Mỹ tăng tốc chế tạo “sát thủ” diệt tên lửa siêu vượt âm Nga – Trung
Mỹ đang phát triển loại tên lửa đánh chặn thế hệ mới NGI với mục tiêu đặt ra là có thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm từ Nga và Trung Quốc.
Mô phỏng cơ chế đánh chặn của tên lửa NGI bằng đồ họa máy tính (Ảnh: Lockheed Martin).
Theo Eurasian Times , Lầu Năm Góc hiện đánh giá vũ khí siêu vượt âm và tổ hợp phòng thủ tên lửa hiện là ưu tiên chủ chốt của quân đội. Nhằm đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ vũ khí siêu vượt âm Nga và Trung Quốc, Mỹ đang đẩy mạnh phát triển tên lửa NGI.
Hồi tháng 3, Lầu Năm Góc chọn 2 nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin và Northrop Grumman để chế tạo NGI và cấp ngân sách ban đầu 1,6 tỷ USD cho quá trình nghiên cứu và phát triển.
Lockheed Martin mô tả NGI là “hệ thống vũ khí hiện đại, không bao giờ thất bại” và có thể nhằm mục tiêu và phá hủy hàng loạt mối đe dọa từ một tên lửa, thay vì sử dụng nhiều vũ khí đánh chặn để hạ gục một mục tiêu.
NGI sẽ tích hợp những công nghệ mới và hiện đại của thế kỷ 21 như sử dụng phương tiện tiêu diệt hàng loạt, công nghệ số hóa… Mục tiêu của nó là nhằm thay thế các tên lửa đánh chặn phóng từ mặt đất để cung cấp lớp bảo vệ thứ nhất trước tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nó dự kiến sẽ được triển khai để bảo vệ lục địa Mỹ cũng như những lãnh thổ ở xa ở Alaska và Hawaii.
Video đang HOT
Northrop Grumman đã hợp tác với nhà thầu đình đám Raytheon, vốn nổi tiếng với công nghệ cảm biến, tìm diệt mục tiêu.
Các lá chắn phòng thủ hiện tại của Mỹ hiện chia thành nhiều lớp và có khả năng tấn công cả tên lửa hành trình lẫn tên lửa đạn đạo. Lớp thứ nhất là tên lửa phòng thủ tầm trung phóng từ mặt đất (GMD), hệ thống được thiết lập ở Alaska và California và có khả năng giải quyết các mối đe dọa tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICM).
Thêm vào đó, Mỹ tích hợp cả lớp phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis (ABMD) và SM-3 Block IIA, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) và ICBM, cùng với hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối ( THAAD) để tạo thành lớp đánh chặn thứ hai.
Theo Lockheed Martin, phương án sử dụng lớp phòng thủ NGI, ABMD VÀ THAAD sẽ có thể được tung ra vào giữa những năm 2020 để chống lại mục tiêu tên lửa từ đối thủ của Mỹ.
Do sự phát triển nhanh của tên lửa từ các Nga và Trung Quốc, NGI được xem là cần thiết để Mỹ có thể duy trì được sự răn đe trước vũ khí của đối thủ.
Thông tin về NGI được đưa ra trong bối cảnh Mỹ nhiều lần thừa nhận đang tụt lại phía sau Nga và Trung Quốc trong cuộc đua phát triển tên lửa siêu vượt âm. Moscow đang chuẩn bị thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm thứ 4 và đã có tên lửa Avangard có thể bay nhanh gấp hơn 20 lần tốc độ âm thanh, trong khi Bắc Kinh đã có tên lửa siêu thanh sẵn sàng triển khai.
Trong khi đó, trong lần đầu thử nghiệm phóng tên lửa siêu thanh từ máy bay, không quân Mỹ đã thất bại khi khí tài này không thể bắn ra từ “pháo đài bay” B-52 như kỳ vọng.
Nga sắp biên chế "rồng lửa" S-500 có thể tiêu diệt vũ khí siêu vượt âm
Nga tiết lộ nhiều tính năng "khủng" trên hệ thống phòng thủ S-500, vũ khí mà nước này đã hoàn thành thử nghiệm và sắp đưa vào biên chế chính thức.
Hình ảnh radar Yenisei, được cho là sẽ được tích hợp trên S-500 (Ảnh: Rossiya-1).
Theo Tư lệnh lực lượng phòng phủ tên lửa của không quân Nga, Thiếu tướng Sergei Babakov, lá chắn S-500 Prometheus do nhà thầu Almaz-Antey sản xuất, đã hoàn thành hàng loạt thử nghiệm, bao gồm cả phóng tên lửa tấn công.
Quan chức trên cho hay, S-500 hiện là hệ thống phòng không hoàn toàn mới có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm trung và cả tên lửa đạn đạo liên lục địa ở giai đoạn cuối của đường bay. Ngoài ra, S-500 cũng có thể tiêu diệt mục tiêu siêu vượt âm và máy bay không người lái (UAV).
"Lá chắn S-500 có khả năng tiêu diệt mọi loại vũ khí siêu vượt âm, kể cả ở độ cao cận không gian. Nga tự tin nói rằng hệ thống này rất độc đáo", ông Babakov cho hay.
Trước đó, truyền thông Nga đưa tin, S-500 có thể tấn công mục tiêu tên lửa đạn đạo đối thủ trong khoảng cách 600 km và máy bay ở khoảng cách 500 km.
Ông Babakov nói rằng, cuộc tập trận tấn công mà Nga thực hiện đã nhằm vào các mục tiêu sở hữu thông số kỹ thuật tương tự như các vũ khí tấn công hàng không vũ trụ hiện đại.
Ông Babakov tiết lộ, S-500 đã thử nghiệm đánh chặn cả mục tiêu cỡ nhỏ, bay chậm, bay thấp cho tới UAV, cũng như mục tiêu mô phỏng vũ khí bay nhanh, bay cao, tương tự như tên lửa siêu vượt âm.
Ngoài ra, Nga cũng áp dụng kinh nghiệm thực chiến thu được tại Syria để thử nghiệm S-500.
Năm ngoái, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko cho biết, hệ thống S-500 và radar cảnh báo sớm tầm xa Voronezh có thể gia nhập biên chế quân đội vào năm nay, khi các thử nghiệm được hoàn tất.
Hôm 28/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay, S-500, tên lửa đạn đạo liên lục đại Sarmat, tên lửa siêu vượt âm phóng từ tàu Zircon sẽ sớm được đưa vào tác chiến cùng các tổ hợp vũ khí hiện đại khác.
Giới chuyên gia nhận định, S-500 sẽ giúp bảo vệ khu vực biên giới Nga với NATO khỏi các mối đe dọa tên lửa đạn đạo. Họ cũng cho rằng, S-500 không thể được xem là hệ thống "kế nhiệm" S-400 một cách thuần túy, vì nó là vũ khí hoàn toàn mới, được thiết kế để thực hiện hàng loạt hoạt động tác chiến chiến lược.
Quan chức NATO báo động tốc độ hiện đại hóa 'gây sốc' của quân đội Trung Quốc Chủ tịch Ủy ban điều phối Quân sự NATO vừa mãn nhiệm Stuart Peach ngày 25.6 cảnh báo về tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Tàu sân bay Liêu Ninh của quân đội Trung Quốc . Ảnh AFP Chủ tịch Ủy ban điều phối Quân sự NATO mãn nhiệm Stuart Peach đã bày tỏ lo ngại về tốc độ...