Năm 2023, Bộ GD&ĐT không ban hành quy chế tuyển sinh mới
Công tác tuyển sinh năm 2023 sẽ thực hiện theo quy chế ban hành năm 2022. Trong đó, một số quy định mới đã nêu trong quy chế tuyển sinh 2022 sẽ được thực hiện từ năm nay.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ không ban hành quy chế tuyển sinh mới. Công tác tuyển sinh năm 2023 sẽ áp dụng theo quy chế đã ban hành năm 2022.
Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng quy chế tuyển sinh để cụ thể hóa quy chế của Bộ GD&ĐT; công khai trên trang điện tử của cơ sở đào tạo.
Theo quy chế tuyển sinh năm 2022, cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.
Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo.
Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.
Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm.
Video đang HOT
Về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, quy chế tuyển sinh 2022 nêu rõ, từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.
Bên cạnh đó, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định.
Mới đây, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước công bố quy chế tuyển sinh riêng cho năm 2023. Quy chế này áp dụng với công tác tuyển sinh do nhà trường cấp bằng, không áp dụng với công tác tuyển sinh liên kết do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng.
Về cơ bản, quy chế tuyển sinh của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là sự tích hợp giữa các quy định từ quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, cùng những yêu cầu đặc thù của trường.
Trước đó, liên quan đến công tác tuyển sinh năm 2023, Bộ GD&ĐT cho biết đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển để loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống tuyển sinh chung cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đã rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các trường không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022.
Thay vào đó, tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đợt 1.
Tuyển sinh 2023: Không ban hành quy chế mới
Năm 2023, Bộ GD&ĐT khẳng định không ban hành quy chế tuyển sinh mới.
Đến thời điểm này, các trường đại học đã có phương án tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh trong năm 2023.
Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo thông tin năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tiếp tục tổ chức thi đánh giá năng lực tại 8 tỉnh/thành phố là Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Hưng Yên với quy mô 100.000 lượt thí sinh với quy định mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi tối đa 2 lượt/năm. Thời gian đăng ký dự thi giữa 2 đợt thi cách nhau từ 4 -6 tuần tuỳ theo nguyện vọng của thí sinh..
Như vậy năm sau, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ không tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tại TP.HCM như năm 2022.
Theo TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TP.HCM, kỳ thi đánh giá năng lực do đại học này tổ chức năm 2023 được tổ chức 2 đợt. Trong đó, đợt 1 vào cuối tháng 3 và đợt 2 cuối tháng 5. Ngoài 17 địa phương đã tổ chức kỳ thi năm 2022, đại học này có thể xem xét mở rộng thêm điểm thi tại Lâm Đồng hoặc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thí sinh dự thi.
TS Nguyễn Quốc Chính chia sẻ thêm, năm 2023, Đại học Quốc gia TP.HCM xác định việc mở rộng địa điểm thi từ Đà Nẵng trở vào Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội đã thống nhất chủ trương sẽ công nhận kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của nhau để tránh tình trạng thí sinh phải tham dự 2 kỳ thi trong khi đề thi có sự tương đồng.
PGS.TS Bùi Quốc Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, trong thời gian tới nhà trường chủ yếu sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp, tinh giản theo hướng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM hoặc của các trung tâm khảo thí độc lập (nếu có) kết hợp Chứng chỉ quốc tế (SAT, ACT, IELTS...).
Quyền tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH ngày càng được mở rộng. (Ảnh: Nghiêm Huê)
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM dự kiến vừa tăng đợt, vừa mở rộng địa điểm ngoài TP.HCM với kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt trong năm tới. Kỳ thi có thể được tổ chức 2 đợt vào tháng 4 và tháng 6 để thí sinh thêm nhiều cơ hội tham gia. Đồng thời, trường cũng sẽ tiếp tục mở rộng ngân hàng đề thi và hoàn thiện thêm phần mềm tổ chức thi.
Liên quan đến công tác tuyển sinh năm 2023, mới đây Bộ GD&ĐT khẳng định, Quy chế tuyển sinh sẽ giữ ổn định, không thay đổi.
Rà soát quy trình tuyển sinh
Đáng chú ý, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các trường không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022 mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT (tuyển sinh đợt 1).
Quy chế tuyển sinh ban hành năm 2022 quy định từ năm 2023, thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực 2 lần, trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào Đại học. Việc tính mức điểm ưu tiên sẽ được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. Năm 2023, Bộ GD-ĐT không ban hành Quy chế tuyển sinh mới, tuy nhiên, các cơ sở giáo dục Đại học phải xây dựng Quy chế tuyển sinh để cụ thể hóa Quy chế của Bộ GD&ĐT; công khai trên trang điện tử của cơ sở đào tạo.
Những lưu ý đặc biệt về xét tuyển đại học trong thời gian tới Nhằm đảm bảo công tác xét tuyển được thực hiện đúng Quy chế và diễn ra nghiêm túc, an toàn, chính xác, công bằng giữa các thí sinh và cơ sở đào tạo, Bộ GD&ĐT tiếp tục lưu ý các cơ sở đào tạo về công tác xét tuyển trong thời gian tới. Theo Bộ GD&ĐT, hệ thống đã được nâng cấp để...