Năm 2020, chủ nghĩa chống Mỹ lại trỗi dậy ở Hàn Quốc?
Các yếu tố cho thấy chủ nghĩa chống Mỹ – hầu như đã không còn hoạt động ở Hàn Quốc kể từ năm 2008 – có thể trở lại vào năm tới. Năm 2020, liệu chủ nghĩa chống Mỹ có thể một lần nữa làm rúng động quan hệ Hàn- Mỹ?
Người biểu tình Hàn Quốc kêu gọi chấm dứt thỏa thuận chia sẻ chi phí cho lực lượng Mỹ được triển khai tại Hàn Quốc. Ảnh: Asia Times
Điều đó đã từng xảy ra trước đây – vào năm 2002 và 2008. Hiện giờ, với việc Washington yêu cầu Seoul tăng khoản đóng góp cho quân đội Mỹ ở Hàn Quốc cũng như việc quan hệ với Triều Tiên – cầu nối duy nhất của Tổng thống Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump – trên bờ vực sụp đổ, liên minh này phải đối mặt với nhiều căng thẳng.
“Mỹ hãy rút quân!”
Hôm 10-12-2019, những người biểu tình tập trung bên ngoài Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc, nơi các cuộc đàm phán về Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt (SMA) về chi phí cho Các lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc (USFK) đang được tiến hành. Những người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động khi họ cố gắng tiến vào bên trong. “Hãy ngừng ngay các cuộc đàm phán!”, người biểu tình hét lớn. Những người khác giơ cao bảng hiệu “Quân đội Mỹ hãy rút khỏi!” và “Không trả tiền. Hãy cho thuê tính phí”.
“Tôi đến đây để nói lên mong muốn của người Hàn Quốc, những người chống lại áp lực của Mỹ về việc chia sẻ chi phí nhiều hơn”, An Ji-jung, 52 tuổi, một nhà tổ chức dân sự ủng hộ đảng Đoàn kết Tiến bộ cho biết. “Người Mỹ phải trả nhiều tiền hơn. Họ đang sử dụng đất của chúng tôi cho binh lính của họ!”, ông lý giải. Đó cũng là tiếng nói của đa số người dân Hàn Quốc. Một số người biểu tình còn có yêu cầu cao hơn nữa. “Tôi nghĩ, lực lượng Mỹ nên rút quân hoàn toàn”, Cheon Jin-hee, một người biểu tình, cho biết. Thanh niên này cho rằng, USFK là biểu tượng của Chiến tranh Lạnh. “Tôi nghĩ rằng đã đến lúc liên minh sẽ kết thúc. Nó bắt đầu bằng sự phân chia bán đảo Triều Tiên. Nó nên kết thúc để đưa hai miền Triều Tiên xích lại gần nhau hơn”, Ah Ah-reum, một người biểu tình khác cho biết.
Từ quá khứ đến hiện tại
Mỹ là đồng minh quan trọng và cũng là đối tác thương mại số hai của Hàn Quốc. Đây còn là quê hương của một cộng đồng người Mỹ gốc Hàn lên đến 1,8 triệu người. Văn hóa Mỹ có mặt khắp nơi ở Hàn Quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chủ nghĩa chống Mỹ đã tồn tại từ năm 1980. Năm đó, chính quyền độc tài Seoul đã triển khai lính nhảy dù để đè bẹp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở thành phố Gwangju. Một vụ thảm sát xảy ra sau đó. Nhiều người Hàn Quốc cho rằng Washington đã bật đèn xanh cho hoạt động này. Sau đó, các viện văn hóa Mỹ ở nước này đã bị tẩy chay và các vận động viên Mỹ đã bị la ó trong Thế vận hội năm 1988. Vào những năm 1990, người Hàn Quốc càng thêm tức giận vì áp lực mở cửa thị trường của Mỹ, và sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, công chúng truyền thông đã chỉ trích việc các doanh nghiệp Mỹ mua lại tài sản địa phương, đặc biệt là quỹ đầu tư tư nhân Lone Star.
Nhưng USFK vẫn là trọng tâm. Năm 2002, chủ nghĩa chống Mỹ bùng nổ sau khi hai nữ sinh bị quân đội Mỹ giết chết trong một vụ tai nạn đường bộ. Hàng trăm ngàn người phản đối tình trạng pháp lý của binh sĩ Mỹ tại Hàn Quốc – những người không phải chịu trách nhiệm trước luật pháp Hàn Quốc. Các dấu hiệu chống Mỹ ngày càng gia tăng, chẳng hạn như cấm người Mỹ vào nhà hàng và Phòng Thương mại Mỹ tại Seoul bị lục soát. Một số binh sĩ Mỹ đang làm nhiệm vụ đã bị các sinh viên cấp tiến bắt cóc, và một sĩ quan Mỹ đã bị đâm chết tại khu phố người nước ngoài Itaewon ở Seoul.
