến khối 6, khối mầm non mặc dù chưa tuyển sinh nhưng cũng đã có 25 phụ huynh học sinh đặt chỗ.
Qua đánh giá ban đầu, việc phát triển mô hình giáo dục ngoài công lập đã và đang giúp cho hệ thống các trường công lập tại TP Thanh Hóa giảm tải, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, giúp em học sinh được tiếp cận với môi trường giáo dục hiện đại, đội ngũ giáo viên được tuyển chọn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
SGK lớp 2 và lớp 6: Đảm bảo tất cả học sinh đều có sách đến trường
Đảm bảo cho học sinh có đầy đủ SGK, các trường vùng khó khăn đang kêu gọi sự hỗ trợ của các mạnh thường quân. Trường hợp khó khăn, giáo viên sẽ góp tiền mua sách nhằm tiếp sức cho học sinh đến lớp.
Học sinh trường TH-THCS Đăk Rơ Wa học thực nghiệm chương trình GDĐP lớp 6.
Phê duyệt 3 bộ SGK
Ngày 1/6, bà Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt danh mục SGK lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh năm học 2021-2022.
Cụ thể, cả 3 bộ SGK được Bộ GD&ĐT phê duyệt đều có đầu sách được tỉnh Kon Tum lựa chọn.
Theo Sở GD&ĐT Kon Tum, sau khi UBND tỉnh ban hành danh mục SGK, các trường không có sách trong danh mục đã tiến hành lựa chọn lại. Qua đó, các trường chọn lại bộ SGK có trong danh mục UBND tỉnh đã ban hành và báo về phòng chuyên môn thống kê, tổng hợp. Danh mục SGK được chọn phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của các trường học. Bên cạnh đó, thuận lợi trong quá trình sinh hoạt chuyên môn qua lại giữa các trường.
Cũng theo bà Trung, đối với tài liệu GD địa phương lớp 6, Ban biên soạn đã tiến hành dạy thực nghiệm ở vùng thuận lợi và khó khăn. Qua đó, đánh giá vướng mắc ở từng vùng để thay đổi cho phù hợp với học sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, mục đích Ban biên soạn hướng đến là giúp các em học sinh nhận biết được các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống của địa phương. Bên cạnh đó, các em có thể nắm bắt được điều kiện tự nhiên, xã hội... ở Kon Tum giúp tăng cường tính thực tiễn.
Cô Phan Thị Đông, Hiệu trưởng trường TH Lê Hồng Phong (TP Kon Tum) cho hay, năm học 2020-2021 giáo viên và các bậc phụ huynh đã làm quen với chương trình SGK lớp 1.
Do đó, trong năm học sắp tới nhà trường và phụ huynh không còn bỡ ngỡ, khó khăn khi thay đổi SGK lớp 2.
Cũng theo cô Đông, SGK lớp 2 mà nhà trường chọn nằm trong danh mục SGK mà UBND tỉnh phê duyệt.
Cô Đông cho biết, trường nằm trên địa bàn thuận lợi nên các em học sinh đều có điều kiện để mua SGK mới. Tuy nhiên, nhà trường vẫn quan tâm, nắm bắt hoàn cảnh của học sinh, nếu có em nào khó khăn sẽ kịp thời hỗ trợ.
"Để đảm bảo an toàn trong điều kiện dịch bệnh, nhà trường yêu cầu phụ huynh khi đến trường nộp hồ sơ cho con em mình phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Bên cạnh đó, đơn vị sắp xếp thời gian nộp hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 theo từng tổ, tránh tình trạng tập trung đông người", cô Đông cho hay.
Trong thời gian đến trường, các em học sinh thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Còn thầy Nguyễn Thành Long, Hiệu trưởng trường PTDT BT tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) cho biết, năm học 2021-2022 nhà trường có khoảng hơn 80 học sinh vào lớp 2. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 23 em có chế độ hộ nghèo được cấp SGK, đơn vị đã lập danh sách gửi lên Phòng GD&ĐT. Ngoài ra, có khoảng 20 gia đình đủ điều kiện để mua SGK cho con em mình.
"Trường thuộc diện vùng sâu, vùng xa các em học sinh đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Do đó, việc mua SGK mới đối với gia đình các em dường như không thể. Chính vì vậy nhà trường đang cố gắng kêu gọi sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm để tất cả học sinh đều có sách khi đến trường", thầy Long chia sẻ.
Giáo viên góp tiền mua SGK cho học sinh khó khăn
Thầy Hồ Quốc Tuấn, Hiệu trưởng trường THCS Ngọc Tụ (huyện Đăk Tô, Kon Tum) cho biết, đối với chương trình SGK lớp 6, nhà trường đã triển khai và chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức lựa chọn, đề xuất danh mục sách.
Theo thầy Tuấn, những đầu SGK mà nhà trường chọn đều nằm trong danh mục SGK mà UBND tỉnh phê duyệt sẽ sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh năm học 2021-2022. Do đó, nhà trường đang tổng hợp lại số lượng đăng kí SGK để báo lên Phòng GD&ĐT.
Cũng theo thầy Tuấn, nhà trường đã phổ biến cho tất cả giáo viên và trực tiếp xuống thôn, làng để tuyên truyền cho phụ huynh học sinh về việc thay đổi SGK mới. Bên cạnh đó, trong quá trình tuyển sinh vào lớp 6, nhà trường sẽ nắm bắt hoàn cảnh gia đình của các em học sinh. Đối với những em khó khăn, không có điều kiện để mua SGK mới, nhà trường sẽ kêu gọi, huy động các mạnh thường quân để các em có đủ sách đến trường.
"Năm học 2021-2022, nhà trường có khoảng 52 em học sinh vào lớp 6. Để đảm bảo tất cả các em học sinh đều có SGK khi đến trường, trước mắt đơn vị sẽ trích kinh phí làm tủ sách dùng chung. Bên cạnh đó, vận động những phụ huynh có điều kiện tự mua SGK cho con em mình. Đồng thời kêu gọi các mạnh thường quân để hỗ trợ cho các em học sinh. Trong trường hợp không thể huy động được, cán bộ, giáo viên nhà trường sẽ góp tiền để mua sách cho học sinh", thầy Tuấn nói.
Thái Nguyên xây dựng 4 phương án tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Chiều 27/5, Ban chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021 - 2022 tỉnh Thái Nguyên đã họp bàn công tác chuẩn bị, xây dựng các phương án tổ chức. Quang cảnh cuộc họp. Tại cuộc họp, Sở GD&ĐT Thái Nguyên đã báo cáo tổng thể công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học...