Mỹ: Tỷ lệ người chết trẻ tăng cao
Trong nhiều thập kỷ, những tiến bộ về chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn đã làm giảm tỷ lệ tử vong ở thanh, thiếu niên Mỹ.
Nhưng, đang có sự đảo ngược đáng báo động, khi tỷ lệ này hiện tăng lên mức cao nhất trong 15 năm.
Số liệu đau lòng
Tỷ lệ tử vong trong giới trẻ Mỹ đã tăng tốc trong giai đoạn 2019-2020. Dù bản thân COVID-19 không phải nguyên nhân chính, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết sự gián đoạn xã hội do đại dịch gây ra đã làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe cộng đồng, bao gồm cả tình trạng lo lắng và trầm cảm. Khả năng tiếp cận nhiều hơn với súng, việc lái xe bất cẩn và lạm dụng chất gây nghiện là những nguyên nhân lớn góp phần đẩy tỷ lệ này lên cao.
Một góc tưởng niệm tạm thời ở thành phố Philadelphia dành cho các nạn nhân sử dụng ma túy quá liều. Ảnh: New York Times
Từ năm 2019 đến năm 2020, tỷ lệ tử vong chung ở độ tuổi từ 10 đến 19 tại Mỹ đã tăng 10,7% và tăng thêm 8,3% vào năm sau, theo một nghiên cứu do Trung tâm xã hội và sức khỏe, Đại học Khối thịnh vượng chung Virginia (Mỹ) mới công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ. Steven Woolf, Giám đốc danh dự của trung tâm này cho biết, đây là mức tăng cao nhất trong 15 năm.
Theo số liệu tử vong toàn cầu do Viện Đo lường và Đánh giá sức khỏe (IHME) tại Đại học Washington (Mỹ) công bố thì một số nước phát triển khác, gồm Anh, Đức, Canada và Na Uy cũng chứng kiến sự gia tăng số ca tử vong ở những người trẻ tuổi trong cùng quãng thời gian từ 2019 đến 2020. Nhưng, trong số các nước được IHME so sánh thì Mỹ là nơi duy nhất mà súng trở thành nguyên nhân gây tử vong số 1 ở thanh, thiếu niên.
Các vụ tự tử ở thanh, thiếu niên Mỹ độ tuổi từ 10-19 bắt đầu gia tăng vào năm 2007, trong khi tỷ lệ giết người ở nhóm tuổi đó bắt đầu tăng vào năm 2013, nghiên cứu của tiến sĩ Woolf cùng các đồng sự Elizabeth Wolf (Đại học Khối thịnh vượng chung Virginia) và Frederick Rivara (Đại học Washington) cho biết.
Xe cứu hỏa và cứu hộ lên đường tới nhà một thanh niên tại Ellensburg, quận Kittitas (bang Washington, Mỹ) hôm 20/3. Ảnh: AP
Điều tương tự cũng được PRB, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên phân tích về xu hướng dân số và sức khỏe tại Mỹ, chỉ ra. Bạo lực súng đạn đã giết chết 7.580 trẻ em và thanh niên Mỹ dưới 25 tuổi vào năm 2019, 39% số ca tử vong này là tự tử, 61% là giết người. Gần một phần ba số người Mỹ chết vì bị sát hại bằng súng vào năm 2019 đều dưới 25 tuổi.
Ban đầu, sự gia tăng các vụ tự tử và giết người trong giới trẻ hầu như không được chú ý vì tỷ lệ tử vong ở trẻ em và thanh, thiếu niên nói chung vẫn giảm trong hầu hết các năm.
Penicillin và các loại thuốc kháng sinh khác đã làm giảm số ca tử vong do nhiễm vi khuẩn trong những năm sau Thế chiến II. Vac[1]cine kiểm soát các loại virus chết người như bại liệt và cúm. Ô tô ngày càng an toàn hơn. Mũ bảo hiểm xe đạp, thiết bị phát hiện khói và các nỗ lực phổ cập kỹ năng bơi đã làm giảm tai nạn chết người và đuối nước. Những tiến bộ y tế giúp cứu sống trẻ sinh non và điều trị bệnh bạch cầu cũng như các bệnh ung thư khác đã giúp nhiều trẻ em sống sót.
