Năm dấu hiệu bất thường khi trẻ học mầm non
Khi trẻ bị bệnh nhiều hơn 10 lần một năm, trở thành kẻ bắt nạt hoặc cảm thấy sợ hãi giáo viên, bạn cần tìm hiểu chứ không nên bỏ qua.
Bắt đầu học mầm non là bước chuyển lớn với trẻ. Điều này có thể gây xáo trộn và một vài vấn đề với tâm lý và sự phát triển thể chất của trẻ. Trang Young Parents nêu ra năm dấu hiệu bất thường khi trẻ học mầm non mà người lớn không nên xem nhẹ.
Lây bệnh từ những đứa trẻ khác
Bác sĩ Lim Hwee Ying, chuyên gia cấp cao của Khoa Sơ sinh và Phát triển, Bệnh viện Đa khoa Singapore, cho biết ốm là một phần của sự phát triển nhưng nếu trẻ bị ốm nhiều hơn 10 lần trong một năm, đó là dấu hiệu bất thường.
Bạn cần duy trì hệ miễn dịch cho con bằng cách bổ sung trái cây, rau củ nhiều dinh dưỡng trong khẩu phần ăn và khuyến khích chơi thể thao, hoạt động thể chất. Ngoài ra, việc tập cho trẻ thói quen giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không dùng chung khăn mặt, bàn chải với người khác…
“Đừng quên lịch tiêm phòng cho trẻ, không tự ý mua và lạm dụng thuốc kháng sinh”, bác sĩ Lim nhấn mạnh.
Bị bắt nạt
Mức độ bắt nạt ở trẻ mầm non có thể không có những cuộc ẩu đả, gây tổn thương về mặt thể chất như học sinh ở độ tuổi lớn hơn. Tuy nhiên, trẻ có thể nói những câu như “Tớ không muốn chơi với cậu, biến đi!” hoặc “Tớ ghét cậu”. Khi bị nhiều bạn bè từ chối chơi cùng bằng những lời này, trẻ có thể ảnh hưởng tâm lý.
Theo Patricia Koh, Giám đốc điều hành hệ thống trường Maplebear Singapore, nếu con buồn vì điều gì xảy ra tại trường, cha mẹ hãy động viên con nói ra. Bạn cũng có thể nói chuyện với giáo viên để tìm hiểu mâu thuẫn giữa những đứa trẻ. Ngoài ra, bạn cần dạy trẻ cách lên tiếng và đề nghị giúp đỡ nếu sự cố xảy ra lần nữa.
Trong trường hợp mâu thuẫn vì tranh giành đồ chơi, bạn nên dạy trẻ cách chờ đợi đến lượt hoặc tổ chức những trò chơi mà đông người có thể tham gia. Học cách xây dựng mối quan hệ tích cực và biết tự mình giải quyết xung đột là những kỹ năng sống có giá trị với bất kỳ ai.
Video đang HOT
Ảnh: Shutterstock
Là kẻ bắt nạt
Khi nhận được phản hồi từ giáo viên hoặc phụ huynh khác về việc trẻ hay đánh hoặc giành đồ chơi với bạn bè, bạn cần bình tĩnh. Không nên vội vàng thanh minh hoặc kết luận “Con tôi ở nhà rất ngoan, chắc chắn có nhầm lần gì đó” khi không thật sự được chứng kiến những gì trẻ làm tại lớp.
Những đứa trẻ đi bắt nạt người khác thường gặp một số vấn đề về tâm lý, đôi khi xuất phát từ chính gia đình. Bạn cần tìm hiểu thì mới loại bỏ được hành vi này ở trẻ. Đối thoại là cách các chuyên gia luôn khuyến khích áp dụng.
Hãy nói chuyện với con và tìm hiểu chuyện gì xảy ra, tại sao trẻ làm như vậy và dạy cách chịu trách nhiệm. Ví dụ, nếu chơi xấu bạn khác trong sân trường, trẻ nên xin lỗi hoặc bị cấm vui chơi tại đây. Song song với việc trừng phạt, bạn cần ghi nhận và dành lời khen nếu trẻ tỏ thái độ hợp tác và thay đổi.
Không thích giáo viên
Bạn nên nói chuyện với con để hiểu nguyên nhân gây ra cảm xúc tiêu cực này. Chẳng hạn, giáo viên có thể rất cao, nói to hoặc trông dữ dằn. Điều này có thể khiến con sợ hãi. Trẻ cũng có thể khó chịu với giáo viên vì không ghi nhận nỗ lực hoặc thiên vị những bạn khác. Tuy nhiên, bạn cần nhớ không phải lúc nào trường hợp “trẻ con không biết nói dối” cũng xảy ra. Nhiều đứa trẻ khá sắc sảo hoặc xuất phát từ tâm lý sợ bị mắng nên tìm cách đổ lỗi cho người khác.
Để không hành động vội vàng, bạn nên kể chuyện này với một số phụ huynh khác xem con của họ có gặp tình huống tương tự, sau đó mới trao đổi với giáo viên để tìm cách giải quyết tốt nhất. Các nhà giáo có tâm và hết lòng vì học sinh sẽ sẵn sàng phản hồi tích cực và nỗ lực thay đổi. Ngược lại, nếu giáo viên tỏ thái độ không hợp tác, bạn có thể cân nhắc việc chuyển lớp hoặc trường cho trẻ.
