Nấm đầu do mũ bảo hiểm bẩn
Theo TS.BS Nguyễn Hữu Sáu, Bệnh viện Da liễu Trung ương, mũ bảo hiểm bẩn, không vệ sinh đúng cách hoặc dùng chung mũ… là một trong những nguyên nhân viêm da đầu, hại tóc.
Cần vệ sinh mũ bảo hiểm mỗi tuần một lần để tránh ảnh hưởng tới tóc và da đầu. Ảnh: Chí Cường
Mũ “bẩn” dễ mắc nhiều bệnh
Theo PGS.TS Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh viện (BV) đã khảo sát hơn 1.000 người (41% nam, 59% nữ) khám các bệnh liên quan đến da đầu. Với các đối tượng có thời lượng đội mũ từ 1-2 giờ/ngày thì 595 người (59,5%) có biểu hiện các bệnh ở da đầu; cảm giác ngứa, đau ở da đầu 419 người; biểu hiện gầu 367 người (37%).
Theo các bác sĩ, đội mũ hàng ngày làm tăng tiết bã nhờn, tăng đổ mồ hôi là điều kiện lý tưởng cho gầu và nấm phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngứa da đầu. Ngoài ra là do dùng sản phẩm tóc, tạo kiểu tóc không đúng hoặc do cơ địa…
Theo TS.BS Nguyễn Hữu Sáu, BV Da liễu Trung ương, bệnh nấm do nhiều yếu tố gây nên, nhưng không ngoại trừ do dùng mũ bảo hiểm, không vệ sinh mũ bảo hiểm đúng cách hoặc dùng chung mũ… gây ngứa, viêm da đầu, thậm chí mưng mủ da đầu.
Không giặt mũ đúng cách, tùy tiện xịt hóa chất khử hôi vào mũ… cũng là những nguyên nhân gây bệnh da đầu được các bác sĩ điểm mặt.
Dè chừng với nước xịt thơm, miếng lót mũ
Các bác sĩ khuyên người dân nên dè chừng với nước xịt thơm, miếng lót mũ. Nếu miếng lót mũ không đúng chuẩn, vệ sinh không thường xuyên khiến mũ đã bí càng thêm bí, dễ sinh bệnh. Nên dùng miếng lót than hoạt tính khử mùi có giá từ 45.000 – 60.000đồng/chiếc (dùng khoảng 6-12 tháng). Có thể giặt miếng lót trong dung dịch ôxy già 15 phút, phơi khô để tránh bệnh nấm tóc.
Việc xịt nước thơm để chống nấm, chống hôi chỉ giải quyết nhất thời tùy nồng độ hóa chất. Lưu ý khi da đầu xuất hiện vùng đỏ, có vảy, ngứa, có khi mưng mủ… hoặc có biểu hiện bất thường trên tóc và da đầu cần đi khám ngay.
Cách vệ sinh mũ bảo hiểm:
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Hữu Nam, Công ty Dịch vụ vệ sinh Hà Anh, đội mũ bảo hiểm hàng ngày có ảnh hưởng đến sức khỏe tóc và da đầu, nên rất cần vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên phơi nắng mũ bảo hiểm để diệt khuẩn, khử mùi.
Với mũ có lớp lót tháo lắp được:
Tháo bỏ lớp lót và đệm rồi giặt tay, hay cho vào máy giặt đều được (máy giặt cần cho vào túi giặt hoặc chọn chế độ quay nhẹ để không bị rách vải).
Phần vỏ mũ lấy khăn ẩm, nhỏ vài giọt dầu gội lên (không dùng chất tẩy có nguồn gốc từ dầu mỏ vì sẽ làm hỏng lớp sơn ngoài) lau sạch. Với các lỗ thông gió có thể dùng nước ấm, tăm bông để rửa. Những nơi không dùng được tay lau rửa thì dùng bàn chải mềm, bàn chải đánh răng làm sạch.