Năm 2008, sau khi truyền thông địa phương cáo buộc Washington đang bán thịt bò bị nhiễm BSE cho Hàn Quốc, các cuộc biểu tình lớn lại làm rung chuyển Seoul. Khi các cáo buộc được chứng minh là sai, chủ nghĩa chống Mỹ đã lắng xuống. Quân đội Mỹ sau đó đã rời bỏ hầu hết căn cứ rộng lớn ở trung tâm Seoul, và bắt đầu quá trình chuyển quyền kiểm soát hoạt động thời chiến của quân đội Hàn Quốc sang các chỉ huy người Hàn. Tuy nhiên, sự cố vẫn xảy ra sau đó liên quan nhiều vấn đề, trong đó có việc Mỹ đưa THAAD, một loại tên lửa chống đạn đạo của Mỹ, đến lắp đặt tại hàn Quốc…
2020: Một cơn bão hoàn hảo?
Với cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc dự kiến diễn ra vào tháng 4 và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, căng thẳng chính trị sẽ tăng lên ở cả hai nước trong năm tới. Kết quả của các cuộc đàm phán chia sẻ chi phí quân sự đang diễn ra sẽ đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của Quốc hội, nghĩa là nó có thể trở thành một vấn đề chính trong bầu cử.
Washington đã tức giận khi Seoul tham gia vào một cuộc cãi vã với Tokyo, tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự với Nhật hồi năm ngoái. Có khả năng trước áp lực của Mỹ, Hàn Quốc đã thay đổi quan điểm về vấn đề này vào phút cuối. Trong khi đó, nhiều người Hàn Quốc thất vọng vì không thể tương tác kinh tế với Triều Tiên do các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tất cả những điều này khiến mối quan hệ giữa ông Moon và ông Trump chỉ được kết nối bởi mối quan tâm duy nhất: Triều Tiên. Giờ đây, các tín hiệu cho thấy chính sách của ông Trump với Triều Tiên đang trên bờ vực sụp đổ.
Nếu có mối quan hệ ông Trump và Moon sụp đổ, điều đó sẽ cung cấp “đạn dược” cho đám đông chống Mỹ. Điều đó chắc chắn có thể dẫn tới những cuộc biểu tình chống Mỹ”, Don Don Kirk, một nhà báo nhận định. Và những người biểu tình có thể tập trung với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng khiêm tốn được nhìn thấy trong cuộc biểu tình hôm 17-12-2019.
AN BÌNH
Theo cadn.com.vn
Đặc công Mỹ, Hàn tung đòn răn đe khiến Triều Tiên không dám "tặng quà Giáng sinh"?
Trong bối cảnh cộng đồng thế giới đang hồi hộp chờ xem Triều Tiên sẽ "tặng quà Giáng sinh" táo bạo thế nào cho Mỹ thì hai nước Mỹ và Hàn Quốc bất ngờ tung đòn răn đe đáng sợ. Diễn biến này có thể khiến Bình Nhưỡng chùn bước.
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ và Hàn Quốc hôm qua (23/12) đeã tiến hành một cuộc tập trận mô phỏng lại một cuộc đột nhập vào một cơ sở của kẻ thù.
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ và Hàn Quốc hôm qua (23/12) đã tiến hành một cuộc tập trận mô phỏng lại cuộc đột nhập vào một cơ sở của kẻ thù. Quân đội Mỹ đã cho công bố loạt hình ảnh về cuộc tập trận đặc biệt này ngay trước thềm Giáng sinh - thời điểm mà Triều Tiên đe dọa "tặng quà" cho Washington sau khi hai bên không thể giải quyết được những bất đồng trong tiến trình đàm phán hạt nhân và Mỹ phớt lờ hạn định cuối năm mà Bình Nhưỡng đưa ra.
Trong cuộc tập trận mới nhất, lực lượng đặc công của Mỹ và Hàn Quốc đã đột kích vào cơ sở của kẻ địch và sau đó áp giải một người đàn ông bị trói tay sau lưng. Đây là một trong những bài tập được thực hiện trong cuộc tập trận chiến đấu giáp lá cà mà quân đội Mỹ và Hàn Quốc tổ chức hồi tháng trước tại một căn cứ ở thành phố tây nam Gunsan của Hàn Quốc. Hai nước Mỹ và Hàn Quốc thường xuyên tiến hành những cuộc tập trận như vậy.
