Mỹ treo thưởng 5 triệu USD bắt trùm bán điện thoại mã hóa
Ngày 7-6, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố trao thưởng số tiền 5 triệu USD để bắt Maximilian Rivkin, người Thụy Điển, vì liên quan đến đường dây bán điện thoại mã hóa.
Mỹ treo thưởng 5 triệu USD để bắt Maximilian Rivkin, người Thụy Điển – Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO MỸ
“Mát tay” bán điện thoại mã hóa
Rivkin là nhân tố tích cực trong việc rao bán các điện thoại mã hóa cho tội phạm khắp thế giới, mà không biết rằng công nghệ này do Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) phát triển.
Mỹ đã đánh sập ứng dụng ANOM năm 2021 với chuyên án Lá chắn Trojan. Trong chuyên án, có 800 tội phạm bị bắt ở ba lục địa, tịch thu 38 tấn ma túy và nhiều loại tiền tệ khác nhau trị giá 48 triệu USD.
Tuy nhiên, Maximilian Rivkin lọt lưới và lẩn trốn đến nay. Thời điểm đó, Rivkin bị Mỹ cáo buộc các tội buôn ma túy, rửa tiền và gian lận.
“Rivkin là quản trị viên và là người có ảnh hưởng của dịch vụ điện thoại mã hóa được tội phạm trên toàn thế giới sử dụng. Thông tin liên lạc của Rivkin trên nền tảng ANOM ám chỉ người này có tham gia các hoạt động bất chính như buôn bán ma túy, rửa tiền, âm mưu giết người và các hành vi bạo lực khác”.
Phía Bộ Ngoại giao Mỹ không cho biết họ nghi Rivkin đang trốn ở đâu. Hình nhận dạng cho thấy Rivkin có sẹo ở đầu gối và ngón tay, có hình xăm ba con khỉ trên cánh tay phải.
Người này còn có các biệt danh gồm “Malmo”, “Teamsters”, “Microsoft” và “Max”.
Năm 2018, FBI ép một tội phạm mạng, người đã tạo ra những chiếc điện thoại mã hóa cho tội phạm, phát triển một phiên bản cập nhật, trong đó FBI là bên nắm chìa khóa kỹ thuật số duy nhất cho phép họ thu thập và đọc tất cả thông tin liên lạc qua hệ thống.
Với sự hợp tác của người này, hệ thống được rao bán với tên gọi ANOM và được quảng bá bởi những nhân vật mà các tay tội phạm không nghi ngờ gì như Rivkin.
Video đang HOT
Theo FBI, Rivkin đã “thành công ngoạn mục” trong việc thuyết phục những tay tội phạm sừng sỏ sử dụng điện thoại ANOM.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hơn 12.000 chiếc điện thoại mã hóa đã được bán, giá 2.000 USD mỗi chiếc, cho các tập đoàn tội phạm hoạt động tại hơn 100 quốc gia. Đáng chú ý, trong đó có tội phạm có tổ chức ở Ý, các băng đảng ma túy quốc tế…
Ứng dụng ANOM khiến tội phạm rúng động
Sau ba năm, FBI và các cơ quan phòng chống tội phạm toàn cầu ghi nhận quá nhiều hoạt động phạm tội từ mạng này nên họ phải đánh sập.
Ý tưởng về chiến dịch Lá chắn Trojan xuất hiện tình cờ năm 2018. Khi đó, hệ thống nhắn tin mã hóa Phantom Secure vừa bị đóng cửa, tạo ra khoảng trống lớn trên thị trường liên lạc mã hóa.
Điện thoại mã hóa là điện thoại đảm bảo những người khác không thể đọc được những thông tin lưu trên điện thoại. Muốn đọc những dữ liệu này, người dùng sẽ phải nhập mã PIN hoặc mật khẩu mã hóa. Chiếc điện thoại này được tội phạm ưa thích sử dụng để tránh bị cảnh sát theo dõi.
FBI thuyết phục một nhà phát triển ứng dụng tạo nên ứng dụng ANOM và quảng cáo ứng dụng này đến các nghi phạm. Đổi lại, người này sẽ được nhận 120.000 USD và được giảm án khi ra tòa.
Lá chắn Trojan dường như là chiến dịch nằm vùng kỹ thuật số lớn và phức tạp nhất. Nó cho thấy không thể tin tưởng bất kỳ hệ thống nào vì tất cả đều có thể bị xâm nhập. Chiến dịch này sẽ khiến giới tội phạm nghi ngờ mọi ứng dụng liên lạc và khiến chúng khó hoạt động hơn.
