Mỹ thà bán nhà mạng cho Nhật, còn hơn để rơi vào tay Trung Quốc
Mỹ sẽ chấp nhận bán nhà mạng lớn thứ 3 của mình cho tập đoàn viễn thông Nhật để chống lại nguy cơ về an ninh từ các thiết bị Trung Quốc.
Trước đó, Bộ tư pháp Hoa Kỳ đã đề nghị Ủy ban truyền thông Liên bang gạt bỏ thương vụ mua lại Sprint Nextel của SoftBank với lo ngại rằng việc cho phép tập đoàn nước ngoài sở hữu mạng viễn thông của Mỹ có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, nguồn tin mà trang tin tức uy tín Wall Street Journal nhận được thì để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, chính phủ Mỹ sẽ đồng ý thông qua thương vụ này. Bản thân 2 công ty trên cũng đã thu hút được sự chú ý của U.S. House Intelligence Committee (Ủy ban Tình báo Hạ viện), tổ chức tố cáo các hãng sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc gây nguy hiểm đến anh ninh quốc gia vào tháng 10 năm ngoái.
Mỹ thà bán mình cho Nhật
Theo đó, Mỹ sẽ chấp nhận cho tập đoàn viễn thông của Nhật SoftBank bỏ ra 20 tỷ USD để thâu tóm nhà mạng lớn thứ 3 của mình Sprint Nextel (sau AT&T và Verizon) với điều kiện đạt được thỏa thuận ngược lại về việc cung cấp hạ tầng mạng. Điều này đồng nghĩa với việc hạ tầng mạng của Mỹ sẽ sử dụng các thiết bị được Nhật cung cấp thay vì từ 2 tên tuổi đầy tai tiếng của Trung Quốc là Huawei và ZTE.
Trong lúc đang xem xét và đàm phán, chính phủ Mỹ dự kiến sẽ nhận được các thông báo về mua linh kiện của hệ thống hạ tầng vốn đang trở nên quá tải của các nhà mạng và sự hợp tác của họ trong trường hợp có vấn đề xảy ra. Tuy nhiên để tránh vi phạm luật thương mại, điều kiện đặt ra với SoftBank rất ít khả năng kèm theo điều khoản loại bỏ các thiết bị Trung Quốc (do Huawei cung cấp) mà bản thân tập đoàn này cũng đang sử dụng tại Nhật. Mục tiêu chính ở đây là tránh cho các linh kiện của ZTE và Huawei trở thành thiết bị trọng yếu trong hạ tầng mạng của Mỹ.
Video đang HOT
Chứ không muốn phụ thuộc vào các linh kiện chất lượng kém của Trung Quốc
Mặc dù ZTE và Huawei liên tục phủ nhận cáo buộc trở thành hiểm họa đối với an ninh Mỹ, cả 2 công ty đều không có động thái gì để khắc phục các nguy cơ mà các hãng viễn thông Mỹ đang phải gánh chịu khi sử dụng thiết bị của họ. “Bạn phải tìm cách nói đừng mua hàng Trung Quốc mà không phải thốt lên câu đừng mua hàng Trung Quốc” chính là mục tiêu của thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Softbank.
Về mặt thương mại, việc được SoftBank mua lại hứa hẹn sẽ giúp Sprint có thêm sức cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thị trường viễn thông. Sự kết hợp giữa 2 công ty này sẽ giúp cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn về mẫu mã điện thoại, hợp đồng giá cạnh tranh và quan trọng nhất là nâng cao chất lượng dịch vụ.
Theo Genk
Mỹ dám chấp nhận bán nhà mạng lớn thứ 3 của mình cho Nhật để chống lại mối nguy hiểm từ Trung Quốc còn Việt Nam chúng ta thì sao? Đừng quên rằng nhà mạng lớn nhất của Nhật là Docomo đã đầu tư vào Việt Nam từ khá lâu nhưng vì “lý do mà ai cũng biết” nên các hãng viễn thông chúng ta vẫn ưu ái hàng Trung Quốc hơn.
Theo Cnet
HdVietnam
EU: Có thể phạt tới 10% doanh thu nếu độc quyền
Viễn thông vốn là một ngành công nghiệp rất cạnh tranh và "nhạy cảm". Từ lâu, các nhà mạng luôn nằm dưới sự "săm soi" của cơ quan quản lí, và nhiều công ty viễn thông đã phải nhận án phạt vì hành vi lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trường để kinh doanh độc quyền.
Deutsche Telekom từng dính dáng đến các vụ kiện về độc quyền.
Lợi dụng vị thế thống lĩnh, o ép đối thủ
Mới đây, Uỷ ban châu Âu đã cáo buộc tập đoàn viễn thông Deutsche Telekom vi phạm luật chống độc quyền tại thị trường Slovakia. Chi nhánh Slovak Telekom tại Slovakia của Deutsche Telekom đã bị kiện cáo là lợi dụng vị trí dẫn đầu trên thị trường để o ép các đối thủ cung cấp dịch vụ băng rộng khác. Deutsche Telekom sở hữu 51% cổ phần của Slovak Telekom.
