Nam giới ăn gì để kích thích chuyện ‘yêu’?
Đúng là có thể dùng món ăn thuốc trị chứng xuất tinh sớm rất hiệu quả. Bạn nên thường xuyên ăn lá hẹ, hồ đào, mật ong, sữa ong chúa, thịt chó, thịt cừu, các loại bầu dục của hươu, gà mái vàng, gà xương đen, thịt sò, thịt hến… để chế biến thành các món ăn.
Cần ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây, nhằm bảo đảm cung cấp đủ lượng khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin đặc biệt là vitamine E, vitamin B1 để giúp khả năng hưng phấn của hệ thần kinh. Kiêng không ăn tất cả những thực phẩm cay nóng, đặc biệt là rượu.
Vài món ăn thuốc thông dụng dễ làm, công hiệu cao để trị xuất tinh sớm mà Đông y gọi là “Tảo tiết” như món chuột đồng xào. Chuột đồng 1 con, làm thịt sạch, bỏ ruột, cho vào rá tre hấp cách thủy 2 – 3 phút thì lấy ra bỏ đầu, chân, rồi rửa lại, nêm mắm muối, xào thơm với gừng, rượu, xì dầu, gia vị tới chín.
Biết cách chọn lựa, bạn sẽ có được sức khỏe tốt cho chuyện ấy (Ảnh minh họa)
Ngày ăn 1 con/1 lần. Ăn thường xuyên một thời gian. Hoặc món thịt hươu chế biến như sau: Thịt hươu 500g, rửa sạch thái miếng, sau cho vào rán vàng già lại vớt ra, tiếp tục tra hành, gừng vào và phi thơm, nêm xì dầu, ớt bột, muối tinh, rượu và gia vị. Đổ nước luộc gà vào thịt hươu, nổi to lửa đun tiếp đến sôi thì hạ lửa nhỏ riu riu hầm đến nhừ là ăn được.
Video đang HOT
Còn rất nhiều món ăn thuốc nữa như hồ đào nhục, đông trùng hạ thảo, thục địa… nếu có điều kiện nấu ăn cũng rất tốt. Nhưng trước khi sử dụng, cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa cho phù hợp.
Theo Eva
Món ăn - bài thuốc từ hồ đào
Hồ đào còn gọi là óc chó, hạnh đào, khương đào, vạn tuế tử, lạc tây... Tên khoa học: Juglans regia L., họ óc chó (Juglandaceae). Cây hồ đào mọc ở nơi khí hậu ẩm mát quanh năm, là cây di thực, có ở một số tỉnh miền núi phía bắc nước ta.
Bộ phận dùng: nhân - hồ đào nhục; ngoài ra còn dùng lá, quả.
Thành phần hóa học: Nhân hồ đào chứa protein, dầu béo; các khoáng chất Mg, Mn, Ca, P, Fe, các sinh tố A, B2, C, E. Quả chứa chín chứa acid ascorbic. Lá chứa acid ascorbic caroten. Quả và nhiều bộ phận khác chứa glycosid. Do có lượng acid béo chưa no hàm lượng cao nên có tác dụng dinh dưỡng tốt, làm tăng lượng protein huyết thanh, giảm cholesterol trong máu nên thích hợp với các bệnh nhân tim mạch.
Theo Đông y, hồ đào vị ngọt, ấm; vào thận phế. Tác dụng bổ khí, nuôi huyết, nhuận táo, ôn phế, hóa đờm, định suyễn, ích mệnh môn, lợi tam tiêu. Dùng cho các trường hợp thận hư, lưng đau mỏi, run yếu hai chân, liệt dương di tinh, tiểu buốt, tiểu đục cặn, táo bón, viêm da lở ngứa, eczema.
Liều dùng cách dùng: 10 - 30g, nấu luộc, chưng hầm hay ăn sống.
Một số bài thuốc có hồ đào
Chữa đau lưng mỏi gối: Hồ đào nhân 30g, bổ cốt chỉ 100g, đỗ trọng 100g. Cho xay nhuyễn, làm viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.
Chữa thận lạnh, đau ngang lưng, liệt dương, đái buốt, đái rắt. Hồ đào nhân 12g, ba kích 10g, ích trí nhân 8g, ô dược 8g, cẩu tích 8g.
Hồ đào nhân.
Các món ăn chữa bệnh có hồ đào:
Mứt hồ đào sơn tra đường phèn: Hồ đào nhân 150g, sơn tra tươi 50g, đường phèn 200g. Hồ đào nghiền trong nước thành dạng sệt loãng, sơn tra ép nghiền lọc lấy nước; thêm đường phèn, nấu tan đường và đun sôi là được. Ăn tùy ý. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản, ho khan ít đờm.
Mứt kẹo hồ đào, bổ cốt chỉ: Hồ đào nhục 60g, bổ cốt chỉ 30g. Hồ đào nghiền nát, bổ cốt chỉ sao rượu, tán mịn khuấy với mật thành dạng mứt kẹo cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản do hư hàn gây ho suyễn, đau mỏi lưng, thắt lưng.
Sirô hồ đào: Hồ đào 3kg, rượu 5 lít, sirô dược dụng 1500ml. Hồ đào nghiền vụn, cho rượu, đun nóng, đậy kín, phơi nắng 20 - 30 ngày đến khi chuyển màu đen, lọc lấy rượu, thêm sirô, khuấy đều. Cho uống mỗi lần 10 - 20ml; ngày 1 - 2 lần. Dùng cho bệnh nhân loét dạ dày, loét hành tá tràng (có thể ăn khi đau).
Hồ đào, rau hẹ xào dầu vừng: Hồ đào nhân 60g, rau hẹ 250g, dầu vừng 30g. Hồ đào đập giập, dùng dầu vừng xào hồ đào và rau hẹ chín, thêm muối gia vị vừa ăn. Dùng cho các trường hợp di tinh liệt dương. Thực đơn này nếu thêm một hoặc hai cái thận lợn càng tốt.
TS. Nguyễn Đức Quang
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Bài thuốc "trời, đất và người" dành cho Xuân Mỗi độ Xuân về, ở miền Trung, nhiều nhà có thói quen ngâm sẵn rượu thuốc để mời chúc nhau. Nhà thì ngâm: rượu bách nhật, rượu cúc hoa, rượu nho, rượu dâu... Riêng gia đình tôi thường giới thiệu bạn bè những loại rượu thuốc đặc sản: rượu thuốc đảng sâm, rượu tỏa dương, rượu hà thủ ô. Đặc biệt, là bài...