Một quan chức của Hàn Quốc cho hay, cuộc tập trận được thiết kế là một chiến dịch giải cứu con tin trong khuôn khổ cuộc tập trận chống khủng bố được tiến hành hàng quý bởi hai đồng minh Mỹ, Hàn. Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc chưa đưa ra lời bình luận gì về thông tin nói trên.
Tuy nhiên, việc Mỹ cho công bố những hình ảnh của cuộc tập trận là rất hiếm và nó lại diễn ra ngay trước thềm hạn định cuối năm mà Triều Tiên đưa ra cho Mỹ sắp đến gần. Vì lý do đó, người ta tin rằng, động thái của Mỹ là một hành động có tính răn đe, cảnh báo nhằm vào Bình Nhưỡng trong bối cảnh nước này đang nhăm nhe thực hiện lời đe dọa "tặng quà Giáng sinh" cho Washington.
Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc - tờ báo đầu tiên đưa tin về cuộc tập trận, đã tiết lộ rằng, các bài diễn tập được nhằm để mô phỏng kịch bản bắt giữ giới chức Triều Tiên.
Hình ảnh được Lầu Năm Góc công bố sau đó bị xóa đi đã cho thấy cảnh một người đàn ông trong quân phục giống của Triều Tiên gục ngã sau khi trúng một phát đạn từ lực lượng đặc công Mỹ, Hàn, tờ Chosun Ilbo cho hay.
Bình Nhưỡng trong quá khứ thường cáo buộc Mỹ và Hàn Quốc tìm cách lật đổ chính quyền Triều Tiên bằng "chính sách thù địch" đồng thời miêu tả những cuộc tập trận chung giữa hai nước này là nhằm để ám sát giới lãnh đạo Triều Tiên cũng như chuẩn bị cho chiến tranh.
Trước đó, hồi đầu tháng, Triều Tiên cảnh báo nước này đang chuẩn bị một sự lựa chọn "quà Giáng sinh" cho Tổng thống Mỹ Donald Trump khi hạn định mà nước này đưa ra sắp kết thúc. Đây là một lời đe dọa ngầm của Bình Nhưỡng khi nước này đang nỗ lực vào những phút cuối cùng để gây áp lực buộc Mỹ phải có thêm các nhượng bộ trong tiến trình đàm phán trước khi năm mới bắt đầu.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã kiềm chế không tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa có thể vươn tới nước Mỹ trong hơn hai năm khi ông này theo đuổi mục tiêu tiến hành các cuộc đàm phán chưa từng có với Tổng thống Trump. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, ông Kim đã cảnh báo rằng, ông sẽ tìm kiếm một "con đường mới" nếu Mỹ không tháo gỡ dần các biện pháp trừng phạt và từ bỏ các chính sách được Bình Nhưỡng miêu tả là thù địch.
Cụ thể, trong những tháng qua, Triều Tiên đang tăng cường các cuộc thử nghiệp tên lửa và giới chuyên gia tin rằng, Bình Nhưỡng đang gia tăng sức ép với Washington khi hạn định cuối năm mà ông Kim Jong Un đưa ra cho ông Trump đang đến gần. Trước đó, Chủ tịch Triều Tiên đã cho Mỹ đến cuối năm nay để đưa ra được các điều khoản cho một thỏa thuận mà hai bên có thể chấp nhận được.
"Không có gì là khó hiểu khi họ có thể tặng cho thế giới một món quà Giáng sinh hay món quà Năm mới là một vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa", ông Vipin Narang - một giáo sư về khoa học chính trị ở MIT, đã dự đoán như vậy về bước đi tiếp theo của chính quyền Chủ tịch Kim Jong Un.
Mặc dù trong thời gian vừa qua, Triều Tiên liên tiếp phóng đi các tên lửa tầm ngắn nhưng nước này vẫn kiềm chế chưa phóng đi bất kỳ tên lửa tầm xa nào kể từ sau vụ thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15 hồi tháng 11 năm 2017.
Không rõ đòn răn đe của Mỹ và Hàn Quốc có khiến Triều Tiên chùn bước hay không.
Kiệt Linh
Theo vnmedia.vn
Người Hàn Quốc hành hạ 'hình nộm' đại sứ Mỹ "Harris hãy đi đi! Chúng tôi không phải là thuộc địa của Mỹ! Chúng tôi không phải cái máy rút tiền tự động!" Reuters ngày 13/12 đưa tin, một hình nộm đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, ông Harry Harris, đã bị những người biểu tình phản đối các yêu sách của Washington về việc tăng chi phí để duy trì quân đội...