Slovak Telekom có thể đã từ chối để các đối thủ truy cập vào mạng lưới viễn thông của họ, và đã tính mức phí quá cao đối với đối thủ. Điều này gây khó khăn cho các công ty viễn thông là đối thủ của Slovak Telekom, khiến họ không kiếm được lợi nhuận.
Là hãng viễn thông lớn ở Slovakia, cơ quan quản lí viễn thông quy định Slovak Telekom có nhiệm vụ cung cấp cho các đối thủ cạnh tranh quyền được truy cập vào mạng lưới viễn thông toàn quốc của hãng.
"Truy cập vào các dịch vụ băng rộng bán sỉ của Slovak Telekom rất quan trọng với các nhà cung cấp khác, những công ty muốn cung cấp các dịch vụ bán lẻ đến người tiêu dùng cuối ở Slovakia", lãnh đạo của Uỷ ban châu Âu nói. "Tuy nhiên, các công ty đối thủ lại gặp phải những điều kiện kĩ thuật nặng nề và các điều khoản thương mại vô lí do Slovak Telekom áp đặt. Hơn nữa, Slovak Telekom đặt ra mức giá bán sỉ cao đến nỗi các hãng đối thủ không thể kiếm lợi nhuận và hoạt động kinh doanh trên thị trường băng rộng bán lẻ. Điều này sẽ cản trở sự phát triển của thị trường bán lẻ băng rộng tại Slovakia", Uỷ ban châu Âu kết luận.
Viễn thông - lĩnh vực "nhạy cảm" với hành vi độc quyền
Vụ việc của Slovak Telekom chỉ là một trong số hàng loạt những phàn nàn, cáo buộc độc quyền của các công ty viễn thông trong năm 2012. Trước đó, Uỷ ban châu Âu đã phạt Telekomunikacja Polska, một chi nhánh của hãng viễn thông Pháp France Telecom, với số tiền 127,6 triệu EUR (khoảng 163 triệu USD) vì hành vi lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường để độc quyền sản phẩm, dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên, vụ việc không liên luỵ đến France Telecom. Năm 2007, Bỉ cũng đã xử phạt hãng viễn thông Telefónica của Tây Ban Nha số tiền 151 triệu EUR (193 triệu USD) vì cung cấp các dịch vụ Internet băng rộng với mức giá rẻ khiến đối thủ cạnh tranh gặp khó khăn.
Đầu năm 2012, Uỷ ban châu Âu từng phải mở cuộc điều tra lớn nhắm vào 5 "đại gia" viễn thông Deutsche Telekom, France Telecom, Telecom Italia, Telefónica và Vodafone về những hành vi kết cấu, thông đồng áp đặt giá diễn ra từ năm 2010. Cuộc điều tra này từng được giới truyền thông cho là dấu hiệu rạn nứt giữa các công ty viễn thông lớn nhất châu Âu với cơ quan chức năng. Quan điểm của Uỷ ban châu Âu là giảm giá các dịch vụ để nhiều người tiêu dùng thu nhập thấp có thể tiếp cận các dịch vụ viễn thông, tuy nhiên các công ty di động lại cho rằng họ phải được phép kinh doanh theo cách mang lại lợi nhuận kha khá, để có thể đầu tư vào các công nghệ mới nhất.
Theo luật của EU, các công ty có thể bị phạt tới 10% doanh thu hàng năm vì những hành vi vi phạm luật chống độc quyền.
Viễn thông vốn là một ngành công nghiệp rất cạnh tranh và "nhạy cảm", các cơ quan quản lí luôn phải điều tiết hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các nhà mạng từ lâu vẫn nằm dưới sự "săm soi" của cơ quan quản lí, phần lớn do sự tương đồng trong các cơ chế giá của họ. Chẳng hạn, hồi năm 2009, cả 4 nhà mạng lớn của Mỹ là Verizon, AT&T, Sprint Nextel, và T-Mobile USA đều bị các nhà chức tranh điều tra, sau khi tất cả 4 công ty đồng loạt tăng giá cước tin nhắn. Các công ty viễn thông của Mỹ đã nhanh chóng "thanh minh", rằng họ không hề bàn bạc, cấu kết với nhau và đều đưa ra quyết định một cách độc lập.
Theo ICTnews
Galaxy S III và Nexus 7: Smartphone và tablet tốt nhất năm 2012 Nhân dịp triển lãm MWC 2013 đang diễn ra, GSM Association, hiệp hội thương mại của hầu hết mạng viễn thông trên thế giới đã đưa ra kết quả cuộc bình chọn các sản phẩm tốt nhất năm 2012. Theo đó, Galaxy S III đã giành giải thưởng chiếc smartphone tốt nhất năm 2012 trong khi tablet Google Nexus 7 cũng vinh dự...