Năm hết tết đến sinh viên nhậu… thả cửa
Ngày nay nhiều khi một sinh viên được “vị nể” trong khu trọ không phải bởi bảng điểm chói lòa hay thành tích hoạt động phong trào mà bởi “tửu lượng” đong bằng lít.
11h đêm, dãy quán nhậu ốc nóng, mực nướng, chân gà vỉa hè đầu đường Lê Đức Thọ dẫn vào sân vận động quốc gia Mỹ Đình vẫn chan chát tiếng cụng ly. Tại đây, từ 5 giờ chiều trở về đêm là “điểm hẹn” khá xôm tụ, trong đó, có nhiều khách nhậu là SV. Không chỉ riêng SV nam mà còn các SV nữ cũng tham gia nhậu để “khẳng định mình cũng chẳng kém giới mày râu”. Một nam sinh viên mặt phừng phừng, đỏ tía giọng méo mó tuyên bố: “Hôm nay là sinh nhật tao, tất cả không say không về, mai thi thì mặc mai thi”. Ngồi bàn bên cạnh, chúng tôi được bà chủ rỉ tai: “Đám này cứ có vụ gì là chúng nó kéo nhau ra đây nhậu đến khuya, đuổi cũng không về”.
1001 lý do để sinh viên . . . nhậu
Hàng ngàn lý do được các bạn sinh viên đưa ra để cùng nhau chén tạc chén thù và chuyện sinh viên đi nhậu cũng lắm bi hài…
Giải thích cho tần suất nhậu 4 lần/tuần của mình, Tùng, SV ĐH Xây dựng cho biết: “Đi nhậu để thư giãn sau những giờ phút căng thẳng trên giảng đường ấy mà! Học hành bây giờ cũng mệt mỏi lắm, đi nhậu với anh em cho nó thoải mái, lấy hứng để hôm sau còn học tiếp chứ!”.
“Hội nhậu” của Tùng có gần chục nam SV. Khi đi nhậu, món không thể thiếu đương nhiên là chai rượu đục ngàu được các chủ quán giới thiệu là “rượu nếp quê hảo hạng”. Đồ nhắm cũng còn tuỳ “túi tiền” mà gọi. Thành thói quen rồi, nhưng bạn nhậu của Tùng vẫn phải giải thích cho rõ ngọn ngành vì sao phải thường xuyên đi nhậu: “Bọn mình học Cầu đường, sau này đi công trường suốt mà không biết uống rượu thì cũng hơi mệt đấy. Thế nên từ bây giờ đã phải “luyện công” rồi!”.
Cũng có những lí do mà chính bạn trong hội của Tùng cũng không sao cắt nghĩa nổi cho rõ ràng: “Đã là SV mà không biết uống rượu thì … còn gì là SV đúng chất nữa!?”. Chính vì thế mà đa số SV coi uống rượu là để … thể hiện “đẳng cấp”!?
Chị Tân, chủ một quán rượu bình dân gần KTX Bách Khoa trên phố Tạ Quang Bửu đã gần 10 năm nay, cho biết: ” SV nhậu tối ngày, không lúc nào quán vắng khách”.
Nhiều nhóm sinh viên sẵn sàng nhào vô bàn nhậu mà không cần biết tới lý do. Cứ định kỳ hàng tuần, nhóm bạn của Long (Thái Bình) lại sum họp tại nhà trọ “làm bữa kết thúc tuần”. Nam vô tửu như kỳ vô phong – phải có chén rượu thì “vào chuyện” mới được xôm tụ – Long phân trần!
Video đang HOT
Nữ sinh viên cũng “trăm phần trăm”
Trong một quán nhậu trên đường Nguyễn Trãi, một nhóm bạn gồm ba trai, ba gái đang ngồi với nhau “hò dô” uống rượu tưng bừng. Mọi con mắt đều đổ dồn về phía họ bởi những tiếng bắt nhịp chúc tụng và cạn ly đều do các cô gái chủ trì. Thỉnh thoảng, tiếng nói lanh lảnh của một trong ba cô gái đó lại vang lên khi ép các anh chàng uống rượu: “Anh uống với em hết chén này làm quen nha… “Bắc Cạn” đi… Bọn em uống rượu không biết say là gì đâu.
“Con gái bây giờ uống rượu, nhậu nhẹt và quậy phá tưng bừng không còn là chuyện lạ nữa rồi.” – Sơn, sinh viên ĐH Thủy Lợi nói.
