Năm 2020: Điểm chuẩn các trường khối ngành y, dược sẽ biến động ra sao?
Nhiều trường khối ngành Y, Dược dự báo, điểm trúng tuyển theo phương thức xét dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay có thể tăng cao hơn năm trước.
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, TS Vũ Xuân Giang, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Dược Hà Nội cho biết, qua theo dõi kỳ thi tốt nghiệp THPT, cũng như mức độ khó dễ của đề thi năm nay, dự đoán, điểm trúng tuyển ĐH Dược Hà Nội năm 2020 có thể cao hơn năm trước.
Tuy nhiên, TS Vũ Xuân Giang cũng cho rằng, đây mới là dự đoán dựa trên mức độ khó dễ của đề thi tốt nghiệp THPT, mức tăng cụ thể cần căn cứ vào điểm thi thực tế của thí sinh: “Chúng tôi dự đoán rằng điểm chuẩn năm nay sẽ cao hơn năm ngoái. Nhiều thí sinh đặt câu hỏi rằng 25, 26 điểm, liệu có đỗ ĐH Dược Hà Nội hay không, thì hiện tại chưa thể khẳng định. Cũng có những năm điểm chuẩn của trường lên đến 27, 28 điểm, song năm nay, mức điểm cao đến ngưỡng nào, ở thời điểm này, các trường chưa thể đưa ra con số chính xác, điều này còn phụ thuộc vào điểm thi của các thí sinh”.
Ảnh minh họa. Nguồn: KT
Năm 2020, trường Đại học Dược Hà Nội tuyển sinh 700 chỉ tiêu ngành dược và 60 chỉ tiêu ngành hóa dược. Trong đó, trường dành 210 chỉ tiêu xét thẳng học sinh giỏi quốc gia, học sinh chuyên, 490 chỉ tiêu xét tuyển dựa theo điểm thi tốt nghiệp THPT.
Theo GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, nhiều giáo viên nhận định rằng, phổ điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ cao hơn năm 2019, bởi đề thi đã được điều chỉnh phù hợp với điều kiện học tập trong mùa dịch Covid-19.
GS.TS Nguyễn Hữu Tú cũng cho biết, điểm trúng tuyển của ĐH Y Hà Nội năm nay cũng không nằm ngoài xu hướng chung và sẽ cao hơn năm trước.
Lãnh đạo ĐH Y Hà Nội cho biết, trường đào tạo nhiều ngành khác nhau, mức điểm vào từng khoa cũng khác nhau. Thời điểm này, nhiều thí sinh thường quan tâm tới tỷ lệ “chọi” của trường. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại thay đổi tùy vào từng ngành và từng năm. GS.TS Nguyễn Hữu Tú khuyên các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH Y Hà Nội nên tham khảo điểm trúng tuyển các năm khác nhau của trường để đưa ra quyết định phù hợp.
Còn theo GS.TS Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, theo nhận định của các giáo viên, phổ điểm chung của các thí sinh năm nay sẽ trên trung bình, do đó, điểm chuẩn xét tuyển đầu vào các trường năm nay sẽ tăng.
Video đang HOT
Mức độ tăng điểm chuẩn phụ thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký của từng ngành. Với những ngành đặc thù như y dược, sư phạm, công an, quân đội thì khó có thể dự đoán trước./.
Năm 2019, điểm chuẩn ĐH Y Hà Nội cao nhất là 26,75, ngành Y đa khoa. Tiếp đó là ngành Răng hàm mặt với 26,4 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Y tế cộng đồng với 19,9 điểm. Năm 2019, ĐH Dược Hà Nội lấy 24,5 điểm ngành Dược học. Như vậy, các thí sinh có điểm trên 24,5 sẽ trúng tuyển. Đối với các thí sinh có mức điểm 24,5, trường sẽ xét đến một số tiêu chí phụ đối với thí sinh.
30 đại học lần đầu tiên được xếp hạng gắn sao
30 cơ sở đại học đầu tiên được hệ thống xếp hạng đối sánh chất lượng đại học Việt Nam và khu vực UPM (University Performance Metrics - UPM) gắn sao.
Hệ thống xếp hạng đối sánh chất lượng đại học Việt Nam và khu vực UPM (University Performance Metrics - UPM) của nhóm nghiên cứu ĐH Quốc gia HN thực hiện.
Đây là sản phẩm của Chương trình KHCN quốc gia về Khoa học Giáo dục do Bộ GD-DT chủ trì.
