Mỹ thề sẽ hành động nếu Trung Quốc tiếp tục bành trướng Biển Đông
Ngày 4.6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo việc Trung Quốc xây dựng trên một hòn đảo nhỏ ở Biển Đông đang có tranh chấp với Philippines buộc Mỹ sẽ phải ra tay hành động.
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2016 ở Singapore, Bộ trưởng Carter cho rằng Bắc Kinh có nguy cơ phải chịu rủi ro khi xây dựng “Trường Thành tự cô lập” bằng hành động bành trướng quân sự ở các vùng biển có tranh chấp, song ông cũng đề nghị tăng cường hợp tác an ninh song phương nhằm giảm thiểu các nguy cơ rủi ro.
Ông Carter khẳng định: “Các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đang cô lập họ, vào đúng lúc toàn khu vực đang xích lại gần nhau”. Ông cũng cảnh báo “nếu các hành động này tiếp diễn, kết quả là Trung Quốc tự xây một bức Vạn lý trường thành cô lập mình”.Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tái khẳng định nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông nhưng ủng hộ duy trì tự do hàng hải trong khu vực và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu tại Shangri-La 15.
Khi được hỏi về bãi đá ngầm tranh chấp Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc, ông Carter nói: “Tôi hy vọng rằng diễn biến này không xảy ra bởi vì điều đó sẽ dẫn tới những hành động của cả Mỹ và của các nước khác trong khu vực, dẫn tới kết quả không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn cô lập Trung Quốc”. Tuy nhiên, ông Carter từ chối đề cập cụ thể về những hành động của Mỹ.
Video đang HOT
Cùng ngày, phát biểu tại phiên thảo luận thứ hai về “Kiểm soát cạnh tranh quân sự ở châu Á” trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La 2016 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani khẳng định Tokyo sẽ hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Bộ trưởng Nakatani cho biết Nhật Bản sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực do thám, tiến hành tập trận chung và hợp tác phát triển thiết bị mới. Bên cạnh đó, ông còn kêu gọi tất cả các nước có liên quan tới tranh chấp trên Biển Đông đệ đơn kiến nghị lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), nơi sắp đưa ra phán quyết liên quan tới vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Liên quan đến bãi cạn Scarborough đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines, Bộ trưởng Carter hối thúc Bắc Kinh tôn trọng phán quyết sắp tới của PCA về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông để không làm phương hại tới tình hình an ninh khu vực.
Theo Danviet
Học giả Mỹ hé lộ cách kiềm chế Trung Quốc trên Biển Đông
Trang mạng National Interest mới đây đã đăng tải bài phân tích của học giả về chính sách quốc phòng thuộc Trung tâm nghiên cứu quyền lợi quốc gia của Mỹ, ông Harry Kazianis, trong đó vị học giả Mỹ hé lộ các cách kiềm chế hiệu quả Trung Quốc trên Biển Đông.
Học giả Mỹ chỉ rõ tình hình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày một tăng nhiệt, đặc biệt tại Biển Đông, nơi các quốc gia nhỏ hơn như Việt Nam, Philippines và một số quốc gia khác đang bị thách thức về chủ quyền bởi sự gia tăng bành trướng của Trung Quốc. Bắc Kinh đã và đang có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh việc thay đổi hiện trạng tại vùng biển trên.
Trước thực trạng này, học giả Mỹ khuyến nghị các nước ASEAN cần phải cẩn trọng trong việc đối phó với Bắc Kinh bởi nếu không có các hành động và giải pháp thỏa đáng, thì Trung Quốc sẽ dần dần thay đổi hiện trạng và độc chiếm Biển Đông.
Học giả Harry Kazianis khuyến nghị các quốc gia bị Trung Quốc thường xuyên bành trướng và gây hấn cần áp dụng giải pháp phi bạo lực: đó là tăng cường sử dụng vũ khí truyền thông để vạch trần âm mưu thâm độc của Bắc Kinh thông qua việc các hoạt động bồi đắp nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.
Học giả Mỹ đã đưa ra một kế hoạch gồm nhiều phần mà Mỹ có thể sử dụng để buộc Bắc Kinh phải co về phòng thủ trên Biển Đông. Một phần của chiến lược này là "kế sách làm mất mặt" Bắc Kinh và chiến lược này các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông cũng nên áp dụng để tố cáo đầy đủ các hành động bành trướng thường xuyên của Bắc Kinh.
Mục đích của chiến lược trên rất đơn giản, đó là đẩy Trung Quốc phải co cụm để phòng thủ và phơi bày bản chất xấu xa của Trung Quốc trên phương tiện truyền thông quốc tế, đặc biệt là các mạng xã hội thường xuyên hơn. Khi biện pháp này được áp dụng cùng với các biện pháp khác, sẽ khiến Bắc Kinh phải trả giá đắt cho những hoạt động bành trướng và sẽ buộc phải xem lại các hoạt động nêu trên.
