Nam Định: Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử
Những vấn đề về đổi mới phương pháp đối với dạy học môn Lịch sử trong năm học 2019-2020 được Sở GD&ĐT Nam Định lưu ý cụ thể.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông các cấp THCS và THPT.
Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài trường như: Tổ chức cho học sinh tham quan, học tập tại thực địa trong điều kiện của địa phương (tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ chi tiết để tham mưu cho lãnh đạo trường tổ chức cho học sinh tham quan, học tập tại thực địa qua đó giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về truyền thống của quê hương.
Video đang HOT
Tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức chăm sóc di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích như tổ chức học thực địa tại nhà Bảo tàng Công ty Dệt Nam Định, Bảo tàng cổ vật, di tích Đền Trần…). Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất bộ môn phục vụ giảng dạy và hoạt động ngoài giờ…
Hải Bình
Theo GDTĐ
Nam Định lưu ý chuẩn bị các điều kiện bước vào năm học mới
Sở GD&ĐT Nam Định vừa có văn bản lưu ý các đơn vị để chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020.
Ảnh minh họa/internet
Trong đó nhấn mạnh việc chủ động tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương, kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền để toàn dân chung tay góp sức vào sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo; chủ động đề xuất các giải pháp đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương, đơn vị.
Phối hợp với Hội Khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của địa phương tổ chức khuyến học, khuyến tài, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có đủ điều kiện đến trường.
Khẩn trương hoàn thành việc bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi. Sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất trường học, ưu tiên các hạng mục như phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch, bảo đảm khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp. Phấn đấu bước vào năm học mới, các trường học có nhà vệ sinh và công trình nước sạch đảm bảo yêu cầu.
Đối với những điểm trường không đảm bảo an toàn, có nguy cơ hư hỏng trong mùa mưa bão phải báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo sửa chữa kịp thời. Những trường đang xây dựng phải có kế hoạch che chắn, thi công đảm bảo tuyệt đối an toàn, không ảnh hưởng đến môi trường học tập và vui chơi của học sinh.
Tổ chức tốt tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học mới. Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng tại địa phương; tổ chức trồng cây, vệ sinh trường lớp... Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đầu cấp nhanh chóng hòa nhập với môi trường học tập và rèn luyện mới thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, giao lưu giữa các khối lớp.
Các nhà trường xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, quy chế thi đua khen thưởng, quy tắc ứng xử, quy định về văn hóa công sở, quy chế làm việc cơ quan.... Lưu ý đến các vấn đề: Sử dụng điện thoại của giáo viên và học sinh (thực hiện nghiêm túc theo Điều lệ nhà trường); chấn chỉnh nền nếp, nội vụ trường học và trang phục của giáo viên phù hợp với môi trường sư phạm...
Hải Bình
Theo GDTĐ
Người giáo viên miệt mài trên từng trang lịch sử Thầy giáo Phan Hoàng Bách là một trong số những giáo viên luôn cố gắng tìm tòi những phương pháp dạy và học lịch sử bổ ích, hứng thú cho mỗi học sinh. Một mùa khai giảng nữa lại về, mỗi chúng ta đều hân hoan chào đón năm học mới với niềm hi vọng gặt hái được nhiều thành công trong sự...