Mỹ tăng trí khôn cho F-22
Mỹ đang phát triển hệ thống tác chiến điện tử mới dựa trên trí thông minh nhân tạo trang bị cho tiêm kích F22 và F35.
Trí thông minh nhân tạo hoạt động thế nào?
Chương trình này do Cơ quan Nghiên cứu quốc phòng (DARPA) thực hiện. Mục đích của việc phát triển hệ thống tác chiến điện tử sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) nhằm đối phó với các radar thế hệ mới của Nga và Trung Quốc hiện nay.
Theo tiến sĩ Arati Prabhakar, giám đốc DARPA, sắp tới các chiến đấu cơ của Mỹ sẽ được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử sử dụng trí thông minh nhân tạo, có khả năng phân tích, tìm hiểu, nhận dạng các dạng sóng radar mới của đối phương để đề ra biện pháp gây nhiễu thích hợp cho máy bay trong thời gian thực.
Với trí thông minh nhân tạo này, máy bay có thể phát tín hiệu gây nhiễu ngay sau khi bắt gặp một dạng sóng radar mới. Hiện nay, quân đội Mỹ chỉ có rất ít máy bay tác chiến điện tử có thể phân tích dạng sóng radar đối phương gần theo thời gian thực là EA-6B Prowler của thủy quân lục chiến và EA-18G Growler của hải quân.
Tuy nhiên thời gian xử lý của hai hệ thống này còn tương đối dài, không đáp ứng được nhu cầu chiến tranh hiện đại. Việc phát triển các hệ thống tác chiến điện tử mới là một nhu cầu bức thiết.
Hệ thống AI đang trong giai đoạn thử nghiệm, nếu được đưa vào hoạt động, nó sẽ tiết kiệm cho Bộ Quốc phòng Mỹ khá nhiều thời gian và tiền bạc. Thậm chí AI còn có khả năng cứu mạng phi công nếu họ gặp phải một hệ thống tên lửa phòng không hoặc radar cao tần mới của đối phương.
Video đang HOT
Tiêm kích tàng hình F-22.
Hiện nay, nhiệm vụ đối phó với radar của đối phương đang do máy bay F-22 và F-35 thực hiện bởi các loại chiến đấu cơ này đều sở hữu một kho dữ liệu nhận dạng các tín hiệu radar của đối phương, cùng với đó là các biện pháp gây nhiễu đã được lập trình trước đối với từng loại sóng radar.
Nhưng, trong trường hợp những chiến đấu cơ này gặp một tín hiệu radar lạ chưa từng gặp phải, hệ thống các biện pháp gây nhiễu sẽ không thể tìm ra cách đối phó vì chưa được cập nhật, khi đó các máy bay tàng hình này sẽ dễ dàng phát hiện và có thể bị tiêu diệt.
Để giải quyết vấn đề này, Lầu Năm Góc phải sử dụng biện pháp cổ điển, đó là triển khai một máy bay trinh sát điện tử như RC-135V/W thường xuyên thực hiện các chuyến bay trên khắp thế giới thu thập thông tin về các dạng sóng radar mới của mọi đối thủ.
Dữ liệu đó sau đó được gửi đến một phòng thí nghiệm mặt đất để phân tích, sau đó các chuyên gia sẽ dựa trên kết quả để đưa ra các biện pháp gây nhiễu và cập nhật lên hệ thống tác chiến điện tử của các chiến đấu cơ.
Tuy nhiên, biện pháp này rất mất thời gian và thiếu hiệu quả trong bối cảnh công nghệ radar của các đối thủ đang phát triển nhanh chóng.
Thiếu tin tưởng
Việc trang bị trí thông minh nhân tạo cho tiêm kích thế hệ 5 là bước đột phá của Không quân Mỹ, tuy nhiên theo phân tích của tạp chí National Interest, ngay cả khi được trang bị trí thông minh nhân tạo, F-22 khó có thể hoàn thành nhiệm vụ.
National Interest dẫn nguồn từ các chuyên gia công nghệ cho biết, cả máy bay chiến đấu F-35 và F-22 của Mỹ đều dễ bị tổn thương. Thiếu sót rõ ràng của máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Lockheed Martin F-35 (JSF) khiến cho nó có khả năng cơ động kém khi chiến đấu trên không.
Máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm F-22 Raptor chỉ được xuất xưởng 187 chiếc, tức là chưa đến một nửa số lượng mà Không quân Mỹ mong muốn. Hiện giờ loại máy bay này đã ngừng sản xuất, bất chấp là nó được coi là có các lợi thế như công nghệ tàng hình, tốc độ, tính linh hoạt, trần bay…
Vậy đâu là lý do? Theo National Interest, các máy bay chiến đấu, bắt đầu hoạt động từ năm 2005, nếu tái sản xuất vào thời điểm sau năm 2015, khi các tiêm kích tàng hình thế hệ mới của Nga-Trung ra mắt, nó sẽ trở nên lạc hậu.
Đặc biệt, các công nghệ được sử dụng trong F-22 hiện nay đã lỗi thời. Thiết kế máy bay F-22 và tính chất khí động học của nó được phát triển từ công nghệ những năm 1980, còn hệ thống điều khiển máy tính được phát triển từ đầu những năm 1990.
Qua các báo cáo của giới chuyên viên kỹ thuật Mỹ cho thấy, phần mềm này chạy chậm đến mức không chấp nhận được và rất khó cập nhật. Hơn nữa, các thành phần cần thiết cho hệ thống máy tính của máy bay chiến đấu hiện cũng không còn được sản xuất nữa.
Căn cứ vào thực tế này, National Interest cho rằng ngay cả khi F-22 được tích hợp trí thông minh nhân tạo thì dòng chiến đấu cơ này khó có thể mang lại hiệu quả như những gì được kỳ vọng.
Chúc Sơn (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ lo sợ khả năng tác chiến điện tử của Nga quá mạnh
Theo chuyên gia quân sự Dave Majumdar viết trên tạp chí National Interest, việc Mỹ tập trung vào chống khủng bố ở Trung Đông trong nhiều năm qua đã tạo cơ hội cho Nga vươn lên trong phương diện tác chiến điện tử.
"Mỹ sẽ phải xây dựng lại khả năng tác chiến điện tử để theo kịp Nga ở châu Âu. Khả năng tác chiến điện tử, như những phương tiện chiến tranh thông thường khác của Mỹ, đã bị quân đội nước này bỏ bê kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh vào 25 năm trước", ông Dave Majumdar viết trên tạp chí National Interest.
Ngoài ra, ông Majumdar cũng nhận định rằng, Nga theo dõi giới quân sự Mỹ từ thời chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất và học hỏi được rất nhiều điều.
Nga đang có khả năng tác chiến điện tử được cho là mạnh hơn cả Mỹ
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Quốc phòng thượng viện Mỹ vào hôm 25-2 vừa qua, Tư lệnh các lực lượng NATO ở châu Âu, tướng Philip Breedlove cũng đã nhắc đến vấn đề này và nêu lên 2 lý do dẫn tới khoảng cách trong tiềm năng tác chiến điện tử của Moscow và Washington.
Theo ông Breedlove, sau khi dần bình thường hóa quan hệ hậu Chiến tranh lạnh, Mỹ đã coi Nga là đối tác và không nghiên cứu các biện pháp nhằm chống lại sức mạnh của Nga. Nguyên nhân thứ 2 đến từ việc trong suốt 15 năm qua, quân đội Mỹ lại bị kéo vào một cuộc chiến chống lại các phiến quân nổi loạn như Taliban, khủng bố Al-Qaeda tự khiến mình sao nhãng các dự án tác chiến điện tử.
Ông Breedlove khẳng định trước quốc hội Mỹ rằng: "Nga đã đầu tư rất nhiều vào tác chiến điện tử vì họ biết chúng ta (Mỹ) là một lực lượng có những liên kết chính xác với nhau. Họ biết là phải ngắt kết nối giữa các đơn vị của Mỹ nếu muốn có lợi thế trong chiến tranh".
Những mặt yếu kém của quân đội Mỹ có thể được nhìn ra như việc máy bay F-35 có chi phí phát triển đắt nhất thế giới, nhưng lại chỉ hoạt động an toàn nếu có sự hỗ trợ của máy bay tác chiến điện tử F-18 Growler. Hay mẫu máy bay thế hệ cũ Su-24 của Nga khi được trang bị hệ thống tác chiến điện tử Khibiny cũng từng vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống radar cảnh báo sớm và điều khiển vũ khí trên tàu khu trục USS Donald Cook ở biển Đen vào tháng 4-2014.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ lo lắng trước sự trỗi dậy của Nga Theo Tạp chí The National Interest, Mỹ cần xem xét phương hướng chiến lược mới để đối phó với năng lực tác chiến điện tử của Nga đang trỗi dậy. Mỹ cần xem xét lại Tạp chí này cho biết, sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã ngừng phát triển nghiên cứu các phương tiện chiến tranh điện tử và hiện Washington cần xem...