Mỹ tuyệt vọng về thương vụ S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Áp lực của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì thỏa thuận mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 (SAM) của Nga là “cử chỉ thể hiện sự tuyệt vọng”, ông Andrei Koshkin, trưởng khoa khoa học chính trị và xã hội học tại Trường Đại học kinh tế Nga mang tên Plekhanov phát biểu trong cuộc phỏng vấn với RT.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Trước đó, các phương tiện truyền thông đã báo cáo rằng Mỹ có thể đình chỉ việc đào tạo phi công Thổ Nhĩ Kỳ để lái máy bay chiến đấu F-35. Theo chuyên gia, bước đi này cho thấy Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách gây áp lực đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì kế hoạch mua vũ khí của Nga.
“Washington trừng phạt nghiêm khắc Ankara trước toàn thế giới, nhưng những hành động này có thể được gọi là một cử chỉ tuyệt vọng”, ông nói.
Ông Koshkin nhận định rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cần chuẩn bị tinh thần rằng Mỹ sẽ phá vỡ thỏa thuận về chương trình F-35. Ngoài ra, chuyên gia nhấn mạnh, phía Mỹ có thể yêu cầu Ankara trả lại các máy bay chiến đấu F-35 đã được giao cho nước này trước đó.
“Cần tính tới thực tế rằng mỗi thỏa thuận là duy nhất, tất cả các mục được quy định rõ ràng cho mô hình thiết bị quân sự và vũ khí cụ thể. Không loại trừ rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ yêu cầu bồi thường, nhưng vẫn chưa rõ Ankara sẽ thực hiện việc này ở những cấp độ nào”, ông kết luận.
Theo Danviet
Video đang HOT
Ba cơn ác mộng của Mỹ : Huawei, Nord Stream và S-400
Mỹ đang phải đối mặt với 3 vấn đề rất lớn, nếu không giải quyết tốt các vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến vị trí lãnh đạo toàn cầu của họ.
Không có cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Nga, nhưng các quốc gia này đang chiến đấu với nhau thông qua các đại diện của họ. Và trên bất kỳ mặt trận nào, Hoa Kỳ không thể có được những gì họ muốn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đau đầu với ba vấn để lớn của Mỹ.
Ukraine đã thất bại trong việc trở thành thành viên của NATO và mất Crimea vào tay Nga, chính quyền Syria đã không tan vỡ, châu Âu hợp tác với Nga và đồng thời thoát ra khỏi tay Hoa Kỳ. Và sau đó là các sự kiện xung quanh Huawei.
Nỗi sợ đầu tiên mang tên Huawei
Vấn đề đầu tiên là các sự kiện xung quanh Huawei trong quan hệ của Mỹ với Trung Quốc. Với việc bắt giam Giám đốc tài chính của Huawei Meng Wanzhou tại Canada, theo yêu cầu của Hoa Kỳ, vấn đề này đã đạt đến mức độ cực lớn.
Hoa Kỳ coi sự tăng trưởng của Huawei là mối đe dọa đối với sự lãnh đạo toàn cầu của mình. Xét cho cùng, Huawei không còn chỉ là một thương hiệu điện thoại di động cạnh tranh của gã khổng lồ Apple mà là một công ty cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông cho thế giới, đẩy các công ty của Hoa Kỳ, EU và Canada sang một bên.
Việc Huawei triển khai cơ sở hạ tầng 5G trên toàn thế giới - một công nghệ sẽ xây dựng lại không chỉ ngành công nghiệp truyền thông, mà hầu như tất cả các lĩnh vực từ vận tải đến công nghiệp đến quân sự sẽ trở thành cơn ác mộng đối với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không muốn Huawei tạo ra mạng 5G ở châu Âu và do đó công khai đe dọa các nước EU.
Một trong những sắc lệnh tổng thống của ông Trump là đã đưa Huawei vào danh sách đen. Về vấn đề này, một số công ty Mỹ chủ yếu là Google, sẽ không thể bán phát triển công nghệ của họ cho Huawei.
Trên thực tế, quyết định này ảnh hưởng đến các công ty Mỹ không kém Huawei. Và do thực tế là các nước EU tuyên bố ý định giữ lại hợp đồng 5G với Huawei, bất chấp sự phản đối từ Mỹ, ông Trump đã hoãn thi hành quyết định về Huawei trong 90 ngày.
Nỗi sợ thứ hai là Nord Stream-2
Một vấn đề khác của tổng thống Mỹ Đonald Trump là vấn đề Dòng Nord Stream-2 trong quan hệ với Nga và Đức.
Nord Stream-2 là tên của đường ống mà qua đó Đức sẽ nhận được khí đốt tự nhiên từ Nga. Hoa Kỳ phản đối dự án này. Đường ống dẫn khí đốt này sẽ chảy sang Đức dọc theo đáy biển Baltic, bỏ qua Ukraine và Ba Lan, làm giảm sự phụ thuộc của Berlin vào Washington.
Do đó, chính quyền Trump đang tìm mọi cách để ngăn chặn dự án. Vào ngày 12/11/2018, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Rick Perry đã công bố quyết định chống lại dự án Nord Stream-2, mà Nga đang thực hiện cùng với Đức và dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ của Nga. Nhưng trong 6 tháng qua, Hoa Kỳ đã thất bại trong việc buộc các bên phải dừng dự án.
Bây giờ Hoa Kỳ đang chuẩn bị áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các công ty tham gia dự án Nord Stream-2. Nhưng tín hiệu từ cả Moscow và Berlin khẳng định rằng, Nord Stream-2 sẽ được xây dựng, bất chấp các mối đe dọa của Hoa Kỳ.
Nỗi sợ thứ ba là S-400
Nỗi sợ lớn thứ ba của Trump là hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 trong mối quan hệ Hoa Kỳ với Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ S-400 từ Nga và đang gây áp lực mạnh mẽ để dừng việc mua bán này. Việc mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dẫn đến nhiều thay đổi từ quân sự sang cân bằng chính trị.
Hơn nữa, bằng cách bắt đầu sử dụng S-400, Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là thành viên của NATO, sẽ mở đường cho nhiều quốc gia khác cũng muốn mua. Hiện tại, Ấn Độ, Ả Rập Saudi và Iraq cũng đang thực hiện các bước đối với việc mua S-400.
Điều này sẽ tác động tiêu cực đến thị trường vũ khí Hoa Kỳ, nhưng quan trọng hơn, sẽ làm suy yếu sự phụ thuộc của các quốc gia khác vào Hoa Kỳ.
Nếu Hoa Kỳ vẫn không giải quyết được ba vấn đề này thì vị trí bá chủ của họ sẽ giảm nhanh chóng, và họ sẽ mất đi vị trí lãnh đạo toàn cầu của họ.
Chí Huy
Theo baodatviet
Nga phản ứng gay gắt về "tối hậu thư" S-400 Mỹ gửi cho Thổ Nhĩ Kỳ Trước tối hậu thư của Mỹ về việc Thổ Nhĩ Kỳ cần từ bỏ thỏa thuận S-400 vào tháng 6, Điện Kremlin đã đưa ra quan điểm của mình. S-400 đang là nguồn cơn căng thẳng Mỹ-Thổ. Điện Kremlin có quan điểm cực kỳ tiêu cực đối với tất cả các tối hậu thư, bao gồm cả lời kêu gọi của Washington về...