Duy nhất 5 cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu được gắn 5 sao
Kết quả ban đầu đạt được là ĐHQGHN cùng hai trường thành viên là ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Công nghệ, Trường ĐHBKHN và Trường ĐH Kasetsar (Thái Lan) đã đạt tiêu chuẩn 5 sao.
Nhóm CSGDĐH đạt 4 sao định hướng nghiên cứu gồm ĐH Huế cùng các trường thành viên ĐH Y-Dược, ĐH Khoa học, ĐH Sư phạm, các trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, ĐH Vinh, ĐH Thủy Lợi, ĐH Mỏ-Địa chất, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Phenika, ĐH Burapha (Thái Lan) và ĐH Malang (Indonesia).
Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế là trường ĐH thuộc khối khoa học xã hội đầu tiên đánh giá theo định hướng nghiên cứu đã đạt chuẩn 3 sao.
Theo định hướng ứng dụng, đạt chuẩn 4 sao có các trường ĐH Ngoại Thương, Học viện Ngoại giao, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Quy Nhơn, ĐH Nguyễn Tất Thành và ĐH West Visayas (Philippines).
Nhóm 3 sao có các trường ĐH Thành Đô, ĐH Nam Cần Thơ, ĐH Tây Đô, ĐH Phan Thiết, ĐH Centro Escolar (Philippines).
Những trường đại học ứng dụng được gắn sao
Bộ tiêu chuẩn xếp hạng gắn sao UPM có 8 nhóm tiêu chuẩn (lĩnh vực) gồm 54 tiêu chí. Mỗi tiêu chí có mốc chuẩn và trọng số riêng với tổng cộng là 1000 điểm. Cụ thể:
Tiêu chuẩn 1: Quản trị chiến lược - 5 tiêu chí, trọng số 6%.
Tiêu chuẩn 2: Đào tạo - 15 tiêu chí, trọng số 35%.
Tiêu chuẩn 3: Nghiên cứu - 4 tiêu chí, trọng số 20%.
Tiêu chuẩn 4: Đổi mới sáng tạo - 4 tiêu chí, trọng số 11%.
Tiêu chuẩn 5: Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo - 4 tiêu chí, trọng số 6%.
Tiêu chuẩn 6: Công nghệ thông tin và tài nguyên số - 10 tiêu chí, trọng số 10%.
Tiêu chuẩn 7: Mức độ quốc tế hóa - 9 tiêu chí, trọng số 6%.
Tiêu chuẩn 8: Phục vụ cộng đồng - 3 tiêu chí, trọng số 6%.
Lần lượt, chỉ số thực tế của từng tiêu chí, từng lĩnh vực (tiêu chuẩn) đều được đối sánh với mốc chuẩn và gắn sao, do vậy xếp hạng này ngoài việc giúp nhận diện tổng thể, có thể phân tích điểm mạnh, điểm yếu đến từng hoạt động, từng lĩnh vực của CSGDĐH.
Đặc biệt, nhiều tiêu chí gắn rất cụ thể với các mốc chuẩn của đại học định hướng nghiên cứu quy định tại Nghị định 99/2019/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung của Việt Nam.
Theo các tiêu chí UPM, các trường đại học (đặc biệt là các đại học định hướng nghiên cứu) đạt chuẩn 5 sao là các trường đã có khả năng tiếp cận nhóm 100 châu Á, có chất lượng hàng đầu quốc gia và bắt đầu có uy tín quốc tế.
Các đại học 4 sao là các có uy tín trong nước và khu vực. Các trường đại học 3 sao thực hiện tốt chức năng đào tạo theo phân khúc thị trường và có thể tham gia vào việc trao đổi sinh viên trong khu vực.
Bộ tiêu chí này đã được một số trường đại học chủ động sử dụng để phân tích thực trạng của nhà trường, trong đó có trường đã sử dụng để làm bộ chỉ số cho các chỉ tiêu của chiến lược phát triển.
UPM đã hỗ trợ, tư vấn cho các trường đại học Việt Nam và khu vực ASEAN để thu thập và thẩm định CSDL từ nhiều nguồn, trong đó có cả dữ liệu kiểm định chất lượng.
Lời khuyên cho thí sinh 'sợ máu muốn học trường Y' Yêu thích nghề y nhưng sợ máu có thể trở thành sinh viên trường y không là câu hỏi của rất nhiều thí sinh tại buổi giao lưu trực tuyến 'Hỏi - đáp tuyển sinh đại học 2020'. Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Nguyễn Hữu Tú - Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cho hay: "Theo tôi, nếu thí sinh thực...