“Nhưng, tất cả những sự tiến bộ đó hiện đang bị che lấp bởi 4 nguyên nhân gây tử vong. Khi đại dịch bắt đầu, cái chết của những người trẻ tuổi do tự tử và giết người tăng cao hơn. Tử vong do dùng thuốc quá liều và tai nạn giao thông cũng tăng đáng kể”, tiến sĩ Woolf nói với Wall Street Journal.
Một gia đình da màu tại Mỹ đau buồn vì mất người thân trong đại dịch. Ảnh: The Seattle
Video đang HOT
Theo dữ liệu của nhóm nghiên cứu, dù các trường hợp chết do COVID-19 góp phần vào sự gia tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em gần đây, nhưng nó đã bị lu mờ bởi sự gia tăng các trường hợp tử vong do thương tích. Năm 2020, tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở trẻ em và thanh, thiếu niên Mỹ là 0,24 ca trên 100.000 người, trong khi tỷ lệ này do thương tích cao gấp gần 12 lần.
Báo động về sức khỏe tâm thần
Một động lực tạo nên tỷ lệ tăng đáng buồn kể trên là cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần ngày càng tồi tệ với những người trẻ tuổi. Eliza[1]beth Wolf, đồng tác giả nhóm nghiên cứu, nói: “Có sự thiếu hụt trầm trọng các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh, thiếu niên, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Người ta ước tính chỉ một nửa số trẻ em mắc các vấn đề về tâm thần ở thể có thể điều trị được tiếp cận với chuyên gia về lĩnh vực này”.
Nhu cầu về các dịch vụ tâm lý, tư vấn và các hỗ trợ sức khỏe hành vi khác vượt xa nguồn cung, khiến các bệnh nhân trẻ tuổi phải chuyển đến các khoa cấp cứu vốn đã quá căng thẳng vì COVID-19. Lois Lee, bác sĩ cấp cứu nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Boston, Chủ tịch Hội đồng Phòng, chống thương tích, bạo lực và ngộ độc nhi khoa Mỹ, cho biết: “Chúng tôi đang chứng kiến những bệnh nhân ngày càng trẻ tuổi đến khám với tình trạng khủng hoảng về sức khỏe tâm thần, thậm chí cả những em nhỏ từ 8 đến 10 tuổi cũng có ý định tự tử”.
Lee cho Báo Wall Street Journal biết, bà đã nhìn thấy một bệnh nhân 8 tuổi cố gắng quấn thứ gì đó quanh cổ để lấy đi mạng sống của mình. Bà nói, tình trạng thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần nội trú nghiêm trọng đến mức các bệnh nhân trẻ tuổi có thể chờ đợi trong các khoa cấp cứu trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần để có chỗ điều trị trong một cơ sở tâm thần.
Súng được sản xuất phi pháp với các bộ phận mua trực tuyến hoặc từ máy in 3D đang khá phổ biến. Ảnh: NBC
Vì đâu nên nỗi?
Trở lại với những dữ liệu của nhóm nghiên cứu tại Đại học Khối thịnh vượng chung Virginia, năm 2021, tử vong do tự tử ở thanh niên da đen và người Mỹ da đỏ/thổ dân Alaska cao gấp đôi so với thanh niên da trắng. Thanh, thiếu niên da đen chiếm gần 2/3 số nạn nhân bị sát hại từ 10-19 tuổi trong thời kỳ đầu của đại dịch tại Mỹ, cao gấp 20 lần so với thanh niên da trắng và gốc châu Á-Thái Bình Dương, gấp 6 lần so với thanh niên gốc Tây Ban Nha.
“Những chênh lệch này có một lịch sử. Chúng phản ánh hậu quả của các chính sách mà trong nhiều thế hệ đã gạt người da màu ra lề xã hội” Woolf nói. “Di sản của lịch sử này là các cộng đồng da màu có nguy cơ hứng chịu căng thẳng kinh tế và xung đột xã hội cao hơn nhiều”.
Theo nhiều chuyên gia về dân số và xã hội tại Mỹ, quyền sở hữu súng rộng rãi hơn trong thời kỳ đại dịch và các hành vi bạo lực nghiêm trọng của cảnh sát, bao gồm cả vụ sát hại thanh niên da đen George Floyd hồi tháng 5/2020, đã làm tăng sự thiếu tin tưởng của người dân đối với cơ quan thực thi pháp luật.