Vòng quanh một số đường Thanh Niên, Cầu Giấy… những quán nhậu đêm ở đây không bao giờ thiếu vắng các “bóng hồng”. Khác hẳn với dáng vẻ yểu điệu thục nữ ban ngày, khi các nàng ngồi vào bàn nhậu đêm là một con người khác hẳn khi phải “hết mình”và “chơi đẹp” với bạn rượu.”Uống đi, con trai nhậu được thì con gái cũng nhậu được, thời đại nam nữ bình đẳng rồi!”, Oanh (sinh viên ĐH Thương Mại), mở đầu buổi nhậu của nhóm “ngũ đại cô nương” bằng tuyên bố hùng hồn đó. Hưởng ứng lời của Oanh, bốn cô gái còn lại cùng nâng chén “1, 2, 3, dzô” khiến cả quán giật mình quay sang nhìn. Và để chứng minh cho sự bình đẳng nam nữ, 5 cô gái lần lượt chúc rượu nhau và lần nào cũng phải uống cạn chén đúng kiểu đàn ông. Lý do các nữ sinh này tụ tập uống rượu đòi quyền bình đẳng là vì một bạn nam trong lớp lỡ mồm chê “con gái thì làm được trò trống gì”.
Cũng đi theo “chủ nghĩa” nhậu để thể hiện quyền bình đẳng nam nữ, Thanh (sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội) đã cùng nhóm bạn nữ bền bỉ luyện “tửu lượng thần công” mỗi tuần vài ba lần.
Là con gái Hải Phòng, lại chăm chỉ luyện uống rượu, tửu lượng của Thanh được nâng cao trông thấy. Sau đó, cứ mỗi lần có liên hoan, tiệc tùng, Thanh lại khiến bạn bè kinh ngạc khi đứng ra thách rượu các đấng nam nhi. Không ít bạn nam đã gục trên bàn rượu trong khi Thanh vẫn chưa hề hấn gì. Lần lượt nhiều bạn nam ở khu trọ, ở lớp, nhiều khi là cả ở quán bia, quán rượu trở thành “bại tướng” dưới tay Thanh. Mỗi lần thắng, Thanh đều tự hào nói với mọi người xung quanh rằng: “Còn ai dám nói con gái uống rượu không bằng con trai”. Dần dần, Thanh được mọi người phong cho những danh hiệu như “Thanh tiên tửu” hay “Thanh bợm nhậu”.
Nhiều nữ sinh bây giờ uống rượu còn “khủng” hơn cả nam sinh! “Môi thắm, má hồng, lưng ong” đi nhậu mới là thời thượng, thêm “quả” kính cận dày cộp lại càng oách!.
Đằng sau những cuộc nâng ly
Sinh viên đến lớp trong tình trạng hơi thở nồng nặc mùi rượu bia, mặt đỏ bừng, ăn nói lung tung hay nằm ngủ vật vờ trên bàn học là những chuyện không còn hiếm gặp ở giảng đường. Thả phanh nhậu nhẹt gần như trở thành một trào lưu để nhiều SV chứng tỏ “năng lực” của mình trước bạn bè.
Các sinh viên nữ giờ cũng không kém khi thườngxuyên… nâng chén tiêu sầu
Dường như nhậu là nếp “văn hóa” giao tiếp không thể thiếu đối với nhiều SV. Lâu ngày không gặp mặt, nhận được “lương” từ gia đình, sinh nhật hay thi cử làm bài không tốt, đang có chuyện buồn là… nhậu. Với tinh thần “ăn tới nơi, nhậu tới bến”, nhiều nhóm SV tắt nguồn điện thoại để khỏi bị làm phiền và ngồi lai rai từ chiều tới sáng rồi thâu đêm. Có nhiều tiền thì chọn mồi ngon: cút nướng, mực nướng, thịt quay. Còn hầu bao hơi hẹp thì chỉ cần một đĩa xoài hay đĩa lạc rang, cùng chai vodka cũng đủ làm nên tiệc rượu.Rượu vào lời ra, không ít cuộc hỗn chiến giữa các bàn nhậu trong quán, hay kể cả bạn nhậu với nhau chỉ vì một lời trách móc, cái nhìn đểu nhau… mà hậu quả ít cũng sứt đầu mẻ trái, còn nặng thì có người phải bỏ mạng, chấm dứt con đường tương lai rạng ngời phía trước.
Sau khi rời quán nhậu, một số sinh viên “đệ tử Lưu Linh” bắt đầu có những hành động thể hiện máu “yêng hùng”, liều lĩnh bất chấp nguy hiểm, tống ba, bốn lên xe máy, không đội mũ bảo hiểm rồi chạy nghênh ngang, nẹt pô, bốc đầu… làm mất an ninh trật tự tại khu vực.
Chị Hạnh (chủ một quán nhậu trên đường Lê Đức Thọ) nhớ lại đống đổ nát trước quán nhậu của mình: “Tức nhau câu nói, lúc đầu hai nhóm SV chỉ “múa võ mồm”, sau đó “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau luôn. Bao nhiêu chén, bia chai, dao kéo của quán đều bị chúng lấy làm vũ khí, cứ như chiến tranh vậy”.Không gây ồn ào ở các quán nhậu, nhiều nhóm SV mua đồ mồi và rượu, bia về “tự xử” trong phòng trọ. Vừa nhậu, vừa đàn hát cứ như một nghệ sĩ nhưng thực chất những bản đàn, những bài hát xẩm, nhạc chế và những câu nói tục tĩu của nhóm SV khiến cho cả xóm trọ khó chịu.