Với mũ lớp lót dính liền, không thể tháo rời vệ sinh:
- Tháo bỏ đệm má, miếng lọc bụi, kính chắn gió…
- Xịt nước để loại bỏ bụi bẩn trước khi giặt bằng hỗn hợp nước ấm – dầu gội đầu pha sẵn (không dùng nước rửa cốc chén, xà phòng vì tẩy rửa quá mạnh). Nước ấm giúp dầu và chất bẩn dễ trôi. Dầu gội không gây hại cho da đầu, không làm tóc bị “hai mùi”.
- Ngâm lớp lót xốp vào thau khoảng 10 đến 15 phút, dùng bàn chải đánh răng chải sạch bụi bẩn rồi xả bằng nước ấm.
- Phần vải đệm và quai mũ có thể giặt sạch bằng xà phòng, rồi ngâm nước xả vải cho mềm và thơm hoặc dùng dầu gội đầu để giặt sạch.
Vệ sinh kính chắn gió:
Vệ sinh kính chắn gió của mũ bảo hiểm là khó nhất, vì nếu bị xước, kính sẽ lóa khi đi đường buổi tối, kính nhanh mờ khi trời ẩm, khiến khó quan sát đường.
Để làm sạch kính, tháo kính ngâm trong nước ấm và dầu gội, rồi dùng vải chuyên dụng lau kính nhẹ nhàng sạch sẽ. Phơi kính dưới nắng hoặc quạt cho khô, rồi bôi hoạt chất chống sương mù để bảo vệ.
-Hoặc dùng nước xịt kính phun lên kính che mặt, lưỡi trai rồi lau sạch bằng vải mềm (không có sợi bông) cho đến khi sáng rõ. Phơi khô rồi lắp ráp lại. Nếu bị trầy xước quá nhiều thì nên thay mới. Phần kính này có thể đem ra hàng mũ hoặc hàng kính để đánh bóng toàn mũ.
Hiện đã có một số điểm nhận làm dịch vụ vệ sinh mũ bảo hiểm với giá 8.000đồng/mũ nửa đầu, 17.000 đồng/mũ nguyên đầu. Dù thuê giặt, hay tự giặt thì người dân cũng cần chú ý làm sạch ngoài mũ, tháo miếng lót giặt sạch và phơi khô mỗi tuần một lần.
Trên thị trường hiện có chai xịt làm sạch mũ bảo hiểm nhanh, nhưng các bác sĩ da liễu cho rằng, năng giặt sạch mũ bảo hiểm là tốt nhất. Đội mũ bảo hiểm khi lao động, tham gia giao thông để bảo vệ vùng đầu, nhưng phải tuân thủ vệ sinh sạch sẽ mới không sinh bệnh, ảnh hưởng tới tóc và da đầu.
Để ngăn ngừa nấm tấn công da đầu nên:
-Phơi khô mũ mới đội để tránh vi khuẩn sinh sôi, mũ “bốc mùi”. Không đội mũ khi tóc ướt để tránh sinh nấm.
- Đi mưa về lau khô mũ hoặc sấy khô cả quai và trong mũ. Càng nắng nóng càng năng phải giặt mũ.
-Người đã bị viêm nang lông, vảy nến, á sừng… không nên cho người khác dùng chung mũ để tránh lây bệnh. Bình thường cũng nên tránh đội chung mũ. Hạn chế dùng thuốc xịt mũ, nhất là người có cơ địa dễ dị ứng.
- Cất mũ nơi khô thoáng để tránh nấm mốc sinh sôi.
- Nên mua mũ bảo hiểm tốt. Hai đến 3 năm thay mới một lần. Không dùng một mũ bảo hiểm quá 5 năm.
Theo Hà Dương
Giadinh.net
Da bé 3 tuổi mỏng hơn người lớn 30%
Nhiều phụ huynh cho con dùng chung sữa tắm với mình vì cho rằng qua giai đoạn sơ sinh, khi trẻ chạy nhảy hay bắt đầu học mẫu giáo thì đã có thể dùng sản phẩm của người lớn. Nhưng thực tế, đến 3 tuổi, da trẻ vẫn mỏng hơn người lớn tới 30%.
