Myanmar bắt biên tập viên người Mỹ
Một biên tập viên người Mỹ của một trang tin ở Myanmar bị chính quyền quân sự bắt khi đang tìm cách bay ra khỏi nước này.
Danny Fenster, 37 tuổi, biên tập viên trang tin Frontier Myanmar bị bắt tại thành phố Yangon ngày 24/5 khi chuẩn bị bay đến Malaysia. Công dân Mỹ này sau đó bị đưa đến nhà tù Insein của thành phố Yangon.
“Chúng tôi không biết tại sao Danny bị bắt và không thể liên lạc được với ông ấy”, trang tin Frontier Myanmar cho biết. “Chúng tôi lo lắng cho sức khỏe của Danny và kêu gọi trả tự do lập tức cho ông ấy. Ưu tiên của chúng tôi bây giờ là đảm bảo an toàn cho Danny và cung cấp bất cứ trợ giúp nào mà ông ấy cần”.
Phát ngôn viên chính quyền quân sự Myanmar chưa bình luận về thông tin. Phát ngôn viên đại sứ quán Mỹ tại Myanmmar cho biết “không thể cung cấp thông tin chi tiết do cân nhắc về quyền riêng tư”.
Danny Fenster. Ảnh: CNN .
Video đang HOT
Biểu tình bùng phát tại Myanmar sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và tiếp quản quyền lực. Lực lượng an ninh Myanmar sử dụng vũ lực đẩy lùi các cuộc biểu tình và bắt hàng nghìn người tham gia.
Một số nhà báo bị Myanmar bắt với cáo buộc kích động. Giới chức Myanmar cũng hạn chế truy cập Internet, cấm phát sóng vệ tinh và tước giấy phép của một số đơn vị truyền thông.
Fenster là nhà báo nước ngoài thứ 4 bị bắt sau khi quân đội Myanmar tiếp quản quyền lực. Giới chức Myanmar đã bắt và trục xuất một phóng viên Ba Lan và một phóng viên ảnh Nhật Bản. Nathan Maung, một công dân Mỹ, đang bị giam.
“Chúng tôi hoàn toàn choáng váng và vô cùng bối rối. Không hiểu tại sao Dan bị bắt”, Bryan, anh trai của Danny Fenster, cho biết. “Chúng tôi được đảm bảo rằng không cần lo lắng cho sự an toàn của cậu ấy. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn rất lo lắng”.
Nhiều vụ nổ ở Myanmar, thêm nhà máy Trung Quốc bị đốt
Ít nhất 7 vụ nổ nhỏ được ghi nhận ở Yangon hôm 7/4, trong khi một nhà máy may mặc của Trung Quốc tại thành phố này cũng bị đốt.
Người dân cho biết ít nhất 7 vụ nổ nhỏ được nghe thấy ở Yangon, gồm cả tại các tòa nhà chính quyền, bệnh viện quân đội và trung tâm mua sắm. Không có báo cáo về thương vong và cũng chưa có bên nào nhận trách nhiệm.
Đại sứ quán Mỹ tại Yangon cho biết họ đã nhận được báo cáo về "tiếng nổ bom tự chế hoặc pháo hoa nhằm tạo ra tiếng ồn và gây ra thiệt hại tối thiểu".
Một đám cháy bùng phát tại nhà máy may mặc JOC thuộc sở hữu của Trung Quốc tại thành phố Yangon cùng ngày. Đám cháy kéo dài khoảng một giờ trước khi được dập tắt. Không có báo cáo về thương vong.
Khói bốc lên từ nhà máy Trung Quốc ở Yangon bị đốt hôm 7/4. Ảnh: Global Times .
Luo Muzhen, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Trung Quốc tại Myanmar, nói rằng cảnh sát đã trích xuất camera giám sát của nhà máy và các nhà máy lân cận để điều tra. Nhiều sản phẩm cũng như máy móc đã bị đốt cháy và dụng cụ gây cháy cũng được phát hiện. Lou lưu ý nhà máy đang đánh giá thiệt hạ, có thể sẽ rất nghiêm trọng.
Tại một khu phố khác ở Yangon, nhiều người biểu tình phản đối Trung Quốc.
Nhiều người biểu tình xem Trung Quốc ủng hộ chính quyền quân sự. Hơn 40 nhà máy Trung Quốc ở Yangon đã bị tấn công trong bối cảnh hỗn loạn ở Myanmar, song chưa rõ do bên nào gây ra.
Truyền thông Myanmar đưa tin quân đội hôm qua tiếp tục nổ súng vào người biểu tình ở thị trấn Kale, phía tây bắc đất nước. Một số người dân trong khu vực và hãng tin Myanmar Now cho biết 11 người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Thêm hai người biểu tình chết ở thị trấn Bago, gần Yangon.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), 581 người, gồm hàng chục trẻ em, đã chết trong các cuộc biểu tình kể từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2. Lực lượng an ninh cũng bắt gần 3.500 người, trong đó 2.750 người hiện vẫn bị giam.
Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự, hôm qua nói rằng phong trào bất tuân dân sự, hay còn gọi là CDM, gây gián đoạt hoạt động của bệnh viện, trường học, đường sá, văn phòng và nhà máy. "Biểu tình cũng xảy ra ở các nước láng giềng và trên thế giới, nhưng họ không hủy hoại các doanh nghiệp. CDM là hoạt động nhằm phá hoại đất nước", ông nói.
Đại sứ Myanmar tại Anh Kyaw Zwar Minn hôm qua cáo buộc tùy viên quốc phòng đã chiếm đại sứ quán và nhốt ông bên ngoài. "Khi tôi rời sứ quán, họ xông vào bên trong, chiếm cứ tòa nhà. Họ tuyên bố nhận chỉ thị từ thủ đô nên không cho tôi vào", Kyaw Zwar Minn nói, đồng thời kêu gọi chính phủ Anh can thiệp.
Myanmar đình chỉ hơn 125.000 giáo viên Chính quyền quân sự Myanmar đình chỉ hơn 125.000 giáo viên vì tham gia phong trào phản đối đảo chính, ngay trước thềm năm học mới. Một quan chức giấu tên thuộc Liên đoàn Giáo viên Myanmar cho biết tổng cộng 125.900 giáo viên phổ thông đã bị đình chỉ tính đến ngày 22/5. Bản thân quan chức này cũng nằm trong danh...