Nấc thang căng thẳng mới trong quan hệ Nga – Ucraina
Căng thẳng trong quan hệ song phương giữa Nga và Ucraina đã leo thang lên một nấc mới khi chính quyền Kiev ban hành các đạo luật được xem là “đoạn tuyệt” với Liên Xô cũ.
AFP dẫn nguồn tin văn phòng Tổng thống Ucraina cho biết, Tổng thống Petro Poroshenko đã ký ban hành các đạo luật nhằm “ngăn cấm những biểu tượng thời Xô-viết, mở những hồ sơ lưu trữ của các cơ quan đặc vụ dưới thời Xô-viết” và chính thức công nhận vai trò của một nhóm theo đường lối dân tộc chủ nghĩa đã “đấu tranh vì nền độc lập của Ucraina hồi giữa thế kỷ 20″.
Cùng đó, Chính phủ Ucraina sẽ đổi tên một loạt thành phố được đặt theo tên các nhà lãnh đạo thời Xô-viết trước đây. Tổng cộng 25 thành phố có thể bị thu hồi tên gắn liền với quá trình lịch sử. Mức án tù cho sự vi phạm các đạo luật này là từ 5 đến 10 năm tù.
Theo ước tính của các nhà khoa học chính trị, luật mới sẽ ảnh hưởng tới ít nhất là 2 triệu người ở khắp 250 thành phố, thị trấn, làng mạc của Ucraina.
Tổng thống Ucraina Poroshenko gặp Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland hôm 15-5. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Trước đó, hôm 9-4 vừa qua, Quốc hội Ucraina đã thông qua các đạo luật trên, một động thái củng cố quyết định “không dính líu” tới Nga, nhưng dựng lên viễn cảnh sự chia rẽ ở nước này càng thêm nặng nề.
Phản ứng trước vụ việc, Sputnik News dẫn lời lãnh đạo Đảng Cộng sản Ucraina, ông Petro Symonenko cho rằng, các đạo luật đã “vi phạm nặng quyền hiến pháp của công dân, mở đường cho những cuộc đàn áp không chỉ với đảng viên cộng sản, mà còn với các tổ chức đối lập tại Ucraina”.
Trong khi đó, Người phát ngôn Điện Kremli Dmitry Peskov nhấn mạnh, Nga lên án các “đạo luật thảm hại” trên, cho rằng đó là một sự chối bỏ với quá khứ hào hùng của Liên Xô mà Ucraina từng là một thành viên. Ông Peskov nhắc lại việc Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cảnh cáo “có những âm mưu chối bỏ quá khứ Xô-viết”. Theo đó, Tổng thống V.Putin luôn ca ngợi lịch sử hào hùng của Liên Xô và muốn khôi phục các truyền thống, như hằng năm tổ chức Lễ diễu binh mừng Ngày Chiến thắng phát-xít Đức (9-5), và hình ngôi sao 5 cánh vẫn hiện diện trên các tháp Điện Kremli.
Động thái mới của chính quyền Kiev được xem là một bước đi mạnh mẽ nhằm “đoạn tuyệt” với Nga và củng cố các chính sách thân phương Tây.
Trong cuộc gặp hôm 15-5 với Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu Victoria Nuland đang ở thăm Kiev, Tổng thống Poroshenko cũng khẳng định: “Đối với chúng tôi, các mối quan hệ với Mỹ là có ý nghĩa sống còn. Và tôi cũng một lần nữa khẳng định rằng, chúng tôi vẫn đang thực thi nghiêm ngặt thỏa thuận Minsk”.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời giới phân tích nhận định rằng, lệnh cấm các biểu tượng thời Xô-viết sẽ không làm cho Ucraina tiến gần hơn tới phương Tây, mà trái lại sẽ chỉ làm trầm trọng thêm những vấn đề về kinh tế và khác biệt chính trị vốn đã sâu sắc trong lòng quốc gia này.
Trong một diễn biến có liên quan, ngày 15-5, Sputnik News cho biết, ông Alexander Grushko, đặc phái viên của Liên bang Nga tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố, NATO đang sống trong một thực tại riêng, bỏ qua những tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề miền Đông Ucraina.
“Ngôn ngữ báo cáo của Ủy ban Ucraina – NATO phần nhiều lặp lại những gì được NATO nói tới trong những tháng qua. Rất tiếc, chúng ta thấy NATO đang sống trong thực tại riêng, bỏ qua những tiến bộ thực sự đạt được trong khuôn khổ bộ tứ Normandy (gồm Nga, Pháp, Đức và Ucraina) những tuần gần đây, không để ý tới những thông tin khách quan mà tất cả chúng ta đều nhận được qua kênh Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE)”, ông Grushko nói.
Theo Hoàng Vũ
Quân đội Nhân dân
Mỹ: Không có bằng chứng xe tăng Nga xâm nhập Ukraine
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 7/11 cho biết không có bằng chứng xác nhận báo cáo của Kiev, cáo buộc Nga đưa xe tăng và pháo vào miền đông Ukraine.
"Tôi không có bất cứ báo cáo độc lập nào để xác nhận báo cáo của Kiev cho rằng đoàn xe (của Nga) đã vượt qua biên giới", phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết trong cuộc họp vào ngày 7/11.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cũng phát biểu trước phóng viên rằng Washington không có bằng chứng độc lập xác nhận Kiev cáo buộc các xe tăng và pháo của Nga đã vượt qua biên giới vào vùng Luhansk, miền đông Ukraine.
Phản ứng của Mỹ được đưa ra sau khi phát ngôn viên của quân đội Ukraine, ông Andriy Lysenko ngày 7/11 khẳng định một đoàn gồm 32 chiếc xe tăng, 16 pháo và xe tải chở đạn cùng binh lính đã từ Nga vượt qua biên giới vào khu vực do phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine.
Từ khi xung đột vũ trang bắt đầu ở miền đông Ukraine vào tháng 4, Kiev và phương Tây đã nhiều lần cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine, bằng cách hỗ trợ binh lính và vũ khí cho phe ly khai ở vùng Donetsk và Luhansk. Tuy nhiên, Mỹ và các đối tác của nước này không bao giờ ủng hộ cáo buộc của Kiev và phương Tây nếu không có bằng chứng.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine bắt đầu leo thang từ giữa tháng 4/2014, khi chính phủ Kiev tiến hành chiến dịch quân sự chống lại phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine. Cho đến nay, xung đột ở miền đông Ukraine đã khiến hơn 4.000 người thiệt mạng.
Theo Huy Phong (Theo RIA Novosti) (Khám phá)
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ tới Ukraine bàn xung đột miền đông Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ ngày 6/10 tới Ukraine để bàn luận về cuộc xung đột cũng như những hỗ trợ bổ sung của Washington dành cho Kiev. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ ngày 6/10 tới Ukraine để bàn luận về cuộc xung đột cũng như những hỗ trợ bổ sung của Washington dành cho Kiev. Trong tuyên bố đưa ra bởi Bộ...