Trẻ dường như không học được gì
Nếu thấy trẻ không tiến bộ và gần như chẳng tiếp thu được gì sau quá trình học tập, cha mẹ cần trao đổi với giáo viên xem vấn đề là do nhận thức của trẻ hay phương pháp dạy chưa phù hợp. Nếu vấn đề từ phía trẻ, bạn nên đưa đến gặp bác sĩ để thực hiện các bài kiểm tra về nhận thức, tư duy, từ đó có căn cứ chọn trường phù hợp. Trường hợp triết lý giáo dục hoặc phương pháp dạy của giáo viên chưa phù hợp, bạn có thể để nghị thầy cô thay đổi để con dễ tiếp thu.
Mức thu học phí đại học công lập: Cơ quan nào quản lý, giám sát?
Việc Trường đại học Y dược TP.HCM thông báo mức thu học phí năm học tới có ngành gấp 4 - 5 lần mức thu cũ khiến dư luận băn khoăn: cơ quan nào quản lý, giám sát mức thu học phí đại học công lập?
Sinh viên Trường đại học Y dược TP.HCM - ẢNH HÀ ÁNH
Trao đổi với báo chí, đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT, cho biết quy định về chính sách học phí các cấp học (mầm non, phổ thông, đại học) được thể hiện trong nhiều văn bản pháp quy, gồm Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Nghị định số 127/2018/NĐ-CP và luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học 2018.
Trường chưa tự chủ thu học phí theo Nghị định 86
Trong các văn bản trên, thẩm quyền trách nhiệm, ban hành mức thu học phí và trách nhiệm kiểm tra giám sát đã được quy định rõ.
Cụ thể, đối với các cơ sở giáo dục đại học (gọi chung là trường đại học) công lập, cơ quan chủ quản (bộ, ngành, địa phương) trực tiếp có trách nhiệm thẩm định, quyết định, phê duyệt, thống nhất phương án phân loại mức độ tự chủ về tài chính của trường đại học trực thuộc, bao gồm cả phương án thu - chi tài chính, cả việc đảm bảo mức thu học phí mà luật Giáo dục và Nghị định 86 đã quy định.
Đồng thời, cơ quan chủ quản có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các trường đại học trực thuộc trong việc thực hiện chính sách học phí theo quy định.
Trường đại học công lập chưa đáp ứng điều kiện tự chủ thì tiếp tục thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Trong đó, quy định trần mức tăng học phí hàng năm từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020 - 2021 tăng bình quân 8 - 10%/năm. Các trường được xác định mức tăng học phí hàng năm, nhưng không được vượt trần Nghị định 86.
Mức thu cụ thể cho từng lĩnh vực đào tạo như sau:
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý các trường đại học công lập trực thuộc tỉnh. UBND cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu học phí của các trường đại học công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh.
Cơ quan nào giám sát về chính sách học phí của trường tự chủ?
Với các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ (luật Giáo dục đại học đã quy định) thì được tự chủ xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Văn bản giúp các trường tự chủ xác định mức thu học phí là Thông tư số 14/2019/TT-BGĐT về hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Trong quá trình thực hiện tự chủ, trường đại học cần xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dựa trên định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan chủ quản ban hành và các quy định, hướng dẫn hiện hành, phù hợp với chất lượng đào tạo. Từ đó, ban hành mức thu học phí phù hợp với lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo tương xứng với chất lượng đào tạo.
Đặc biệt, các trường đại học có trách nhiệm công khai, minh bạch và cam kết chất lượng. Có trách nhiệm giải trình với xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước về việc xây dựng mức học phí tương xứng với chất lượng đầu ra cam kết và lộ trình tăng học phí phù hợp với chất lượng được kiểm định chương trình đào tạo.
Cơ quan chủ quản trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc thực hiện chính sách học phí của các trường đại học được giao chủ quản, xử lý sai phạm theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải trình với xã hội, với người học về các chức năng được giao.
Vẫn đề xuất giữ quy định có trần học phí
Trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã trình phê duyệt các văn bản làm cơ sở pháp lý để các trường thực hiện tự chủ. Đồng thời, trực tiếp quản lý, giám sát tình hình thực hiện chính sách học phí và cơ chế tự chủ của các trường đại học trực thuộc Bộ GD-ĐT.
Gần đây, khi báo chí phản ánh Trường đại học Y dược TP.HCM đã ban hành, thông báo mức thu học phí chưa hợp lý, không phù hợp với quy định, Bộ GD-ĐT đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế (cơ quan chủ quản của Trường đại học Y dược TP.HCM) kiểm tra, xác minh thông tin về mức thu học phí của trường này, phối hợp với Bộ GD-ĐT để trả lời công khai cho người học và toàn xã hội.
Đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT, cho biết trong thời gian tới, bộ này sẽ đề xuất việc đưa quy định cụ thể khung và trần học phí phù hợp với các chuẩn kiểm định và chất lượng đầu ra của các cơ sở đào tạo vào dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, để trình Chính phủ xem xét, ban hành.
Trường Quốc tế Singapore điều chỉnh học phí: Phụ huynh tiếp tục kiến nghị Cho rằng mức thu sau khi điều chỉnh vẫn chưa hợp lý, một số phụ huynh Trường Quốc tế Singapore (Vạn Bảo, Hà Nội) tiếp tục kiến nghị. Chị M.T., đại diện một số phụ huynh Trường Quốc tế Singapore cho biết, sau khi nhận thông báo về việc thu học phí online lần thứ 2 của trường gửi phụ huynh, chị thấy...