Na Uy: Các nạn nhân trở lại hiện trường vụ thảm sát
Ngày hôm qua (19/8), các nhân viên điều tra Na Uy đã tháp tùng khoảng 500 người trở lại hiện trường trại hè trên đảo Utoya nơi đã diễn ra vụ thảm sát làm 69 người thiệt mạng hồi tháng trước.
Tờ Guardian ngày thứ Sáu cho biết, những người còn sống sót sau vụ xả súng hồi tháng trước trên đảo Utoya đã trở lại thăm hiện trường vụ thảm sát cùng với gia đình và bạn bè của những người đã thiệt mạng.
Khoảng 500 người đã ra đảo trong tiết trời mưa nhẹ. Dự kiến hai ngày cuối tuần này sẽ có khoảng 1.500 người tới đây gồm cả thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg.
Những người còn sống sót và gia quyết của nạn nhân vụ thảm sát Na Uy trở lại đảo Utoya hôm thứ Sáu (19/8) trong tiết trời mưa nhẹ.
Gia quyến của những người xấu số đã được các nhân viên điều tra mô tả lại bối cảnh nơi những người thân yêu của họ đã ra đi. Các bác sỹ tâm lý và cha đạo cũng có mặt trên đảo để sẵn sàng trợ giúp những khách viếng thăm.
Video đang HOT
Trong một diễn biến liên quan, hôm thứ Sáu, tòa án Na Uy đã quyết định gia hạn biệt giam thêm 4 tuần nữa đối với Breivik, kẻ đã thừa nhận giết hại 69 người trong vụ xả súng trên đảo Utoya và 8 người khác trong vụ đánh bom trước đó ở Oslo.
Toà án Oslo đưa ra phán quyết hắn cần phải biệt giam vì lo ngại nghi phạm có thể giả mạo chứng cứ và liên hệ với đồng bọn của hắn.
Những người sống sót và nạn nhân của vụ thảm sát không được phép tham dự các phiên thẩm vấn tại toà án nhưng họ được phép có luật sư đại diện.
Breivik có thể phải chịu án 21 năm tù giam nếu bị khép các tội khủng bố nhưng mức án này có thể kéo dài vô thời hạn nếu hắn vẫn bị coi là mối đe dọa với công chúng.
Ngày Chủ Nhật tới, một tháng tưởng niệm 77 nạn nhân đã thiệt mạng trong các vụ tấn công sẽ kết thúc bằng một lễ tang quốc gia tại nhà hát Spektrum Oslo.
Theo Bee.net.vn
Tay súng Na Uy đòi yêu sách "phi thực tế"
Thủ phạm 2 vụ tấn công vốn cướp đi sinh mạng của tổng cộng 77 người tại Na Uy hồi tháng trước, Anders Behring Breivik, đã đưa ra một loạt những yêu cầu mà luật sư của anh ta miêu tả là "phi thực tế".
Breivik xuất hiện trong đoạn video được tải lên mạng chỉ vài giờ trước các vụ tấn công.
Luật sư Geir Lippestad cho biết, Breivik muốn chính phủ Na Uy từ chức và muốn các chuyên gia Nhật Bản đánh giá sức khỏe tinh thần cho mình.
Breivik, 32 tuổi, một phần tử cực đoan cánh hữu, đã thú nhận thực hiện vụ đánh bom tại trung tâm thủ đô Oslo và vụ xả súng trên đảo Utoeya hôm 22/7.
Ông Lippestad cho rằng danh sách những yêu cầu của Breivik là "xa vời với thế giới thực tại", "hoàn toàn không thể đáp ứng" và cho thấy "anh ta không biết xã hội hoạt động thế nào".
"Yêu sách của anh ta bao gồm việc lật đổ hoàn toàn cả xã hội Na Uy và các quốc gia châu Âu. Nhưng điều đó chứng tỏ Breivik không hiểu hoàn cảnh của anh ta", luật sư nói.
Breivik đã gắn các yêu sách của y với việc sẵn sàng chia sẻ thông tin về các chi nhánh khủng bố khác, ông Lippestad.
Cảnh sát Na Uy trước đó đã tỏ ra nghi ngờ về khẳng định của Breivik rằng anh ta thuộc một mạng lưới lớn hơn, nhưng cho biết vẫn điều tra các tuyên bố này.
Một tòa án đã chỉ định 2 chuyên gia tâm lý nhằm đánh giá các hành động của Breivik. Báo cáo về tình trạng tâm lý của tên này dự kiến sẽ được đưa ra trước ngày 1/11.
Luật sư Lippestad cho biết Breivik đã yêu cầu được các chuyên gia sức khỏe Nhật Bản đánh giá vì anh ta tin rằng "người Nhật hiểu ý tưởng và các giá trị của danh dự" và hiểu anh ta hơn người châu Âu.
Ông Lippestad nói thêm rằng danh sách những yêu cầu thứ 2 của Breivik nhắc đến những thứ như thuốc lá và quần áo dân sự.
Trước đó, luật sư Lippestad cho rằng thân chủ của ông có thể bị bệnh tâm thần.
Tuy nhiên, một chuyên gia Na Uy sau đó đã phản bác ý kiến này, cho rằng các vụ tấn công hôm 22/7 được lên kế hoạch và thực hiện rất công phu tới nỗi khó thể có thể nói rằng đó là việc làm của một kẻ mất trí.
Theo Dân Trí
Nghi phạm khủng bố Na Uy gọi cảnh sát tới đảo Utoyea Anders Behring Breivik khai rằng hắn đã gọi điện thoại cho cảnh sát Na Uy khi đang ở trên đảo Utoeya, một trong hai địa điểm của vụ khủng bố kép làm rúng động Na Uy. Breivik được áp giải tới phiên xử kín tại tòa án Na Uy hôm 25/7. Ảnh: AFP "Breivik giải thích trong một cuộc thẩm vấn của cảnh...