Mỹ: Tin tặc đánh cắp dữ liệu cá nhân của hàng chục nghìn cựu binh
Tin tặc đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của 46.000 cựu binh Mỹ và sử dụng những thông tin này nhằm gây rối loạn việc chi trả của Chính phủ đối với các dịch vụ y tế của các cựu binh.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong thông cáo báo chí ngày 14/9, Bộ Cựu Chiến binh Mỹ (VA) cho biết tin tặc đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của 46.000 cựu binh Mỹ và sử dụng những thông tin này nhằm gây rối loạn việc chi trả của Chính phủ đối với các dịch vụ y tế của các cựu binh.
Thông cáo nêu rõ: “Trung tâm Dịch vụ Tài chính (FSC) của VA đã xác định được một trong số những ứng dụng trực tuyến của cơ quan này bị những tài khoản bất minh truy cập nhằm gây rối loạn việc chi trả đối với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cộng đồng dành cho việc chữa trị của các cựu binh.
Video đang HOT
Cũng theo thông cáo, FSC bắt đầu đưa ra cảnh báo với những người bị ảnh hưởng bởi những hành vi nói trên, trong đó có thân nhân của những cựu binh đã qua đời, bao gồm nguy cơ tiềm ẩn đối với thông tin cá nhân của họ, và cung cấp dịch vụ giám sát tín dụng miễn phí dãnh cho những người có số An sinh xã hội có thể bị đánh cắp.
Theo thông tin từ truyền thông, từ đầu năm 2020 đến nay, nhiều vụ xâm phạm dữ liệu lớn đã xảy ra, bao gồm vụ tấn công mạng có thể ảnh hưởng tới hơn 5 triệu khách hàng của chuỗi khách sạn Marriott trong tháng 3/2020 và một vụ xâm nhập thông tin do hãng phát hành trò chơi điện tử Nintendo công bố hồi tháng 6/2020 ảnh hưởng tới khoảng 300.000 tài khoản người dùng./.
Tin tặc có thể đánh cắp dữ liệu qua các rung động của quạt làm mát
Các nhà nghiên cứu Israel đã phát hiện ra một cách mới lạ của tin tặc để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ một máy tính được bảo mật cao: đó là chạm vào các rung động từ quạt hệ thống làm mát của máy tính.
Phần mềm độc hại trong máy tính bị xâm nhập sẽ truyền tín hiệu thông qua các rung động gây ra trên bàn. Một điện thoại thông minh bị nhiễm gần đó phát hiện việc truyền, giải mã dữ liệu và chuyển nó cho kẻ tấn công thông qua internet.
Trưởng nhóm nghiên cứu an ninh mạng, Tiến sĩ Mordechai Guri, Đại học Ben-Gurion, Israel cho biết dữ liệu được mã hóa bởi tin tặc thành rung động của quạt có thể được truyền đến điện thoại thông minh đặt ở gần máy tính mục tiêu.
"Chúng tôi quan sát thấy các máy tính rung ở tần số tương quan với tốc độ quay của quạt bên trong của chúng", Tiến sĩ Guri nói. Phần mềm độc hại có thể kiểm soát rung động máy tính bằng cách thao túng tốc độ quạt bên trong, ông giải thích. "Những rung động không nghe được này ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc mà máy tính bị cài đặt".
Vì các cảm biến gia tốc trong điện thoại thông minh không được bảo mật, chúng "có thể được truy cập bởi bất kỳ ứng dụng nào mà không yêu cầu quyền của người dùng, điều này khiến cho cuộc tấn công này khó bị phát hiện", ông nói.
Nhóm nghiên cứu cho biết ba biện pháp sẽ giúp bảo mật một hệ thống máy tính chống lại một cuộc tấn công như vậy. Một là chạy CPU liên tục ở chế độ tiêu thụ năng lượng tối đa, giúp nó không điều chỉnh mức tiêu thụ. Một cách khác là đặt tốc độ quạt cho cả CPU và GPU ở một tốc độ cố định duy nhất. Giải pháp thứ ba sẽ là hạn chế CPU ở một tốc độ xung nhịp duy nhất.
Nhóm an ninh mạng của Đại học Ben-Gurion chuyên nghiên cứu về những gì được gọi là các cuộc tấn công kênh phụ. Tiến sĩ Guri gọi quy trình này là AiR-ViBeR. "Phần mềm độc hại này không làm mất dữ liệu bằng cách phá vỡ các tiêu chuẩn mã hóa hoặc phá vỡ tường lửa mạng; thay vào đó, nó mã hóa dữ liệu trong các rung động và truyền nó tới gia tốc kế của điện thoại thông minh", ông cho biết.
AiR-ViBer dựa vào phương sai rung động được cảm nhận bằng gia tốc kế có khả năng phát hiện chuyển động với độ phân giải 0,0023956299 mét mỗi giây. Có các phương tiện khác để thu thập dữ liệu thông qua các kênh phụ. Chúng bao gồm điện từ, từ tính, âm thanh, quang học và nhiệt.
Chẳng hạn, vào năm 2015, nhóm của Guri đã giới thiệu BitWhisper, một kênh bí mật nhiệt cho phép một máy tính gần đó thiết lập giao tiếp hai chiều với một máy tính khác bằng cách phát hiện và đo lường sự thay đổi nhiệt độ.
Một năm trước, nhóm của ông cũng đã chứng minh phần mềm độc hại trích xuất dữ liệu từ các máy tính đã được bảo mật sang điện thoại thông minh gần đó thông qua tín hiệu FM phát ra từ cáp màn hình.
PHẠM TRUNG
Tải xuống bản cập nhập Google Chrome giả có thể bị đánh cắp dữ liệu Các doanh nghiệp trên toàn thế giới đã bị nhắm mục tiêu từ một trò lừa đảo trực tuyến mới khi mạo danh những trang tải xuống cập nhật Google Chrome. Các nhà nghiên cứu tại Proofpoint đã xác định rằng trò lừa đảo này nhắm đến các tổ chức ở Canada, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Vương quốc Anh và Mỹ,...