Dù bị trong xóm nhắc nhở nhưng “rượu vào là lời ra” nên họ cứ mải mê hát, to hơn, ồn ào hơn. Hải (SV năm 3, ĐH Hà Nội) khó chịu: “Bọn họ ngồi nhậu suốt đến 2 giờ sáng, hát hò inh ỏi, khiến cả xóm không sao ngủ được. Chắc chắn sáng nay, mấy SV này lại cúp tiết ngủ bù thôi, nhiều lần như vậy rồi”.
Và giờ đây, nhậu đang trở thành “mốt” và tạo nên “phong cách” trong đời sống của một bộ phận sinh viên, nhất là sinh viên ở các khu ký túc xá. Chuyện thâu đêm suốt sáng bên bàn rượu gật gù đã trở nên quen thuộc đến mức không ai buồn quan tâm…
Có lẽ, đã từng một thời là SV không ai dám khẳng định mình chưa một lần tiếp xúc với bia, rượu. Mặc dù vậy, thiết nghĩ cũng đừng nên xem nhậu là “lẽ sống” để… quên khi mình còn ngồi trên ghế giảng đường với bao nhiêu điều hứa hẹn ở tương lai. Vừa dang dở việc học, SV nhậu còn để lại nhiều chuyện rất đáng tiếc sau những lần “chiết tửu”.
Theo VNN
Giáo viên không có bảng điểm vẫn được xét biên chế
Sở GD&ĐT Nghệ An chỉ đạo Phòng giáo dục huyện Yên Thành căn cứ vào bằng tốt nghiệp, điểm học bạ để xét tuyển biên chế, không nhất thiết phải có bảng điểm. Việc này đã tháo gỡ khó khăn cho 900 giáo viên mầm non.
Trước thực trạng gần 900 giáo viên mầm non của huyện Yên Thành (Nghệ An) "khóc" vì tấm bảng điểm trong quá trình xét duyệt vào biên chế nhà nước, ông Trần Văn Thành, Trưởng phòng giáo dục huyện Yên Thành khẳng định đã làm đúng theo văn bản hướng dẫn của liên sở GD&ĐT - Nội vụ - Tài Chính và Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Mặc dù vậy, trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thị Kim Chi, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định, Phòng giáo dục huyện Yên Thành đã quá rập khuôn, máy móc và không căn cứ vào thực tế của địa phương khi thực hiện theo hướng dẫn liên ngành của UBND tỉnh Nghệ An trong quá trình xét duyệt biên chế.
Sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu Phòng giáo dục không được bắt giáo viên đi tìm bảng điểm. Ảnh: Nguyên Khoa
Theo bà Chi, trong hướng dẫn liên ngành, nguyên tắc quan trọng nhất là giữ nguyên đội ngũ giáo viên hiện có đồng thời ưu tiên tuyển dụng trước đối với những người có thâm niên công tác lâu hơn, trình độ chuyên môn trên chuẩn, có thành tích trong giảng dạy, công tác... Dựa trên văn bản này, các huyện tự xây dựng quy định cụ thể để xét tuyển biên chế và đều thực hiện có hiệu quả, riêng huyện Yên Thành áp dụng quá máy móc nên mới phát sinh sự việc.
Sở GD&ĐT Nghệ An đã lập đoàn kiểm tra tại huyện Yên Thành và nhận thấy hiện còn 5% giáo viên mầm non của huyện chưa tìm được bảng điểm nên đề nghị huyện tính điểm theo xếp loại bằng tốt nghiệp, theo điểm học bạ và trong quá trình xét tuyển phải quan tâm đến những giáo viên công tác lâu năm.
"Các giáo viên cứ yên tâm giảng dạy, Sở sẽ đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người. Những người không có bảng điểm, thậm chí bị thất lạc bằng cấp nhưng có thâm niên công tác thực tế, được chính quyền địa phương xác nhận sẽ được xét biên chế một cách công khai. Kết quả xét biên chế ở các huyện sẽ được Hội đồng thẩm định của Sở rà lại", đại diện Sở GD&ĐT Nghệ An trấn an.
Theo VNE
Nghệ An: Hơn 900 giáo viên nháo nhác vì bảng điểm Để được vào biên chế, các giáo viên mầm non ở huyện Yên Thành (Nghệ An) cần phải trình bảng điểm cho Phòng Giáo dục huyện xét. Tuy nhiên, thông tin vừa được đưa ra đã làm cho hơn 900 giáo viên lo lắng vì họ không có bảng điểm. Từ giữa tháng 9/2011, tỉnh Nghệ An đã có quyết định sẽ đưa...