Năm 2020: Triển khai chương trình phổ thông mới ở lớp 1
Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục chủ trì tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Đồng thời, Bộ cũng tổ chức thẩm định, phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa, kịp thời triển khai chương trình phổ thông mới, bắt đầu đối với lớp 1 từ năm học 2020-2021.
Chương trình phổ thông mới gồm những môn học gì?
Cụ thể, nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm)và 2 môn học tự chọn(Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2)).
Thời lượng giáo dục 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút (có hướng dẫn cho các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày).
Nội dung giáo dục cấp Trung học cơ sở bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương)và 2 môn học tự chọn(Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2).
Thời lượng giáo dục1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học;mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).
Nội dung giáo dục cấp Trung học cơ sở bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. (Ảnh: Mỹ Hà)
Nội dung giáo dục cấp Trung học phổ thông gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc(Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương); 2 môn học tự chọn(Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2); 5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học): Nhóm môn khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm môn khoa học tự nhiên (Vật lí, Hoá học, Sinh học); Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Video đang HOT
Thời lượng giáo dục1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiếthọc; mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).
Triển khai chương trình mới bắt đầu đối với lớp 1 từ năm học 2020-2021
Về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Cùng với việc ban hành các văn bản, Bộ tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình mới theo lộ trình. (Ảnh: Mỹ Hà)
Về việc chuẩn bị cơ sở vật chất: Bộ GD&ĐT đã xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Theo Bộ GD&ĐT, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục chủ trì tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa, tổ chức thẩm định, phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa (bao gồm bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn và sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân) kịp thời triển khai chương trình mới bắt đầu đối với lớp 1 năm học 2020-2021.
Cùng với việc ban hành các văn bản, Bộ tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình mới theo lộ trình, ưu tiên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp tiểu học.
Tổ chức và chỉ đạo các địa phương bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng từ năm học 2020
Đó là thông tin được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chia sẻ trong buổi họp báo công bố Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới diễn ra vào chiều 27.12.
Chiều nay (27.12), tại Trung tâm Hội nghị Giáo dục (Hà Nội) đã diễn ra buổi họp báo công bố Chương trình GDPT. Buổi họp báo do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ làm chủ trì, với sự tham gia của Tổng Chủ biên Chương trình GDPT GS. Nguyễn Minh Thuyết và ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, GS. Nguyễn Minh Thuyết tại buổi họp báo.
Chương trình GDPT mới bao gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình tổng thể và các chương trình môn học đã được Bộ GDĐT xây dựng và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử để xin ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân
Nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. Thời lượng giáo dục 2 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút.
Nội dung giáo dục cấp Trung học cơ sở bao gồm 12 môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc và 2 môn học tự chọn. Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.
Nội dung giáo dục cấp Trung học phổ thông gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc; 2 môn học tự chọn; 5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn học. Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.
Bộ GDĐT đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dương nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm thông qua bộ chỉ số đánh giá năng lực đào tạo của các trường sư phạm do Chương trình ETEP đang hoàn thiện; tổ chức nhiều cuộc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo hướng tiếp cận với những nội dung đổi mới Chương trình GDPT theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Phê duyệt đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và Chương trình GDPT đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT; phối hợp với các Bộ, Ban ngành của địa phương đề xuất danh mục và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định để giao vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2017 - 2020. Ngoài ra, tổ chức rà soát quy định hiện hành về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và tiêu chuẩn bàn ghế học sinh phổ thông.
GS. Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới.
Phát biểu tại buổi họp báo, GS. Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới cho biết cấu trúc Chương trình GDPT mới gồm có chương trình tổng thể và chương trình 27 môn học và hoạt động giáo dục. Trong đó có 2 điểm mới:
- Mục tiêu của GDPT: Mục tiêu đổi mới là chuyển một nền giáo dục nặng về tri thức sang một nền giáo dục phát triển phẩm chất của người học. Mục tiêu là trả lời được câu hỏi, khi học xong, học sinh làm được những gì thay cho việc biết được gì.
- Cách xây dựng chương trình: Xây dựng theo định hướng trang bị kiến thức bắt đầu ngay từ việc xác định nội dung dạy học. Chương trình mới sẽ xác định rõ mục tiêu giáo dục trước, xác định yêu cầu cụ thể về phẩm chất năng lực của từng cấp học, căn cứ vào đó để xác định nội dung dạy học.
Theo lịch của Bộ GDĐT công bố, Chương trình GDPT được bắt đầu từ năm học 2020 - 2021 ở lớp 1, năm học 2021 - 2022 ở lớp 2,6; năm học 2022 - 2023 với lớp 3,7,10; năm học 2023 - 2024 với lớp 8,10,11; năm học 2023 - 2024 với lớp 5,9,12.
Theo Dân Việt
Hôm nay công bố chương trình môn học mới ở bậc phổ thông Sau vài lần "hẹn", vào lúc 16h chiều nay 27/12, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức họp báo công bố chương trình các môn học ở chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh minh họa Dự thảo chương trình này đã được công bố ngày 19/1 để nhận các trao đổi, góp ý. Chương trình các môn học ở chương trình phổ thông...