Nam giáo viên tiếng Anh bị buộc tội cướp túi người đi đường
Bị cáo Thường khai do va chạm, chiếc túi của cô gái vô tình vướng vào xe máy của mình chứ không có hành động cướp giật trái với đạo đức nhà giáo.
Ảnh minh họa
Ngày 21/2, TAND Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét kháng cáo kêu oan của Phan Mạnh Thường (33 tuổi) bị tuyên phạt 3 năm tù về tội Cướp giật tài sản.
Theo bản án sơ thẩm, một đêm cuối tháng 4/2016, cô gái khi ngồi sau xe máy của bạn trai đi trên đường Phạm Hùng về phía Hà Đông bị Thường giật chiếc túi đeo trên vai. Thường trên đường bỏ chạy đâm vào dải phân cách nên bị ngã. Chiếc túi rách, rơi xuống đường. Nhiều người đi đường đã giữ Thường, giao công an. Cuối năm 2016, Thường bị TAND quận Nam Từ Liêm tuyên phạm tội Cướp giật tài sản
Tại phiên phúc thẩm mở hôm nay, Thường khai làm giáo viên tiếng Anh ở trường tiểu học, dạy thêm ở một số trung tâm. Hôm xảy ra sự việc, Thường đi dạy và gặp vài người bạn sau đó. Dọc đường về, bị cáo chạy xe chậm trên đường Phạm Hùng thì bất ngờ bị xe của đôi nam nữ va phải. Khi Thường ngã xuống đường, chiếc túi của cô gái ngồi phía sau vô tình bị móc vào tay lái xe của mình.
Thường cho rằng vụ việc chỉ là va chạm giao thông chứ “chưa bao giờ có suy nghĩ phạm tội”. Trước việc Thường khai bị ép cung, HĐXX cho rằng: “Bị cáo đã tốt nghiệp đại học, có đầy đủ nhận thức sao lại để bị ép cung, điều tra viên không có mặt ở hiện trường không biết sự việc diễn biến thế nào mà ép khai”.
Video đang HOT
Khi nói lời sau cùng, bị cáo tiếp tục khẳng định: “Với đạo đức và lương tâm của người giáo viên, tôi không bao giờ có suy nghĩ về những hành vi phạm tội như bị quy kết”.
Cho rằng Thường không nhận tội nhưng lời khai tại cơ quan điều tra cùng lời khai của nhân chứng phù hợp với diễn biến vụ việc, tòa phúc thẩm giữ nguyên mức phạt của án sơ thẩm.
Bảo Hà
Theo VNE
Giang Kim Đạt xin giảm tội cho bố
Nói lời sau cùng trước khi nghe tuyên án vào 22/2, bị cáo Giang Kim Đạt nhận hết trách nhiệm để "gánh tội" cho bố, xin giảm án cho ông này.
Chiều 20/2, nói lời sau cùng trước tại TAND Hà Nội, 4 bị cáo trong đại án tiêu cực gồm Trần Văn Liêm (cựu tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên vận tải viễn dương Vinashin - Vinashinlines), Giang Kim Đạt (cựu quyền trưởng phòng Vinashinlines), Trần Văn Khương (cựu kế toán trưởng Vinashinlines) và Giang Văn Hiển (bố đẻ của Giang Kim Đạt) được HĐXX cho phép nói lời sau cùng trước khi tòa nghỉ nghỉ nghị án.
Đạt húng hắng và lặng im một lúc trước khi nói rằng sếp Liêm thấy anh ta có năng lực nên mời về Vinashinlines và bị cáo đã trổ tài môi giới nhiều thương vụ mua bán tàu biển cho công ty này. Dù nói "không kêu oan" nhưng Đạt lại đề nghị HĐXX xem xét bị cáo có phạm tội hay không.
Đạt nói khoảng 260 tỷ đồng bị cáo buộc tham ô không phải là tiền bất chính. Bởi nếu muốn che giấu, anh ta đã không chuyển vào tài khoản của bố để khiến ông này liên lụy mà chuyển vào tài khoản ở nước ngoài. Bị cáo mong HĐXX xem xét lại tội danh Rửa tiền do VKS cáo buộc ông Hiển.
Ba bị cáo còn lại trong lời nói sau cùng đều đề nghị HĐXX "minh xét" trước các cáo buộc của VKS về hành vi phạm tội của họ.
Các bị cáo tại phiên toà.
Trước đó, trong phần đối đáp, không đồng tình với quan điểm của các luật sư rằng số tiền Đạt chiếm hưởng không phải thuộc về Vinashinlines, VKS khẳng định 260 tỷ đồng có nguồn gốc từ việc mua bán tàu và cho thuê tàu. Đạt là người giao dịch, qua công ty môi giới mà được chiếm hưởng, trong khi theo quy định khoản tiền phải hoạch toán, đưa vào tài khoản của Vinashinlines.
VKS cũng công bố lời khai tại cơ quan điều tra cho thấy, Đạt đã trao đổi qua mail, thông qua các công ty môi giới thoả thuận việc nhận hoa hồng, chuyển tiền vào tài khoản của ông Hiển. "Các chứng từ chuyển tiền, thể hiện nội dung là hoa hồng mua tàu, cho thuê tàu", cơ quan công tố nêu quan điểm và cho hay Đạt còn khai thường thoả thuận nhận hoa hồng từ 1 đến 1,75% giá trị hợp đồng khi mua tàu.
Về ý kiến của luật sư bào chữa cho rằng ông Giang Văn Hiển không phạm tội rửa tiền, vì không biết nguồn gốc chuyển vào tài khoản. VKS cho rằng, tại cơ quan điều tra, ông Hiển khai mở nhiều tài khoản là do con trai nhờ, để các đối tác nước ngoài chuyển tiền vào. "Bị cáo Hiển biết nguồn gốc tiền bất hợp pháp nhưng vẫn rút ra mua bất động sản nhằm biến thành tài sản hợp pháp. Việc truy tố là có căn cứ", công tố viên đáp.
Theo cáo trạng, thông qua việc mua 3 con tàu, và cho thuê tàu, Giang Kim Đạt đã chiếm đoạt 260 tỷ đồng hoa hồng của Vinashinlines. Số tiền này, Đạt đưa cho ông Liêm 150.000 USD, còn lại chuyển vào 22 tài khoản của bố đẻ.
Ông Liêm đã giữ lại 40.000 USD, sau đó đưa cho kế toán trưởng Trần Văn Khương số tiền còn lại, để ngoài sổ sách. Toàn bộ số tiền Đạt chuyển vào cho mình, ông Hiển đã rút để mua 40 bất động sản, mua đi bán lại 13 chiếc ô tô.
Với cáo buộc trên, VKS đã đề nghị Đạt tử hình, Liêm chung thân, Khương 20 năm cùng tội Tham ô, còn ông Hiển bị đề nghị 8-9 năm tội Rửa tiền.
Ngày 22/2, toà sẽ ra phán quyết cuối cùng.
Việt Dũng
Theo VNE
Giang Kim Đạt bị đề nghị tử hình Đại diện cơ quan công tố cho rằng, có đủ cơ sở quy kết Đạt và các bị cáo khác phạm tội nên đề nghị tử hình vì tội Tham ô 260 tỷ đồng. Chiều nay, sau hơn hai ngày thẩm vấn, đại diện VKS đã đề nghị mức án với các bị cáo trong đại án tham ô 260 tỷ đồng xảy...