Năm học 2021-2022: Ngành GD&ĐT TP.HCM đạt những thành tựu ấn tượng
Dù bị ảnh hưởng dịch bệnh nhưng ngành GD&ĐT TP đã đảm bảo hoạt động dạy học và đạt được những thành tựu ấn tượng.
Sáng 25-8, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm học 2022-2023.
Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP, bà Trần Thị Kim Yến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP cùng lãnh đạo các ban, ngành, phòng GD&ĐT quận, huyện và hiệu trưởng các trường trên địa bàn.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên (bìa trái) trò chuyện cùng Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc (bìa phải) tại Hội nghị. Ảnh: NGUYỆT NHI
Theo tài liệu báo cáo tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2022-2023 của Sở GD&ĐT TP.HCM, năm học vừa qua TP.HCM chịu tác động rất lớn từ đại dịch COVID-19.
Đối với ngành GD&ĐT, dịch COVID-19 tiếp tục gây xáo trộn lớn đến việc hoàn tất năm học 2020-2021 và triển khai năm học 2021-2022. Ngành GD&ĐT đã đảm bảo hoạt động dạy học trong tình hình dịch bệnh và đạt được những thành tựu ấn tượng.
Ngành GD&ĐT đã hoàn thành mục tiêu kép, triển khai kế hoạch năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch COVID-19 tại TP. Ngành GD đã phối hợp với ngành Y tế triển khai tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em và học sinh từ 5 đến dưới 18 tuổi.
Năm học 2021-2022, toàn ngành GD phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới, bảo đảm các mục tiêu chất lượng giáo dục trong tình hình mới.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc (bìa trái) trò chuyện cùng Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tại Hội nghị. Ảnh: NGUYỆT NHI
Video đang HOT
TP tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình và các hình thức tổ chức dạy học khác trong thời gian học sinh không đến trường. Xây dựng kho học liệu số, dạy học qua truyền hình, kho bài giảng dùng chung cho các môn học.
Về các kỳ thi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã được tổ chức thành công, bảo đảm nghiêm túc, công bằng. Đây cũng là năm đầu tiên thí sinh thực hiện đăng ký theo hình thức trực tuyến. Tỷ lệ tốt nghiệp là 99,52%.
Tại các kỳ thi quốc tế được tổ chức, TP.HCM có một HCV Olympic Hóa học quốc tế và 1 HCB Olympic Toán học quốc tế. Tại kỳ thi nghiên cứu khoa học quốc tế Genius Olympiad, TP xuất sắc đạt thành tích 3 HCV, 4 HCB, 6 HCĐ và 2 giải khuyến khích. Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, TP.HCM đạt 115 giải…
Các tiết mục văn nghệ chào mừng Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023. Ảnh: NGUYỆT NHI
Cũng theo thống kê của Sở GD&ĐT TP.HCM, năm học 2021-2022 có 45,19% học sinh lớp 12 đạt học lực giỏi, tỉ lệ này ở khối 11 là 37,42%, khối 10 là 30,88%.
TP triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, rà soát quy hoạch mạng lưới giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học; đẩy mạnh giao quyền tự chủ và chuyển đổi số trong giáo dục, thực hiện hiệu quả các đề án của TP
Năm học 2021-2022, ngành GD&ĐT nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Thành ủy, UBND Tp và chính quyền các địa phương với công tác đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, hệ thống giáo dục được mở rộng, đa dạng hóa các loại hình. Trường học linh hoạt xây dựng kế hoạch giáo dục chủ động, phù hợp với tình hình.
Năm học 2022-2023, Ngành GD&ĐT TP chủ động tích cực thực hiện chuyển sang trạng thái bình thường mới theo phương châm “đoàn kết kỷ cương, chủ động- sáng tạo, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục.
Năm học này ngành GD&ĐT đặt ra 14 mục tiêu phải hoàn thành. Cụ thể:
Tiếp tục nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch tổng thể của ngành giáo dục thích ứng với tình hình dịch COVID-19 bảo đảm dạy học an toàn, chất lượng.
Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3,lớp 7, lớp 10.
Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài
Tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo.
Triển khai đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025″.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập
Đổi mới công tác tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bổ nhiệm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Tăng cường và mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Thực hiên phong trào thi đua trong quản lý giảng dạy. Chủ động thông tin, truyền thông, chính sách mới của ngành GD&ĐT.
Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn xử lý vụ cầu Thủ Thiêm 2 bị vẽ bậy
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất hướng xử lý vụ cầu Thủ Thiêm 2 bị vẽ bậy, báo cáo UBND TP trước ngày 30-8.
Hai dây văng trên cầu Thủ Thiêm 2 đầy các nét vẽ nguệch ngoạc - Ảnh: LƯU DUYÊN
Trước đó, ngày 31-7, báo Tuổi Trẻ có bài viết "Các công trình biểu tượng của TP.HCM bị vẽ bậy, bôi bẩn". Trong đó, phản ánh về tình trạng vẽ bậy ở cầu Thủ Thiêm 2.
Cầu Thủ Thiêm 2 là biểu tượng mới của TP.HCM, thu hút nhiều người dân và du khách đến đây để hóng mát, vui chơi. Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng khánh thành, cầu Thủ Thiêm 2 đã bị bôi bẩn bởi các hình phun sơn nguệch ngoạc gây mất mỹ quan đô thị.
Trong buổi họp báo kinh tế - xã hội chiều 4-8, ông Bùi Hòa An - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP - cho biết việc vẽ bậy không chỉ riêng cầu Thủ Thiêm mà toàn TP đều có tình trạng trên.
"Với cầu Thủ Thiêm 2, hiện nay Công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh đang bảo hành theo hợp đồng về mặt kỹ thuật khi quản lý bảo trì. Việc xóa các vết sơn này rất khó khăn, cho đến nay sở đã thử khoảng 14 loại dung môi nhưng vẫn chưa tẩy xóa hết các vết vẽ bẩn", ông An nói.
Qua đó, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức tránh tái diễn các hành vi trên. Đồng thời nghiên cứu các giải pháp sơn cuốn chiếu hoặc sơn mới, trong đó nổi bật với một loại sơn giúp dễ dàng xóa các vết vẽ bậy bằng nước, tuy nhiên chi phí rất đắt, khoảng 300.000 đồng/m 2.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác tuần tra, lắp đặt, vận động chính quyền địa phương và người dân nên có sự quan tâm để tránh các đối tượng tiếp tục bôi bẩn các mặt bằng trống còn lại của TP.
Chủ tịch UBND TP.HCM: Chấn chỉnh việc phối hợp giữa các cơ quan để việc chạy nhanh hơn Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá năng lực tiếp nhận, phối hợp xử lý các vấn đề của các cơ quan, đơn vị là điểm nghẽn cần được tháo gỡ để mọi phần việc chạy nhanh hơn, đầu tư công, đầu tư xã hội đạt hiệu quả hơn. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì hội nghị -...