Viện kiểm sát cấp cao kháng nghị vụ án ma túy 'bỏ lọt người phạm tội'
Viện trưởng Viện KSND cấp cao kháng nghị một vụ án hình sự về ma túy, vì cho rằng cấp sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, bỏ lọt hành vi phạm tội và người phạm tội.
Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng mới đây thông báo rút kinh nghiệm liên quan đến vấn đề xác định tội danh trong một vụ án hình sự về ma túy.
Theo đó, tối 5.4.2022, tổ công tác Công an huyện B, tỉnh Q (thông tin đã được mã hóa) phát hiện D.B.T đang đứng ở ven đường, có biểu hiện nghi vấn nên tiến hành kiểm tra.
Lực lượng chức năng phát hiện trong túi quần và tại vị trí T. đứng có 2 gói ni lông chứa các viên nén ma túy. T. khai nhận vừa mua số chất cấm này để cùng bạn là T.N.L sử dụng.
Lần theo lời khai của T., công an kiểm tra hành chính nơi ở của L., thu giữ một viên ma túy giấu trong phòng ngủ và một chai nhựa là dụng cụ sử dụng ma túy.
Nhóm nghiện phê ma túy trong nhà vệ sinh tại công viên 23.9, TP.HCM (ảnh minh họa). Ảnh TRẦN TIẾN
Cả hai khai nhận, chiều muộn cùng ngày, T. và L. bàn bạc, thống nhất mỗi người góp 200.000 đồng để đi mua ma túy. Sau đó, T. điện thoại cho một "đại lý" hỏi mua 18 viên ma túy.
Mua xong, T. chia ra ma túy thành 3 gói, đưa cho L. một gói chứa 4 viên, L. giấu ở giường ngủ của mình. Số ma túy còn lại, T. giấu trong người, không cho L. biết.
Trong lúc T. đi mua ma túy, L. gọi điện cho bạn là P.V.V, nhờ mua trứng và bia mang đến nhà để ăn uống. Khi V. đến, L. rủ nhập hội. Cả nhóm ăn trứng, uống bia, rồi cùng nhau mỗi người dùng một viên ma túy.
Sử dụng hết, T. đi ra ngoài đường nghe điện thoại thì bị tổ tuần tra phát hiện, bắt giữ quả tang như đã nêu.
Tháng 11.2022, TAND huyện B mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử và tuyên phạt D.B.T 12 tháng tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Ít ngày sau, T. kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tháng 1.2023, TAND tỉnh Q mở phiên tòa phúc thẩm, T. tự nguyện rút toàn bộ kháng cáo, nên tòa ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
2 tháng sau, Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ bản án hình sự sơ thẩm để điều tra lại.
Theo kháng nghị, việc điều tra cần thực hiện theo hướng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với T. thêm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cùng đồng phạm là L.
Tháng 4.2023, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Đà Nẵng họp phiên giám đốc thẩm, chấp nhận toàn bộ quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng.
Thông qua vụ án này, Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng đưa ra một số vấn đề cần rút kinh nghiệm chung.
Cụ thể, T. và L. có hành vi cùng nhau góp tiền để mua ma túy cùng sử dụng. Tại nơi ở của mình, L. đã chuẩn bị dụng cụ, rủ rê và cung cấp chất ma túy cho P.V.V sử dụng trái phép. Khi L. rủ V. cùng sử dụng ma túy, T. biết nhưng không có phản ứng gì, thể hiện sự đồng ý cho V. sử dụng.
Như vậy, hành vi của T. và L. cấu thành tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, được quy định tại điều 255 bộ luật Hình sự.
Cấp sơ thẩm chưa xem xét truy cứu trách nhiệm đối với T. và L. về tội danh trên là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, bỏ lọt hành vi phạm tội và người phạm tội.
Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 2 lần trở lên;
b) Đối với 2 người trở lên;
c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
đ) Đối với người đang cai nghiện.
Thụy Điển lần đầu tiên điều tra dân số sau nhiều thập kỷ vì mất kiểm soát Những sơ hở trong hệ thống đăng ký dân cư tại Thụy Điển tạo ra nguy cơ làm suy yếu hệ thống phúc lợi do gian lận tràn lan, người nhập cư bất hợp pháp bị người sử dụng lao động và tội phạm lợi dụng. Người Thụy Điển đang trở thành nhóm thiểu số trên chính đất nước của mình. Ảnh: AP...