Daniel Webster, giáo sư y tế công cộng tại Đại học Johns Hopkins – nhà nghiên cứu về phòng, chống bạo lực súng đạn – cho biết, thực trạng đó đã khiến một số người phải dùng đến các hình thức “công lý đường phố” để trả thù thay vì gọi cảnh sát.
Nguồn cung ngày càng tăng của cái gọi là “súng ma”, tức loại súng được sản xuất với các bộ phận mua trực tuyến hoặc từ máy in 3D, cũng giúp thanh thiếu niên dễ dàng có được vũ khí bất hợp pháp. “Đó là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đột ngột và kịch tính của bạo lực chết người”, giáo sư Webster nói.
TiKiya Allen, 18 tuổi, là một học sinh ngoan và là một hoạt náo viên sống ở thành phố Detroit cùng bà của cô, Bonnie Whittaker. TiKiya đăng ký học tại Đại học Oakland gần đó sau khi tốt nghiệp trung học và đang học để trở thành y tá trong khi làm việc bán thời gian tại một cửa hàng trong chuỗi nhà hàng ăn nhanh Taco Bell.
Nhưng, tháng 7/2021, khi đang đạp xe đến thăm một người bạn ở phía Tây Bắc Detroit thì TiKiya bị giết trong một vụ xả súng giữa ban ngày. Vụ án vẫn chưa được giải quyết. Cảnh sát Detroit cho biết có vẻ như TiKiya là một người ngoài cuộc vô tội bị kẹt trong làn đạn. “Tại sao một đứa trẻ không thể thoải mái đạp xe trên phố mà không lo bị mất mạng?”, Whittaker – bà của TiKiya đau đớn nói với phóng viên Báo Wall Street Journal khi được hỏi về cô bé.
Nhiều người Mỹ phẫn nộ khi những cái chết liên quan đến súng ở thanh niên nước này tăng gần 30% từ năm 2019 đến năm 2020. Ảnh: The Guardian
Các trường hợp tử vong liên quan đến giao thông tại Mỹ cũng tăng lên bất chấp thực tế là mọi người đã lái xe ít hơn khi đại dịch xảy ra. Các nhà nghiên cứu nói rằng việc đường sá vắng vẻ hơn nên một số người lái xe liều lĩnh và bất cẩn trong khi sự phân tâm bởi điện thoại di động cũng là nguyên nhân gây tai nạn hàng đầu trong những năm gần đây. Việc tiêu thụ rượu tăng lên trong thời kỳ đại dịch cũng làm tăng số ca tử vong do lái xe khi say rượu.
Nhiều chuyên gia y tế công cộng không tin sự kết thúc của đại dịch sẽ đảo ngược xu hướng gia tăng tỷ lệ tử vong ở những người trẻ tuổi tại Mỹ. Tiến sĩ Rivara của Đại học Washington nhận định, nếu những vấn đề dai dẳng về sức khỏe tâm thần của nhiều thanh niên không được điều trị kịp thời và khả năng tiếp cận súng vẫn quá dễ dàng thì chưa thể lạc quan về tình hình.
Elizabeth Wolf, đồng tác giả nghiên cứu với tiến sĩ Steven Woolf, từng dành 2 năm hành nghề nhi khoa ở vùng cận Sahara khi mới bắt đầu sự nghiệp rồi mới về làm tại Đại học Khối thịnh vượng chung Virginia. Những trải nghiệm ở hai nơi ấy, với cô bây giờ lại vừa giống, vừa khác. “Ở châu Phi, tôi chứng kiến nhiều trẻ em chết vì suy dinh dưỡng và các bệnh truyền nhiễm. Bây giờ tôi đã trở lại Mỹ và vô cùng khó khăn khi chứng kiến những đứa trẻ chết vì các nguyên nhân do con người gây ra, như súng đạn và tai nạn ô tô”, cô buồn bã nói.
Nước Mỹ ứng xử với những cơn “địa chấn” đổ vỡ ngân hàng
Nước Mỹ đã thoát khỏi Đại suy thoái như thế nào?
Khánh Nguyễn (Tổng hợp)
'Lời nguyền vàng' của Sudan
Vì sao Sudan, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, không thu được lợi ích từ nguồn dự trữ vàng khổng lồ của mình?
