Nam Định: Lan tỏa sâu rộng tinh thần học tập suốt đời
Năm nay với chủ đề “Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”, tuần lễ học tập suốt đời tại tỉnh Nam Định đã góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về quyền và nghĩa vụ của công dân về học tập suốt đời, về xây dựng xã hội học tập và đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập.
Phong trào học tập lan tỏa rộng khắp tại Nam Định. Ảnh minh họa
Theo NGƯT Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định: Đến nay phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học đã phát triển sâu rộng.
Toàn tỉnh có 60,3% gia đình (344.712 gia đình) đăng ký gia đình học tập, trong đó 52,6% gia đình được công nhận; 87,6% dòng họ đã đăng ký dòng họ học tập, trong đó 69,1% dòng họ được công nhận; 82% thôn làng, tổ dân phố đăng ký cộng đồng học tập và được công nhận là 66%; 87,5% đơn vị đã đăng ký đơn vị học tập và 77,2% đơn vị được công nhận…
Một cuộc họp cựu học sinh để đóng góp cho quỹ khuyến học xã Hải Lý
Video đang HOT
Như ở xã Hải Lý, một xã ven biển của huyện Hải Hậu, dân số có khoảng 11 nghìn 600 người thì trong đó 90,8% là theo đạo thiên chúa. Tại đây công tác khuyến học khuyến tài rất tốt. Trong đó có cha Nguyễn Văn Đại thuộc giáo xứ Tân An, vị linh mục này thường xuyên phát quà và sách vở, trong buổi lễ hay khuyến khích bà con giáo dân chăm lo học hành cho con em mình…
Nói về thành công của Tuần lễ học tập suốt đời vừa được tổ chức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh Nam Định, ông Phạm Văn Quyến, cho biết: Chúng tôi đã đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, học tập với nhiều hình thức pa nô, khẩu hiệu, áp phích, tờ rơi…
Còn NGƯT Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT chia sẻ: Chúng tôi mừng là tinh thần học tập liên tục suốt đời đã và lan tỏa sâu rộng trong khắp nơi và Nam Định đã và đang trở thành một cộng đồng học tập.
Hà An
Theo giaoducthoidai
Triết lý giáo dục Việt Nam được thể hiện thế nào trong Luật Giáo dục (sửa đổi)
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội 14 đã thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Về triết lý giáo dục, một trong những nội dung được dư luận quan tâm, các chuyên gia bàn thảo rất nhiều trước khi dự thảo Luật được thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có giải trình cụ thể.
Có ý kiến đề nghị cần đúc kết, chắt lọc để quy định một điều về triết lý giáo dục với những giá trị phổ quát nhất; làm rõ tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong triết lý giáo dục Việt Nam.
Ảnh minh họa: Đỗ Thơm
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, trong dự thảo Luât, triết lý giáo dục Việt Nam đã được thể hiện qua mục tiêu "phát triển toàn diện con người Việt Nam" (Điều 2); qua tính chất của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa: nhân dân, dân tôc, khoa hoc va hiên đai (Điều 3); qua nội dung, phương pháp giáo dục và chính sách phát triển giáo dục được thể hiện xuyên suốt trong toàn Luật.
Về tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, dự thảo Luật đã thể hiện trong Muc Giao duc thương xuyên va cac điêu khoan liên quan.
Tiêp thu y kiên đai biêu Quốc hội, đê lam ro hơn muc tiêu giao duc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đa chỉnh lý lại Điêu 2 như quy định của dư thao Luât.
Cụ thể, Luật Giáo dục (sửa đổi) ghi: Điều 2. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Đỗ Thơm
Theo giaoduc.net.vn
Đưa việc học tập theo lời Bác vào phong trào khuyến học Thấm nhuần lời dạy của Bác, nên từ khi nghỉ hưu, ông Đào Sản (ở thôn Hòa Thượng, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên) đã đề nghị xã Bạch Hạ thành lập Quỹ khuyến học, khuyến tài và ông chính là một nhân tố tích cực trong công tác này. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, người thanh niên ưu...