Mỹ thông báo kế hoạch đưa phi hành gia nước ngoài lên Mặt Trăng
Ngày 20/12, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thông báo nước này có kế hoạch đưa một phi hành gia người nước ngoài lên bề mặt Mặt Trăng vào năm 2029.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thông báo nước này có kế hoạch đưa một phi hành gia người nước ngoài lên bề mặt Mặt Trăng. Ảnh minh họa: AFP
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Vũ trụ quốc gia ở Washington, bà Harris nêu rõ chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết thiết lập các quy tắc cho các hoạt động thương mại trong không gian. Những quy tắc này đủ kiên quyết để thúc đẩy việc sử dụng không gian một cách an toàn và có thể dự đoán được, nhưng cũng đủ linh hoạt để đảm bảo không cản trở sự đổi mới.
Phó Tổng thống Harris cũng đề cập kế hoạch của Mỹ nhằm đưa các phi hành gia trở lại bề mặt Mặt Trăng lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ. Bà cho biết Mỹ sẽ thành lập căn cứ đầu tiên và trạm vũ trụ đầu tiên trên quỹ đạo Mặt Trăng. Tất cả những kế hoạch này đều có sự hợp tác của các đồng minh và đối tác của Mỹ.
Thông báo trên được đưa ra trong bối c ảnh Mỹ tăng cường hợp tác với 33 quốc gia đã ký kết Hiệp định Artemis về xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng. Bà Harris nhấn mạnh kế hoạch đưa một phi hành gia quốc tế đi cùng các phi hành gia Mỹ lên Mặt Trăng thể hiện niềm tin của Washington về “tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ đối tác quốc tế”. Tuy nhiên, bà không cho biết Mỹ đang nhắm tới phi hành gia thuộc quốc gia nào.
Là sáng kiến do Mỹ khởi xướng, Hiệp định Artemis là một bộ nguyên tắc không ràng buộc đối với việc khám phá không gian dân sự. Ngoài Mỹ, các quốc gia tham gia hiệp định này còn có Australia, Brazil, Anh, Ấn Độ, Saudi Arabia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ukraine.
Mỹ hiện đặt mục tiêu đưa các phi hành gia của nước này trở lại Mặt Trăng vào cuối năm 2025.
Mô đun Nga trên trạm không gian quốc tế tiếp tục bị rò rỉ
Mô đun Nga trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) vừa xảy ra tình trạng rò rỉ lần thứ ba trong vòng 1 năm, gây quan ngại về chương trình không gian của nước này dù Moscow trấn an rằng các phi hành gia vẫn an toàn.
Các mô đun tổ hợp thành đoạn của Nga thuộc ISS. Ảnh NASA
Trong đợt truyền hình trực tiếp trên kênh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vào 0 giờ 30 đêm 10.10 (giờ Việt Nam), bộ phận giám sát trên mặt đất phát hiện hình ảnh những mảnh vụn đông lạnh của chất làm mát ở phần mô đun Nga thuộc ISS phun trắng xóa vào không gian.
Thông tin về vụ rò rỉ sau đó được xác nhận trong cuộc điện đàm vô tuyến giữa bộ phận kiểm soát sứ mệnh ISS của Mỹ và các phi hành gia nước này, theo AFP hôm 10.10.
Trong lúc trao đổi, đại diện của bộ phận kiểm soát ở Houston (bang Texas, Mỹ) yêu cầu các phi hành gia Mỹ kiểm tra các cửa sổ số 5 hoặc 6 vì có sự xuất hiện các mảnh vụn màu trắng.
Phi hành gia Mỹ Jasmin Moghbeli trả lời đang xảy ra rò rỉ ở bộ phận tản nhiệt của MLM (viết tắt từ cụm từ Mô đun Phòng thí nghiệm Đa năng Nâng cấp, tức mô đun Nauka của Nga).
"Mô đun Nauka của Nga xảy ra tình trạng rò rỉ chất làm mát từ mạch tản nhiệt (dự phòng) bên ngoài, vốn được đưa lên trạm vào năm 2012", Cơ quan Không gian Liên bang Nga (Roscosmos) sau đó thông báo trên Telegram, thêm rằng nhiệt độ vẫn bình thường ở bộ phận bị ảnh hưởng.
"Phi hành đoàn và trạm không gian không bị đe dọa", theo Roscosmos. NASA cũng đưa ra thông báo tương tự.
Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ rò rỉ.
Nhiệm vụ Luna-25 thất bại ảnh hưởng thế nào đến chương trình không gian Nga?
Nauka, có nghĩa là "khoa học", được phóng lên quỹ đạo năm 2021.
NASA cho biết bộ phận tản nhiệt chính của Nauka vẫn hoạt động bình thường, cung cấp đủ chất làm mát cho mô đun. Tuy nhiên, để phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm, NASA đề nghị các phi hành gia nước này đóng cửa sập trên các cửa sổ bên phần Mỹ.
NASA tái chế 98% nước thải của các phi hành gia thành nước uống Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đạt được thành tựu mang tính đột phá về kỹ thuật, theo đó tái chế 98% nước thải (mồ hôi và chất bài tiết) của các phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) thành nước uống. Nước uống trên tàu du hành có thể được tái chế từ nước bài tiết của...