Những thỏi vàng buôn lậu bị thu giữ ở Khartoum vào năm 2019. Ảnh: El Pais
Theo tờ El Pais, ngành công nghiệp khai thác vàng đang phát triển ở Sudan là một trong những nhân tố thúc đẩy xung đột giữa các tướng lĩnh đối địch. Phần lớn số vàng khổng lồ khai thác được đang bị tuồn lậu ra nước ngoài, làm mất đi nguồn thu rất cần thiết của nhà nước, lẽ ra phải mang lại lợi ích cho người dân Sudan.
Nghịch lý ở "miền đất vàng"
Sự mở rộng của hoạt động khai thác vàng ở Sudan, quốc gia đã trở thành nhà sản xuất khoáng sản quý lớn thứ ba ở châu Phi trong thập kỷ qua, trớ trêu thay lại song hành với sự gia tăng nghèo đói ở một quốc gia xếp thứ 172 trong Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hợp Quốc (trong số tổng cộng 191 quốc gia). Trong khi chính quyền Sudan công bố vào tháng 1 rằng nước này đạt được sản lượng vàng kỷ lục vào năm 2022, các chỉ số kinh tế của Ngân hàng Thế giới lại chỉ ra một dấu ấn rất khác đối với quốc gia nằm ở Sừng châu Phi này: tỷ lệ dân số dưới ngưỡng nghèo đã tăng đều đặn từ 15,3% vào năm 2014 lên 32,9% vào năm 2022. Điều đó có nghĩa là, hiện có khoảng 15 triệu người đang sống với mức dưới 2,15 USD/ngày.
Mặc dù bản thân ngành công nghiệp vàng không giải thích được tình trạng bần cùng hóa ở Sudan, nhưng cuộc chiến giành quyền kiểm soát ngành này đang thúc đẩy cuộc xung đột hiện tại giữa quân đội Sudan (do tướng Abdel Fattah al-Burhan lãnh đạo) và tổ chức bán quân sự chính, Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF - do tướng Mohamed Hamdan Dagalo chỉ huy). Vàng đã trở thành một trong những nguồn tiền chính của lực lượng này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ít nhất 604 người đã thiệt mạng và 5.127 người khác bị thương kể từ khi làn sóng bạo lực mới nổ ra vào ngày 15/4.
Không ai biết chính xác có bao nhiêu vàng đang được khai thác ở Sudan. Ngành công nghiệp này bắt đầu thu hút sự quan tâm sau sự kiện Nam Sudan ly khai vào năm 2011. Nó được xem là một nguồn bù đắp cho 2/3 giếng dầu mà Khartoum đã mất khi lãnh thổ miền nam tách ra độc lập.
Vào tháng 1, Giám đốc Tổng cục Giám sát và Kiểm soát các Công ty Sản xuất của Sudan, Alaeldin Ali, đã tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng nước này đã đạt kỷ lục khai thác mới, vượt quá sản lượng vàng tốt nhất trước đó là 1.611 kg. Kỷ lục trước được thiết lập vào năm 2017 với 107 tấn vàng. Nói cách khác, sản lượng khai thác năm ngoái sẽ vào khoảng 109 tấn. Công ty Tài nguyên Sudan đã công bố vào tháng 4 rằng hoạt động xuất khẩu vàng, với khối lượng khoảng 41,8 tấn, đã mang lại doanh thu khoảng 2 tỷ USD trong năm 2022.
Nhưng không có số liệu nào tính đến lượng vàng được buôn lậu ra khỏi đất nước. Denise Sprimont-Vasquez, một nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Cao cấp (C4ADS) cho biết: "Ngân hàng Trung ương Sudan đã nhận ra rằng buôn lậu [khoáng sản] là một vấn đề lớn ở nước này". Vị chuyên gia chỉ ra rằng các công ty khai thác vàng do Lực lượng Hỗ trợ Nhanh kiểm soát là một trong những bên chịu trách nhiệm. Phe còn lại, quân đội quốc gia do Tướng Burhan lãnh đạo, thì khai thác các lĩnh vực kinh tế khác của đất nước. Ngoài ra, Wagner Group, công ty quân sự tư nhân có trụ sở ở Nga, cũng bị Mỹ và Liên minh châu Âu cáo buộc đã khai thác vàng của Sudan thông qua các công ty vỏ bọc.
Khai thác vàng bằng phương pháp thủ công ở Sudan. Ảnh: El Pais
Các cơ quan nhà nước Sudan cũng không thể tính toán lượng vàng được khai thác thủ công, mà theo phân tích của C4ADS, chiếm tới 85% tổng lượng vàng khai thác được của cả nước.