Theo một nghiên cứu của Mỹ về Da liễu Nhi khoa đăng trên tạp chí Pediatric Dermatology gần đây, các tế bào trên làn da bé thưa thớt hơn các tế bào trên da người lớn. Hơn nữa, lớp sừng và da ngoài của bé, vốn giúp cơ thể bé chống lại các tác động bên ngoài, cũng mỏng manh. Với sự mỏng manh này, da bé dễ bị ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài như môi trường, nhiệt độ, thời tiết. Ở vùng có thời tiết khắc nghiệt, về mùa đông hay mùa hạ, các bà mẹ phải sử dụng rất nhiều cách để chống nắng, chống thời tiết lạnh ảnh hưởng đến làn da con. Tầng biểu bì và lớp sừng bên ngoài da chưa đủ mạnh để bảo vệ cơ thể, khi bị tác động, sẽ gây ảnh hưởng cho cơ thể và sức khỏe trẻ.
Lớp sừng trên cùng của da bé mỏng hơn da người lớn đến 30%.
Một nghiên cứu của Mỹ tiến hành tại ba thành phố lớn là Bắc Kinh, Mumbai và New Jersey với hàng trăm bà mẹ và em bé tình nguyện (theo trang Pediatricnews, Mỹ), cho thấy các vùng da ở môi, má, cánh tay của bé ở vùng có nhiệt độ cao sẽ sớm sậm màu và vàng hơn các bé ở vùng có nhiệt độ thấp. Theo đó, với làn da mỏng manh hơn người lớn đến 30%, các yếu tố môi trường liên tục tác động lên da bé mỗi ngày và ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của làn da trong những năm tháng đầu đời.
Ngoài việc chú ý bảo vệ da bé với các tác động của môi trường, các mẹ phải rất chú ý với những sản phẩm trực tiếp sử dụng trên làn da con. Phát biểu trong Hội nghị Nhi khoa Quốc tế năm 2013, Giáo sư Michael J.Cork, viện trưởng viện nghiên cứu về da của Đại học Y Sheffield, cho rằng chỉ cần 2 lần tắm sai cách trong những năm tháng đầu đời với loại sữa tắm không phù hợp, làn da bé có thể bị tổn thương không thể hồi phục. Đặc biệt, mẹ không nên dùng chung sữa tắm người lớn cho bé dù việc đó mẹ cảm thấy tiện lợi mà nên dùng những sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, thích hợp cho da bé.
Mẹ nên dùng loại sữa tắm dịu nhẹ để chăm sóc làn da bé.
Bên cạnh đó, bé 3 tuổi năng động nhiều hơn, có những hoạt động vui chơi, tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên việc dùng loại sữa tắm phù hợp sẽ giúp gột rửa được các loại chất bẩn như mồ hôi, bụi, bã nhờn, dầu.... bám dính. Với loại sữa tắm dịu nhẹ đúng độ tuổi, da bé còn được cân bằng độ pH vốn có, khỏe mạnh hơn, giúp bảo vệ khỏi những tác động từ môi trường xung quanh.
Chăm sóc làn da bé không đơn giản chỉ là giúp bé sạch sẽ, thơm mát mà còn gia tăng tình yêu thương và sự gần gũi gắn kết giữa mẹ và bé, cho con khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần mỗi ngày .
Phương Thảo
Theo VNE
Nguy hiểm khi sơn, gắn móng tay giả Sơn móng tay, gắn móng tay giả đang trở thành "mốt" của phái đẹp. Tuy nhiên, dưới lớp son màu lấp lánh ấy lại tiềm ẩn những nguy hại sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet Nhiều hóa chất độc trong nước sơn, keo gắn móng tay giả Dán móng giả, dán decal đang trở thành xu hướng mới của một số chị em...