Học giả Mỹ lý giải các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và nhiều quốc gia khác hiện đang có ít các giải pháp về ngoại giao, kinh tế hay thậm chí là quân sự để có thể răn đe Trung Quốc trên Biển Đông. Với việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền về các bãi ngập nước và bồi đắp trái phép thành các đảo nhân tạo để phục vụ mục đích quân sự hóa, trong một vài năm tới nếu không vấp phải sự phản kháng nào, thì Trung Quốc có thể độc chiếm Biển Đông, theo học giả Mỹ.
Trên thực tế, đây là cách duy nhất để các nước nói trên đáp trả và gây sức ép lên Bắc Kinh mà không gây ra các cuộc xung đột đáng có nhưng vẫn buộc Trung Quốc phải trả giá đắt cho các hành động bành trướng của mình.
Các quốc gia có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông cần bắt đầu quá trình ghi hình/quay lại và phát tán trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội bất kỳ hay tất cả các hoạt động bành trướng nào của các tàu Trung Quốc, gồm các tàu cá, tàu hải giám, tàu hải quân...để lột trần bản chất bành trướng cho cộng đồng quốc tế thấy.
Ngoài ra, các quốc gia nên trang bị các tàu cỡ nhỏ cùng với các camera luôn trong tư thế sẵn sàng quay lại tại hiện trường trong trường hợp Bắc Kinh áp dụng chiến lược hăm dọa như xua đuổi hay phong tỏa các tàu nói nói trên tiếp cận.
Một cách khác đó là sử dụng các máy bay không người lái để tuần tra, quay lại các hoạt động bồi đắp các bãi đá và rặng san hô ở Biển Đông trên quy mô lớn, đặc biệt là sự hủy hoại môi trường do các hoạt động bồi đắp phi pháp trên gây ra, qua đó để vạch trần âm mưu bành trướng của Trung Quốc.
Chúng ta hãy hình dung xem các thông tin và hình ảnh được lan truyền liên tục về các hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, từng trường hợp một được ghi hình, quay phim sẽ trở thành tư liệu để cho cộng đồng thế giới thấy rõ. Chi phí tài chính cho giải pháp này thấp, nhưng có hiệu quả lớn trong việc phơi bày âm mưu và hoạt động bành trướng của Bắc Kinh.
Câu hỏi đặt ra là Bắc Kinh sẽ đáp trả như thế nào? Trung Quốc sẽ có cách đáp trả, đơn giản có thể là lờ đi việc trên và tiếp tục hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp cũng như quân sự hóa các đảo này. Thực tế, đây có thể là kịch bản rất có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc khiến ai mất mặt trong nhiều xã hội tại các nước châu Á không phải là một điều gì đó sẽ bị xem nhẹ. Trung Quốc có thể trở nên hung hăng hơn, nhưng lần này các hoạt động trên tại các khu vực căng thẳng đã có camera ghi lại, quay lại và phát tán khắp thế giới. Và như vậy, Trung Quốc có thể bị buộc phải đưa ra các lựa chọn đầy khó khăn. Nhưng chúng ta chắn chắn một điều là việc làm mất mặt có tác dụng thu hút sự chú ý của Bắc Kinh và buộc Bắc Kinh phải xem xét các giải pháp thay thế.
Về phía Philippines, khi nước này kiện Trung Quốc lên tòa quốc tế, thì đây là một yếu tố khiến Trung Quốc sẽ rất mất mặt. Trung Quốc thực tế đã bác bỏ phiên tòa trên. Nếu Việt Nam và các quốc gia khác cùng có hành động làm mất mặt Trung Quốc thông qua chiến lược nêu trên cũng như kiện riêng lẻ hoặc cùng đệ đơn kiện tập thể lên các tòa án quốc tế, thì áp lực sẽ gia tăng mạnh mẽ lên phía Trung Quốc và điều này càng khiến công luận quốc tế chú ý tới. Và chừng đó, Trung Quốc sẽ khó có thể lấp liếm đi được.
Theo Dân Việt
Ấn Độ điều tàu sân bay đến Maldives để tạo 'lá chắn' Trung Quốc Hải quân Ấn Độ vừa điều tàu sân bay mới nhất của nước này INS Vikramaditya tới Maldives, một động thái được xem nhằm ngăn chặn Trung Quốc bành trướng tại khu vực Ấn Độ Dương. Tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ cập cảng tại Male, thủ đô của Maldives từ ngày 15 đến 18-2. Chuyến thăm này là "một phần trong chính...