Năm cách giúp giao tiếp ngoại ngữ tốt hơn
Để giao tiếp tốt, cô giáo Agnieszka Murdoch cho rằng cần hiểu cách nối từ, liên kết giữa chữ cái và phát âm, không dịch từng từ sang tiếng mẹ đẻ.
Agnieszka Murdoch, giáo viên dạy ngoại ngữ của blog 5 Minute Language, thành thạo tiếng Anh và Pháp, có thể sử dụng tiếng Tây Ban Nha, Đức và Thụy Điển. Cô giới thiệu 5 cách để cải thiện khả năng nghe hiểu ngoại ngữ.
Mỗi khi học ngoại ngữ mới, tôi thường gặp rất nhiều khó khăn với việc nghe hiểu, kể cả khi đã có vốn từ vựng tốt và làm chủ được ngữ pháp. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận ra đây là vấn đề của hầu hết người bắt đầu học ngoại ngữ. Việc nghe hiểu người bản xứ là kỹ năng cần được luyện tập chuyên biệt.
1. Tìm hiểu sự liên kết giữa chữ cái và phát âm
Bước đầu tiên của việc nghe hiểu là tìm sự liên kết giữa các chữ cái trên giấy và cách phát âm. Điều này đặc biệt quan trọng trong tiếng Anh, ngôn ngữ chịu ảnh hưởng từ nhiều tiếng khác, khi mà mỗi nguyên âm, phụ âm đều có nhiều cách phát âm riêng biệt, tùy theo từng từ, từng văn cảnh.
Cách tốt nhất để có thể liên kết chữ cái và cách phát âm là nghe và đọc từ cùng lúc. Bạn có thể nghe một đoạn hội thoại trong khi đang đọc kịch bản và dừng lại sau mỗi vài từ, cụm từ, để ghi chú và so sánh sự khác biệt trong cách phát âm từng ký tự trong mỗi từ. Càng thực hiện bước này nhiều, bạn sẽ dần có khả năng bắt từ chính xác hơn, dẫn tới nghe hiểu tốt hơn.
2. Các từ nối trong giao tiếp
Các từ nối, ví dụ “à”, “ừ”, “ừm” trong tiếng Việt, hay “um”, “er”, “like”, “right” trong tiếng Anh, đóng vai trò quan trọng để giúp các bạn giao tiếp được với người bản xứ. Những từ này hoàn toàn không có ý nghĩa gì, tuy nhiên chúng được sử dụng liên tục trong giao tiếp, để bù vào những khoảng lặng, giúp người nói có nhiều thời gian suy nghĩ nội dung.
Một ví dụ tiêu biểu là từ “like” trong tiếng Anh với tư cách một từ nối. Nếu không hiểu vai trò ngữ pháp này của từ, với rất nhiều nghĩa trong tiếng Anh, bạn sẽ dễ dàng hiểu nhầm nội dung giao tiếp của người đối diện. Và khi đã hiểu cách sử dụng này rồi, bạn có thể vô thức loại những từ này ra khỏi đầu khi nghe hiểu nội dung giao tiếp với người bản xứ.
Video đang HOT
Cô Agnieszka Murdoch. Ảnh: GDS Blog.
3. Đa dạng hóa việc luyện tập nghe hiểu
Để tăng cường khả năng nghe hiểu, bạn cần tập nghe hội thoại giữa nhiều người từ nhiều nơi, giao tiếp trong những hoàn cảnh khác nhau.
Với những khóa học ngôn ngữ, bạn thường chỉ nghe nội dung được chuẩn hóa, thu âm rõ ràng bởi những người lồng tiếng chuyên nghiệp. Đây thường là những đoạn hội thoại dễ hiểu hơn rất nhiều so với hoàn cảnh giao tiếp thường nhật với người bản xứ.
Đặc biệt là khi đi ra nước ngoài, bạn sẽ cần giao tiếp với nhiều đối tượng từ nhiều tầng lớp xã hội, với khả năng giao tiếp, ngữ pháp, từ vựng khác biệt hoàn toàn. Khi đó, việc giao tiếp sẽ khó hơn bội phần so với các bài thu âm chuẩn hóa.
Bởi vậy, bạn cần chuẩn bị bằng nhiều cách. Ví dụ, bạn có thể xem tin tức bằng tiếng nước ngoài, hay xem video phỏng vấn đường phố. Bạn có thể tìm nội dung này trên mạng xã hội như Youtube và Facebook.
4. Đừng cố dịch từng từ sang tiếng mẹ đẻ
Việc dịch từng từ sang tiếng mẹ đẻ rất mất thời gian, khiến bạn không kịp theo dõi nội dung hội thoại và không hiểu được ý nghĩa chính của nó.
Thay vào đó, bạn có thể tập tư duy bằng ngoại ngữ (sử dụng các từ điển Anh-Anh để hiểu ý nghĩa bằng ngoại ngữ) hay học thuộc ý nghĩa của từng cụm từ. Bằng cách này, bạn có thể nghe hiểu phần lớn của cả bài hội thoại mà không mất thời gian dịch từng từ sang tiếng mẹ đẻ. Dĩ nhiên, sẽ có những từ bạn không hiểu, nhưng việc đoán nghĩa của những từ này trở nên dễ dàng hơn nhiều khi bạn đã hiểu ý nghĩa chính của cả bài.
5. Đừng ngại nhờ nói lại một lần nữa
Cuối cùng, cách tốt nhất để tăng khả năng nghe hiểu là nhờ người bản xứ nói lại một lần nữa. Việc nghe hai lần luôn khiến bạn dễ hiểu hơn. Đừng ngại làm phiền người khác vì điều này hoàn toàn bình thường. Nó giúp bạn hiểu được người nói và có thể tương tác hiệu quả hơn khi giao tiếp.