Joseph Siegle, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Phi, cho biết cuộc đảo chính năm 2021 đã chấm dứt vai trò của chính phủ chuyển tiếp và nhường quyền lực cho tướng Abdel Fattah al-Burhan, càng làm gia tăng sự thiếu minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác vàng. Trong khoảng thời gian ngắn mà chính phủ chuyển tiếp của Sudan tồn tại (từ sự sụp đổ của nhà lãnh đọa Omar al-Bashir vào năm 2019 đến tháng 10/2021), một cuộc kiểm toán của Bộ Tài chính Sudan tiết lộ rằng hầu hết các khoản thu từ vàng đã không được khai báo. Chuyên gia Siegle giải thích: "Chỉ riêng trong năm 2021, ít nhất 32 tấn vàng đã 'mất tích', theo các cuộc kiểm tra của nhà nước, tương đương tối thiểu 1,9 tỷ USD".
Vàng "tài trợ" cho chiến tranh
Vàng đang tài trợ một phần chi phí cho cuộc xung đột ở Sudan. "Nó cung cấp cho tướng Mohamed Hamdan Dagalo một rương chiến tranh sâu rộng, độc lập với chính phủ để tài trợ cho cuộc xung đột của ông ta, mặc dù Lực lượng vũ trang Sudan, do Tướng Burhan lãnh đạo, cũng kiểm soát nhiều công ty và lĩnh vực kinh tế trong nước", chuyên gia Siegle nhấn mạnh.
Theo nhà phân tích này, tướng Dagalo đã trở thành một trong những người giàu nhất đất nước, quyền kiểm soát lĩnh vực vàng, cùng với lĩnh vực chăn nuôi và cơ sở hạ tầng ở khu vực phía tây Darfur.
Chuyên gia Siegle cho rằng, việc các chủ thể quân sự kiểm soát tài nguyên vàng là một yếu tố quan trọng trong cuộc xung đột hiện nay, và là một trong những lý do khiến đất nước rơi vào tình trạng kinh tế nguy cấp.
"Nếu các lực lượng vũ trang phải phục tùng một chính phủ dân sự, thì những nguồn lực này sẽ được đưa vào ngân khố chính phủ, góp phần đáng kể vào việc phục hồi kinh tế và ổn định đất nước", ông Siegle nhận xét.
Trong khi các phe bán quân sự và nước ngoài chia sẻ việc khai thác vàng, 233 tấn vàng ước tính đã được khai thác vào năm 2021 đồng nghĩa với doanh thu trên 13 tỷ USD. Chuyên gia García Luengo lưu ý: "Nguồn thu này [nếu kiểm soát được] sẽ là quan trọng ở một quốc gia mà người dân bị thiếu thốn nghiêm trọng, với các Chỉ số Phát triển Con người thấp và nhu cầu rất lớn đối với các dịch vụ xã hội cơ bản".
Nguy cơ với môi trường và sức khỏe cộng đồng
Việc mất kiểm soát trong khai thác vàng không chỉ kéo dài tình trạng nghèo đói mà còn gây ra vấn đề lớn về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Những người khai thác thủ công thường sử dụng thủy ngân, có giá rẻ, để tách vàng ra khỏi các khoáng chất khác. Trong quá trình này, hỗn hợp chiết xuất được làm nóng để thủy ngân bay hơi trước khi vàng tan chảy. Tuy nhiên, thủy ngân không mùi và có độc tính cao nên công nhân dễ hít phải, và chất này còn làm ô nhiễm đất và nước.
Có khoảng hai triệu người làm việc trong ngành khai thác vàng thủ công của Sudan, bao gồm cả trẻ em. Ông García Luengo lo lắng: "Họ làm việc mà không được bảo vệ đầy đủ, vì vậy việc khai thác vàng không chỉ khiến họ bị bần cùng hóa và nuôi dưỡng bạo lực, mà còn khiến người dân mắc bệnh".
Mỹ sẽ chính thức chấm dứt tình trạng khẩn cấp do COVID-19 trong tuần này Mỹ sẽ chính thức chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vào ngày 11/5 tới. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện tại Coral Gables, Mỹ ngày 16/8/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Tình trạng khẩn cấp do COVID-19 lần đầu tiên được Mỹ đưa ra cách đây hơn 3 năm, nhằm cung cấp...