Mỹ tăng tốc sản xuất “sát thủ tàng hình” B-21 đối phó Trung Quốc
Mỹ đang đẩy nhanh việc phát triển máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới B-21 Raider để đối phó những thách thức ngày càng gia tăng từ Trung Quốc.
Mô hình đồ họa của máy bay ném bom B-21 Mỹ (Ảnh: Không quân Mỹ).
Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall hồi đầu tuần tiết lộ rằng, Washington đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất máy bay ném bom tàng hình tầm xa B-21 nhằm đối phó với các thách thức từ Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước đang leo thang trong hàng loạt vấn đề, gồm tình hình Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Ông Kendall thông báo, Mỹ đang sản xuất 5 chiếc B-21, tăng so với con số 2 chiếc ở thông báo trước đó.
Video đang HOT
“Khi tôi đang phát biểu ở đây, Mỹ đã có 5 chiếc B-21 thử nghiệm trên dây chuyền sản xuất ở nhà máy không quân số 42 ở Palmdale, California. Quý vị sẽ không bao giờ thấy tôi đưa ra những dự đoán lạc quan về các chương trình. Tất cả các chương trình đều có rủi ro và điều tương tự cũng đúng đối với B-21, nhưng ít nhất tại thời điểm này, chương trình đang có những tiến triển nhất định”, ông Kendall cho hay.
Ông Kendall nói thêm, thách thức từ Trung Quốc đang gia tăng và không quân Mỹ cần phải có các máy bay, hệ thống và năng lực để thực hiện bất cứ hoạt động nào ở bất cứ nơi nào và vào bất cứ thời điểm nào.
Vào tháng 7, Mỹ cho biết đã chế tạo xong 2 chiếc B-21 đầu tiên và sắp thử nghiệm loại máy bay hiện đại này.
Defense News khi đó dẫn lời quan chức không quân Mỹ Randall Walden cho hay, B-21 Raider là “chìa khóa” Washington để hiện đại hóa hạt nhân, một ưu tiên hàng đầu của lực lượng này.
Không quân Mỹ tính mua ít nhất 100 chiếc B-21, khí tài có thể được trang bị vũ khí thông thường hoặc nhiệt hạch và dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong 5 năm tới. Mỹ tính dần thay thế các máy bay B-1 Lancer và B-2 Spirit bằng các máy bay B-21 và B-52 phiên bản cải tiến.
Zhou Chenming, nhà nghiên cứu tại Viện khoa học và công nghệ quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh, cho biết không quân Mỹ đang đẩy nhanh quá trình sản xuất B-21 để nâng cấp các khí tài cũ hơn và tăng khả năng tác chiến tầm xa của không quân nhằm đối phó với Trung Quốc và Nga.
“Có 5 chiếc B-21 đang được chế tạo, thay vì cách tiếp cận truyền thống của Washington là đầu tiên họ sẽ chế tạo 2 chiếc để bay thử nghiệm và sau đó chế tạo thêm máy bay để thử nghiệm hiệu suất và thiết bị điện tử. Động thái của Mỹ kết hợp hai bước thành một. Điều đó cho thấy Mỹ đang tăng tốc và không theo quy trình truyền thống”, ông Zhou nói.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, Mỹ đã điều máy bay B-2 và B-52 tới khu vực này thực hiện các nhiệm vụ tuần tra trong thời gian qua. Ông Zhou dự đoán Mỹ sẽ có động thái tương tự với các máy bay B-21 trong tương lai.
Hồi năm ngoái, các nhà phát triển cho biết, B-21 được tích hợp công nghệ tàng hình thế hệ mới mà chưa một máy bay nào có được ở thời điểm hiện tại. Tính năng này có thể giúp máy bay Mỹ gây ra rủi ro cho “bất cứ mục tiêu nào trên thế giới”.
Một số nguồn tin cho hay, B-21 có thể sẽ được trang bị tên lửa tấn công tầm xa LRSO có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nhằm thay thế cho tên lửa ACLM. Tuần trước, Mỹ thông báo chi 2 tỷ USD cho nhà thầu Raytheon nhằm phát triển LRSO. Bloomberg dẫn nguồn tin cho hay, không quân Mỹ dự kiến sẽ mua 1.000 tên lửa LRSO để thay thế khi ACLM về hưu năm 2030.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...