Năm 2018: Thêm nhiều tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh
Chỉ tiêu tuyển sinh chính quy trình độ đại học sẽ được xác định trên 2 tiêu chí. Riêng đối với các ngành đào tạo giáo viên, Bộ GD&ĐT sẽ phân bổ chỉ tiêu theo trình độ đào tạo.
Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam đã khởi động chiến dịch tư vấn tuyển sinh ĐH năm 2018. Ảnh: Minh Ngọc.
Hôm nay 26/1, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Thông tư Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp (TC), cao đẳng (CĐ) các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học (ĐH), thạc sĩ, tiến sĩ để xin ý kiến góp ý.
Dự thảo Thông tư đưa ra 2 tiêu chí để xác định chỉ tiêu tuyển sinh chính quy đối với các cơ sở giáo dục đào tạo. Tiêu chí 1, xét trên số sinh viên (SV) chính quy tính trên một giảng viên quy đổi theo từng khối ngành của cơ sở giáo dục. Theo tiêu chí này, số SV ĐH chính quy trên một giảng viên (GV) quy đổi theo khối ngành được xác định không vượt quá định mức.
Video đang HOT
Cụ thể, 10 SV chính quy /1 GV quy đổi đối với khối ngành II; 20 SV chính quy /1 GV quy đổi với khối ngành I, IV, V; 25 SV chính quy /1 GV quy đổi khối ngành III, VII. Đối với số SV CĐ, TC sư phạm chính quy trên một GV/ giáo viên quy đổi không vượt quá 25.
Tiêu chí 2, diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo tính trên một SV chính quy và yêu cầu về chủng loại và số lượng học liệu, trang thiết bị tối thiểu của các hạng mục công trình theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Trong đó, tiêu chí diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu tính trên một SV chính quy không thấp hơn 2,8m2. Cùng với đó là các hạng mục được tính diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo và yêu cầu về chủng loại, số lượng tài liệu/ trang thiết bị tối thiểu.
Trong dự thảo Thông tư, Bộ GD&ĐT đưa ra 5 nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh ĐH chính quy. Các cơ sở giáo dục xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo 2 tiêu chí và công bố công khai, chịu trách nhiệm giải trình về chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, chất lượng đào tạo, cam kết đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội.
Các ngành đào tạo đã được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định theo quy định tại Điều 52 Luật Giáo dục ĐH, có nghị quyết thông qua chủ trương xác định chỉ tiêu tuyển sinh của hội đồng trường, hội đồng quản trị thì được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo cam kết về chất lượng của chương trình đào tạo và nhu cầu xã hội đối với ngành đó. Đồng thời, phải công bố công khai trong đề án tuyển sinh và chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội và cơ quan có thẩm quyền.
Cơ sở giáo dục chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định thì không tăng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm trước liền kề, trừ ngành đào tạo mới được mở trong năm tuyển sinh.
Đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH, CĐ, TS, Bộ GD&ĐT đưa ra hai căn cứ để xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Thứ nhất, nhu cầu tuyển dụng giáo viên theo trình độ, ngành đào tạo và địa chỉ sử dụng nhân lực sau khi đào tạo của địa phương, của các tổ chức giáo dục, có các minh chứng kèm theo. Đi kèm với đó là điều kiện đảm bảo chất lượng và năng lực các ngành đào tạo giáo viên của cơ sở giáo dục theo quy định.
Bộ GD&ĐT sẽ phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành đào tạo giáo viên của cơ sở giáo dục theo trình độ đào tạo. Và, quy định điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành đào tạo giáo viên.
Theo Kinhtedothi.vn
Để học sinh chọn ngành sư phạm
Hiện nhiều trường đang khởi động mùa tuyển sinh ĐH 2018. Để cải thiện đầu vào ngành sư phạm, năm nay, Bộ GD&ĐT sẽ giao chỉ tiêu cho các trường đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại, việc giao chỉ tiêu này liệu có quay trở lại cơ chế "xin - cho".
ảnh minh họa
Theo TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, trong tình hình hiện nay, chúng ta phải chấp nhận điều đó, bởi các trường sư phạm chủ yếu là đơn vị công lập. Các ngành khác, thị trường quyết định nhân lực, nên bộ chủ quản không thể nắm thông tin cụ thể nhu cầu lao động trong từng giai đoạn. Chính quyền các tỉnh ra chỉ tiêu sẽ phải chịu trách nhiệm về tình trạng dư thừa giáo viên, giống như ngành công an, quân đội.
Hiện nay, nhiều học sinh không mặn mà với ngành sư phạm, vì vậy, điểm đầu vào ngành này quá thấp. Để đưa các trường sư phạm lên top đầu như ĐH Bách khoa, Kinh tế quốc dân, Ngoại thương là một bài toán khó, TS Khuyến cho rằng, muốn điểm tuyển sinh sư phạm cao nhất, thì giáo sinh tốt nghiệp phải có việc làm và thu nhập tương đối tốt. "Lúc đó, không cần "hò hét" học sinh vẫn vào sư phạm. Vì vậy, Nhà nước phải có chính sách khuyến khích giáo viên, cụ thể, xếp lương giáo viên ở nhóm ngạch cao nhất. Đối với những người dạy ở vùng sâu, vùng xa nên được hưởng chính sách ưu tiên đặc thù" - ông Khuyến bày tỏ.
Một vấn đề được nhiều người quan tâm là việc tái cấu trúc các trường sư phạm. Theo ông Khuyến, đây là hướng đi đúng, nhưng phải làm sao cho hệ thống hoạt động chất lượng và hiệu quả. Vì số cơ sở đào tạo giáo viên được mở quá nhiều, nếu làm không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến đội ngũ giảng viên. Riêng đề nghị 8 trường sư phạm trọng điểm trong cả nước tập trung đào tạo giáo viên, những trường còn lại, chủ yếu là cao đẳng sư phạm chuyển sang bồi dưỡng giáo viên và đào tạo các ngành bên ngoài, quan điểm của ông Khuyến là các trường sư phạm trọng điểm chỉ có kinh nghiệm đào tạo giáo viên THPT, còn mảng giáo viên mầm non, tiểu học, THCS mới được mở ngành khoảng 10 năm nay. Trong khi đó, các trường cao đẳng, ĐH địa phương lâu nay có nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non, mẫu giáo tiểu học, THCS nếu cho họ đào tạo lại tất cả giáo viên các bậc là không hợp lý.
Vì vậy, ông Khuyến đề xuất, nhiệm vụ đào tạo giáo viên THCS, đặc biệt là tiểu học nên để cho các trường sư phạm địa phương thực hiện. Các trường sư phạm ở tỉnh cũng phải nâng tầm đào tạo được ở trình độ ĐH, điều này phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Các trường sư phạm trọng điểm, ngoài đào tạo giáo viên THPT nên bồi dưỡng cho đội ngũ đang giảng dạy ở phổ thông để tận dụng cơ sở vật chất tốt, đội ngũ trình độ cao. Còn việc đào tạo giáo viên trình độ sau ĐH nên dành cho những cơ sở có năng lực.
Theo Kinhtedothi.vn
Bắc Giang: Tuyển 18,5 nghìn chỉ tiêu vào lớp 10 năm học 2018-2019 Theo kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018-2019 là 18,5 nghìn em. Trong đó, các trường công lập 15 nghìn em, số học sinh đã tốt nghiệp THCS còn lại sẽ học ở cơ sở giáo dục ngoài công lập và bổ túc văn hóa. ảnh minh họa Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, toàn tỉnh Bắc...