Mỹ tỏ lo ngại vũ khí ở Libya rơi vào tay khủng bố
Đại sứ Mỹ tại Algeria Henry S. Ensher bày tỏ mối lo ngại của Washington về tương lai của Libya cũng như nguồn vũ khí ở nước này từ khi nổ ra cuộc nổi dậy chống chế độ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Quân nổi dạy Libya sau các cuộc giao tranh dữ dội ở Tripoli ngày 23/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn quốc gia Algeria (APS) ngày 27/8, Đại sứ Ensher nói ông có thông tin cho biết một số kho vũ khí đã được mở cửa và cho rằng vấn đề này là “nghiêm trọng” trong giai đoạn chuyển tiếp ở Libya.
Theo ông, tình hình này từng xảy ra ở Iraq và là mối nguy hiểm đối với các nước trong khu vực. Để đối phó với vấn đề trên, ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải “hợp tác với Algeria và một số nước khác.”
Video đang HOT
Vấn đề vũ khí của Libya rơi vào tay lực lượng khủng bố ở vùng Sahel sẽ là trọng tâm của Hội nghị quốc tế về đấu tranh chống khủng bố và tội phạm có tổ chức ở vùng Sahel, dự kiến diễn ra tại Algers trong hai ngày 7-8/9.
Đại sứ Ensher cũng tuyên bố ông “rất tôn trọng vai trò” của Algeria trong cuộc khủng hoảng Libya và tỏ ý thông cảm với hoàn cảnh nước này đang ở vào “vị thế khó khăn” với nước láng giềng.
Ông khẳng định Algeria “không vi phạm nghị quyết” của Liên hợp quốc về Libya, qua đó ngầm cải chính những cáo buộc của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) đối với Algers.
Liên quan đến việc công nhận NTC, Đại sứ Mỹ nói hiện ông “chưa rõ” lập trường của Algeria, song cho rằng nước này sẽ “ủng hộ mọi quyết định” của Liên minh châu Phi (AU) và Liên đoàn Arập (AL)./.
Theo TTXVN
Liên minh châu Phi không công nhận phe đối lập Libya
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma hôm qua tuyên bố Liên minh châu Phi (AU) sẽ không công nhận chính phủ lâm thời của phe đối lập tại Libya.
Các chiến binh đối lập bắt một binh sĩ trung thành với ông Gadhafi tại thành phố Tripoli vào ngày 26/8. Ảnh: AP.
AP đưa tin, tuyên bố của ông Zuma - người đứng đầu ủy ban về Libya của AU - được đưa ra khi ông cùng các nhà lãnh đạo của AU gặp nhau tại thủ đô của Ethiopia để thảo luận về tình hình Libya.
Trước đó ông Mahmoud Jibril, nhà lãnh đạo cao nhất của phe đối lập, kêu gọi AU công nhận chính phủ lâm thời của phe đối lập tại Tripoli.
Ông Zuma kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại Libya, đồng thời khẳng định phe đối lập chưa kiểm soát hoàn toàn Tripoli.
"Chiến sự vẫn tiếp diễn. Đó là thực tế. Chúng tôi không thể gọi bộ máy lãnh đạo của phe đối lập tại Libya là một chính phủ hợp pháp", ông Zuma giải thích.
Nhiều nước trong AU có mối quan hệ gần gũi và lâu dài với chính quyền của đại tá Moammar Gadhafi tại Libya. Song Ethiopia và Nigeria - hai thành viên trong khối - đã công nhận chính quyền của phe đối lập.
Liên Hợp Quốc kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Phi "cổ vũ chính quyền mới" tại Libya.
"Chúng ta phải giúp giới lãnh đạo mới tại Libya thành lập một chính phủ hợp pháp và hiệu quả để đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân Libya", phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Asha Rose Migiro nói với các nhà lãnh đạo AU.
Ít nhất 30 quốc gia - bao gồm Mỹ, các nước thuộc Liên đoàn Ảrập và Liên minh châu Âu - đã công nhân bộ máy chính quyền của phe đối lập là chính phủ hợp pháp của Libya.Trong khi đó, đại tá Gadhafi cho rằng sự công nhận của các nước khác đối với Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia của phe đối lập không phải là nguyện vọng của nhân dân Libya.
Theo VNExpress
Liên hợp quốc giải tỏa khoản 1,5 tỷ USD cho Libya Theo AFP, các nhà ngoại giao cho biết Mỹ và Nam Phi ngày 25/8 đã đạt được thỏa thuận cho phép Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giải tỏa 1,5 tỷ USD những tài sản bị tịch thu của Libya để dành vào việc cung cấp viện trợ khẩn cấp. Quân nổi dậy tại Tripoli ngày 23/8. (Nguồn: AFP/TTXVN) Thỏa thuận đạt...