Người tị nạn trở thành giáo viên dạy trực tuyến
Tổ chức giáo dục NaTakallam đã tuyển dụng những người tị nạn có khả năng ngôn ngữ, trở thành giáo viên giảng dạy trực tuyến trên toàn thế giới. Thống kê cho thấy, số người học tại Alhallak tăng cao trong thời gian Covid-19 bùng phát.
Một buổi học trực tuyến tại NaTakallam.
Louisa Waugh và Ghaith Alhallak đã quen nhau trong các bài học ngôn ngữ trực tuyến, dù hai người không cần gặp mặt.
"Bạn chỉ cần kết nối", anh Alhallak nói.
Alhallak hiện là giáo viên dạy tiếng Ả Rập của NaTakallam - một tổ chức cung cấp dịch vụ ngôn ngữ tới những người có nhu cầu học tiếng Ả Rập, Tây Ban Nha, Ba Tư và Pháp. Điều độc đáo là tất cả các ngôn ngữ này được giảng dạy bởi người tị nạn.
770 học sinh và 64 giáo viên tại NaTakallam truyền tải các bài giảng hoàn toàn trực tuyến, cho phép người tị nạn nói chuyện với SV. Dịch vụ này cũng xoá bỏ rào cản về công việc đối với người tị nạn và người xin tị nạn ở các quốc gia cư trú mới. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, những người tị nạn được tạo điều kiện để có thu nhập trang trải cuộc sống.
"Tôi thực sự coi đây là cách giải quyết của hai vấn đề. Những người tị nạn cần thu nhập, nhưng không có giấy phép làm việc. Do đó, họ thường bị mắc kẹt trong tình thế khó khăn. Tuy nhiên, họ có những tài năng thiên bẩm dưới hình thức ngôn ngữ, câu chuyện và văn hóa, trong khi rất nhiều người muốn sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt. Chúng ta từng nghĩ rằng, có thể đào tạo và giúp đỡ người tị nạn, nhưng thực sự, họ cũng có thể làm vậy với chúng ta", một trong những người sáng lập NaTakallam - bà Aline Sara cho biết.
Đội ngũ giáo viên của NaTakallam bao gồm những người nói tiếng Tây Ban Nha di cư từ Venezuela và Trung Mỹ, người nói tiếng Pháp từ Burundi, Bờ Biển Ngà và Cộng hòa Dân chủ Congo.
"Điều tuyệt nhất là khi chúng tôi có các cuộc họp thông qua Zoom, khi những người Venezuela nói với người Syria rằng, họ sẽ dạy tiếng Tây Ban Nha", bà Sara nói.
Giáo viên tại NaTakallam thường xuyên được mời tới các tổ chức GD, tham gia vào lớp học lịch sử hoặc chính trị hiện đại, cũng như thảo luận về những vấn đề mà người tị nạn phải đối mặt. Bên cạnh đó, nhân viên tại tổ chức này hiện tham gia chương trình tiếng Ả Rập của Trường ĐH New York và cung cấp dịch vụ dịch thuật.
Sara - một người Mỹ gốc Lebanon, đã thành lập NaTakallam với mong muốn cải thiện khả năng sử dụng tiếng Ả Rập của bản thân. Ngoài ra, bà cũng nỗ lực tìm cách hỗ trợ người Syria sống ở Lebanon.
"Hiện tại, chúng ta đang sống trong thế giới trực tuyến và mọi người thường học ngôn ngữ qua Skype. Đây là một cách để người Syria có được thu nhập, vì thế giới mở cửa tự do cho tất cả mọi người", Sara chia sẻ.
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và Covid-19 bùng phát, mạng xã hội được coi là một phần không thể thiếu đối với đời sống của SV và giáo viên. "Chúng tôi có đối tác ngôn ngữ được tái định cư thông qua những SV có mối liên hệ với các tổ chức. Một học sinh từng nhận thấy giảng viên bị hỏng máy tính xách tay và đã quyết định tặng cho thầy của mình. Khía cạnh tình bạn được thể hiện rất mạnh mẽ", bà Sara nói.
Mô hình kinh doanh của NaTakallam được nhận xét là vô cùng phù hợp trong bối cảnh đại dịch bùng phát. Theo tổ chức này, số lượng người học đăng ký tăng 106% trong tháng 3 và 185% trong tháng 4 so với tháng 2 năm nay.
"Một trong những gia sư người Venezuela của chúng tôi nói rằng, cô ấy luôn cô đơn một mình và các học sinh tại NaTakallam là những người duy nhất cô ấy nói chuyện và kết nối. Vì vậy, điều này làm cho các lớp học trở nên quý giá ở khía cạnh tình người, không chỉ là mặt thu nhập", Alhallak - giáo viên tại NaTakallam chia sẻ.
Cũng theo anh Alhallak, những bài học của họ giống như một cuộc trò chuyện được diễn ra nhiều năm, ở các quốc gia khác nhau, những thời điểm khác nhau.
Nam sinh tốt nghiệp thủ khoa với điểm tuyệt đối Ngày 1/6, Alex Ngaba, 21 tuổi, tốt nghiệp trường Trung học kỹ thuật Arsenal, với điểm số tuyệt đối 4.0, trở thành người đầu tiên trong làng vào đại học. Alex Ngaba là con trai cả trong gia đình bốn anh em. Em trải qua 12 năm đầu đời tại một ngôi làng chỉ có 500 người sinh sống ở Cộng hòa Trung...